Sunday, March 11, 2012

LỰC LƯỢNG VIỆT NAM BÀI SỐ 4

 
LỰC LƯỢNG VIỆT NAM
BÀI  SỐ 4
 
 
LỰC LƯỢNG VIỆT NAM PHẢI LÀ MỘT NỘI LỰC
 
Chánh quyền CS ở Việt Nam là một thực lực.
Nếu trong tay ta không có gì - trống trơn - nếu ta muốn có điều gì từ chánh quyền CS thì ta phải năn nỉ, xin xỏ, thỉnh nguyện, kiến nghị. Họ cho hay không là quyền của họ.
Nếu ta muốn đòi hỏi một điều gì – mà họ không cho không được – thì ta phải có nội lực để làm đòn bẩy áp lực.
Lực lượng đòn bẩy này nếu chưa có thì phải gầy dựng nó lên. Nếu thật sự muốn cứu nước thì đây là chuyện đầu tiên phải nghỉ tới và là chuyện đầu tiên phải bắt đầu làm.
Lực lượng VN không thể dựa vào ngoại bang, dầu đó là cường quốc mạnh nhứt thế giới. Người nào đi làm việc nước mà chỉ biết có ngoại bang thì trước sau gì cũng phải chịu nhục nhã. Họ ôm một ảo vọng cực kỳ nguy hiễm.
Lực lượng Việt Nam phải là của người Việt, dựa vào người Việt, do người Việt thành lập và do người Việt lãnh đạo.
Lực Lượng Việt Nam phải có đủ ba yếu tố.
Người lãnh đạo phải ở trong nước.
Nhiều đồng sự nhiệt tình
Và quần chúng ủng hộ.
 
Trước đây, khi viết bài HÌNH THÀNH LỰC LƯỢNG VIỆT NAM, tôi có dựa vào thông điệp Hiệp Thông của nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền.
Ông TRÚC NAM có tóm tắt ý của bài đó như sau:
Bài hình thành LLVN viết rất công phu với nhiều chi tiết đích xác rất hấp dẩn. Chung qui ý chính là Ông muốn thành lập Lực Lượng Liên Tôn hổ tương tranh đấu ; cách nay khá lâu Tổ chức Liên Tôn đã thành hình nhưng không có hoạt động nào cụ thể . Thật ra Lực Lượng Liên Tôn là một ý kiến lý tưởng nhưng phối hợp các giáo điều gặp nhiều trở ngại khó vượt qua cho nên "án binh bất động", thật đáng tiếc!
 Ông Trúc Nam đã hiểu vấn đề. Trước đây rất lâu, Linh Mục Chân Tín có khởi xướng thành lập một lực lượng Liên Tôn. Nhưng khi tuyên ngôn bị lộ ra thì lại thiếu chử ký của một tôn giáo, vì vậy mà sáng kiến bất thành. Lực lưọng Liên Tôn vì vậy mà chưa bao giờ thành hình được.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam, chỉ có tôn giáo là có tổ chức và tín đồ để có trọng lượng mà nói chuyện với chánh quyền.
Rút kinh nghiệm lần thất bