Tuesday, December 13, 2011

Không phải dễ để kiểm soát tài sản của CS Hà Nội sau khi chế độ sụp đổ


Không phải dễ để kiểm soát tài sản của CS Hà Nội sau khi chế độ sụp đổ

Nguyễn thị Cỏ May

Những người tranh đấu nhằm lật đổ chế độ Hà nội, phải tổ chức ngay bây giờ những người có chuyên môn cao, nếu chưa có sẵn, phải tổ chức huấn luyện, để khi chế độ độc tài ở Hà nội cáo chung, mới có người có khả năng công bố khối tài sản của chúng nó và yêu cầu LHQ cho phong tỏa ngay.

Hiện tình Việt nam, dưới mắt thế giới là khá bi quan. Nhiều người Việt Nam bi quan hơn cho rằng trong không lâu, năm tới 2012, Việt Nam sẽ khó tránh khỏi bị sụp đổ vì sự phá sản về kinh tế tài chánh.

Trong luồng nhận định về Việt Nam, năm rồi, ngày 15 – 08 – 2010, Tạp chí "Newsweek" công bố bảng sắp hạng 100 quốc gia trên thế giới về giáo dục, y tế và phẩm chất cuộc sống, khả năng cạnh tranh kinh tế và điều kiện chính trị. Theo bảng xếp hạng, Phần-lan là quốc gia dẫn đầu, Úc đứng hạng 4, Pháp hạng 16, Việt nam xã hội chủ nghĩa lãnh hạng 95, vẫn còn trên được Cuba, Pakistan, Syrie.

Ðó là nói về phúc lợi của công dân, tức đời sống được "sung sướng". Riêng về phương diện chăm sóc Y Tế cho người dân thì, trong 190 quốc gia trên thế giới, nước Pháp về đầu nhờ chế độ "bao cấp", Úc thứ 32, Nhật thứ10, Hoa Kỳ thứ 37, Việt Nam thứ 160, còn trên được Lào, Miên và Bắc Hàn, …

Pháp đứng đầu về Y tế nhưng lại thứ 16 trong 100 quốc gia "tốt" nhất thế giới. Có lẽ do 2 lý do chánh là nền kinh tế trì trệ và một chánh sách giáo dục "bảo thủ", nặng về thi cử. Kinh tế trì trệ vì Pháp có quá nhiều công chức và bị nghiệp đoàn mang nặng não trạng giai cấp đấu tranh "chủ / công nhân", chủ là tư bản bóc lột công nhân vô sản để làm giàu. Phải tranh đấu hạ tư bản bóc lột. Chuẩn ứng viên Tổng thống 2012 đại diện đảng xã hội thường tuyên bố "Tôi ghét bọn nhà giàu"!

Ðể thấy nước nghèo vì bộ máy công quyền quá cồng kềnh. Theo báo cáo của "Ủy ban kiểm soát tài khoản" (La Cour des Comptes) cuối năm vừa qua, trong 29 năm (1980 – 2009), số công chức Pháp tăng lên 36%, trong lúc số người đi làm chỉ tăng 18%. Ủy ban đưa ra con số 5, 2 triệu công chức, có nghĩa là trong 5 người đi làm thì có 1 người sinh ra đời dưới một ngôi sao chỉ số mệnh được an bài để làm công chức. Có 5, 2 triệu công chức nhưng thật ra số người Chánh phủ phải trả lương là 7 triệu, nếu tính thêm 2 triệu người làm việc cho Chánh phủ nhưng không có qui chế công chức! Như thế, số công chức ở Pháp chiếm 26% dân số! Nay để nuôi bộ máy công quyền, Chánh phủ mang công nợ 87 % trên Sản lượng nội địa (PIB)

Về giáo dục thì có lẽ Pháp là một trong những quốc gia có nhiều cuộc thi vào các Trường Lớn khó nhất thế giới. Thi tuyển khó nhất không có nghĩa là đào tạo chuyên viên khoa học, kỹ thuật giỏi nhất! Trái lại, những cuộc thi tuyển chọn này làm mất nhiêu cơ hội thành đạt của thanh niên. Học tài, thi mệnh! Giữa Pháp bây giờ và thời VNCH xa xưa, tình hình thi tuyển không khác nhau là bao nhiêu. Ban toán Ðại cương, mỗi năm đậu không quá 10 người nên không biết ông Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đậu Cử nhơn Toán ở đâu? Về các môn khác như Y khoa: 10%, Nha Dược: 20%. Ở Sài gòn ngày xưa, thi rớt không có quyền ở lại lớp. Ngày nay, ở Pháp, thi rớt Y khoa ở hạng 1600, không được học lại để thi năm sau.

Nhưng Việt nam cầm đèn đỏ trong bảng sắp hạng không vì những lý do như Pháp tuy bộ máy công quyền còn cồng kềnh hơn Pháp cả vạn lần vì còn phải cõng thêm cái đảng chỉ có nhiệm vụ kèm kẹp xã hội mà thôi.

Giáo dục không bị thi tuyển khó mà không ai thèm thi. Muốn có bằng cắp, cứ ra Chợ Trời chọn mua.

Thế mà Việt nam lại có nhiều nhà giàu hơn nhiều người dân nước phát triển. Nhà giàu ở Việt nam giàu hơn nhà giàu Pháp, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bộ trưởng, Tổng Giám đốc, đảng trưởng ở Việt nam đều giàu hơn những người cùng chức vụ ở Pháp, Ðức, Huê kỳ rất nhiều. Cụ thể, hiện tại, Việt nam có 700 đảng viên có tài sản từ 100 tới 300 triêu đô-la Mỹ. Họ giàu chỉ nhờ làm đảng viên đảng cộng sản mà thôi. Còn dân nghèo mạc rệp vì dân không làm đảng viên cộng sản.

Tin có 700 đảng viên cộng sản có tài sản riêng từ 100 tới 300 triêu đô-la mỹ là do một thành viên cao cấp của Hội đồng Mậu dịch Việt-Mỹ tiết lộ. Theo đây, nói cho dễ nhớ "đảng cộng sản Hà Nội là nhà tỉ phú việt nam đứng hàng đầu thế giới năm 1995 với toàn bộ tài sản ước lượng lên tới 20 tỉ đô-la mỹ".

Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên Bộ chính trị, các Bộ trưởng và Thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con cái làm chủ một công ty. Theo ông J Shapiro, do việc Chánh phủ cho phép các Công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500. 000 đô la nên ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi đáng lo ngại.

Vẫn theo ông Shapiro, có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la. Ðây là con số do một nhân vật cao cấp của Ngân hàng Trung ương cung cấp cho ông. Những đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la khoảng 2000 người…Tất cả những con số về tài sản của đảng CSVN là do những chuyên viên thống kê của cơ quan mậu dịch quốc tế tiết lộ. Số tài sản lớn lao trên do thân nhân của đảng viên cao cấp ở nước ngoài làm sở hữu chủ. Ông Shapiro cũng nêu lên nhiều thí dụ điển hình như vợ bé của Tổng Cục Phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của Trung tướng Tổng cục Phó tổng Cục Phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc Tổng cục Kinh tế và thân nhân của Ðỗ Mười thủ đắc những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston. Trong niên khóa 94-95, hàng trăm du học sinh là con cái đảng viên tự túc. Niên khóa 95-96, con số này tăng lên gấp 3…".

Ðảng viên cộng sản Hà Nội thủ đắc hàng nhiều triệu đô-la vì, theo tin của hãng thông tấn Reuter đánh đi từ Hà nội ngày 4 tháng 3 năm 2002, ÐCSVN sau khóa họp TƯ Ðảng từ 18-2-đến 2-3-2002 đã chính thức ban hành một chính sách mới về kinh tế nhằm đãi ngộ đảng viên nắm chức quyền: "Ðảng viên Cộng sản được phép làm kinh doanh tư nhân". Phạm Chi Lan, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Kỹ nghệ tuyên bố với phóng viên của hãng thông tấn Reuter rằng: "… Ðại hội đã quyết định là các đảng viên đang quản trị các xí nghiệp tư nhân có quyền ở lại trong Ðảng ". Tức đảng viên cộng sản từ nay phải biết làm giàu cho chính mình.

Thực tế, ai mà không thấy sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo cộng sản tại Việt nam ngày nay. Họ xây nhà lầu, xài tiền như nước, xuất ngoại như đi chợ, chi tiêu một lúc hàng bó đô la tiền mặt. Họ giàu đều nhờ biển thủ tài sản của quốc gia thành tài sản riêng của họ mà không ai có quyền can thiệp.

Khi chế độ hà-nội sụp đổ như ở Liên-sô hay ở các nước á-rặp, Chánh phủ mới lấy lại tài sản đó hoàn trả lại cho công quĩ, tức cho toàn dân, không phải là điều dễ. Kinh nghiệm thực tế trường hợp thu hồi tài sản của nhà độc tài Kadhafi sẽ cho người Việt Nam một bài học có giá trị.

Cuộc chiến mới đầy gay go
Người ta nói đó là một cuộc chiến mới kín đáo chống chế độ độc tài Kadhafi và cả phe cánh theo Kadhafi. Cuộc chiến mới này không nhằm truy lùng tiếp những người của chế độ đã sụp đổ, mà chỉ nhằm truy lùng tiền bạc cấtgiấu của những người này và soạn thảo kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước.

Ông Patrick Grayson, người hợp tác chánh của Công ty Anh Sưu tầm kinh tế "GPW", chuyên môn trong nghề truy tìm tài sản của những nhà độc tài bị sập tiệm, cho biết "Muốn thành công trong nhiệm vụ này, không có sẵn những công thức thần kỳ, mà phải làm nhiều việc, phải có trực giác mạnh, kinh nghiệm và còn may mắn nữa". Với tư cách Giám đốc Chi nhánh Cơ quan điều tra tư Kroll Associates của Mỹ ở Âu châu từ 1986-1994, Cựu nhân viên Lực lượng Ðặc biệt của Anh, ông đã nắm giữ vai trò then chốt trong việc đưa ra ánh sáng tài sản cất giấu ở ngoại quốc của Sadam Hussein trong trận đầu tiên ở vùng vịnh năm 1990. Ông đã khám phá ra Sadam Hussein và gia đình ẩn trốn sau bảng hiệu Montana Management, một cổ phần lớn của Công ty Hachette và Matra lúc bấy giờ.

Với kinh nghiệm nhà nghề, ông phải nhìn nhận trường hợp Kadhafi phức tạp hơn trường hợp Sadam Hussein rất nhiều. Cái khó chủ yếu là trước tiên ước tính Kadhafi đem ra khỏi xứ bao nhiêu tiền mặt để gởi hay đầu tư. Kế đó tách ra tài sản riêng và tài sản Nhà nước. Sau cùng, vô số những Công ty ma do những người rơm mở ra ở những thiên đàng tài chánh (nơi miễn thuế) làm mờ hay đánh lạc hướng điều tra. Như vậy căn nhà ở Luân-đôn của Saif Al-Islam, con trai thứ hai của Kadhafi, thuộc về một công ty có cơ sở ở Antilles nên không thể biết được người chủ thiệt. Sự ước tính cho tới nay do ông Mahmoud Badi, cựu đặc trách lo về đầu tư nay ngã qua cách mạng cho biết Kadhafi đã biển thủ 2, 9 đô-la. LHQ ra lệnh phong tỏa tài sản của Kadhafi và gia đình trên khắp thế giới, số tài sản này phải lên tới 168 tỉ đô-la.

Những nhà độc tài ăn cắp được tài sản quốc gia nhờ nền kinh tế thế giới có nhiều chỗ trống và nhiều bóng tối.
Theo ông Grayson, giai đoạn đầu tiên trong tiến trình dài thiết lập danh sách các loại tài sản của Kadhafi là nghiên cứu các văn kiện chánh phủ, đĩa cứng của máy điện toán của giới hữu trách. Lọc khối lượng thông tin này là cả một công việc làm đồ sộ đòi hỏi sự cộng tác thiết thực của Chánh quyền mới.

Cách giấu tài sản của những nhà độc tài được kín đáo nhờ những nhà chuyên môn Tây phương. Ðối với những người này, tiền bạc không có mùi nên họ không cần quan tâm tới nguồn gốc tiền bạc mà chỉ quan tâm làm sao cho tiền bạc này sanh lợi tối đa. Nếu những cơ sở tài chánh của các nước Tây phương từ chối mở chương mục cho nhà độc tài thì có sẵn những cơ sở của Tàu, Nga, Mể-tây-cơ, Nam mỹ đón nhận hoàn toàn không thắc mắc.

Sau cùng, để phanh phui dấu vết tiền bạc của Kadhafi, người ta kín đáo theo dõi cách sanh sống, những nơí gia đình và phe cánh Kadhafi lui tới. Những chi tiết rời này họp lại sẽ cho phăng lần tới manh mối quan trọng.

Tuy cố gắng nhiều nhưng lấy lại được của cải cất giấu kỹ không phải là chuyện dễ, một sớm một chiều thành công. Koweit cố gắng trong nhiều năm với sự giúp đỡ của Cơ quan Sưu tầm Kroll mà chỉ lấy lại được rất ít số tài sản bị Sadam Hussein lấy lúc tấn công Kuwait.

Bởi vậy luật pháp cho phép tịch thu và lấy lại tài sản của các nhà độc tài bị lật đổ trên qui mô toàn thế giới là cả một tiến trình dài và vô cùng nhiêu khê.

Trong một báo cáo "Rào cản thu hồi tài sản", Ngân Hàng Thế giới tố cáo những trở ngại mang tính định chế do thiếu thiện chí của những nhà lãnh đạo chánh trị, những khuyết điểm trong hợp tác về mặt pháp lý quốc tế, những trì trệ khi bắt tay vào việc và sự thiếu khả năng của Thẩm phán và các nhà điều tra.

Những người tranh đấu nhằm lật đổ chế độ Hà nội, phải tổ chức ngay bây giờ những người có chuyên môn cao, nếu chưa có sẵn, phải tổ chức huấn luyện, để khi chế độ độc tài ở Hà nội cáo chung, mới có người có khả năng công bố khối tài sản của chúng nó và yêu cầu LHQ cho phong tỏa ngay.

Chế độ Hà Nội sụp đổ là tất yếu lịch sử. Nhưng những người tranh đấu dân chủ có chuẩn bị chưa?

Nguyễn thị Cỏ May

No comments:

Post a Comment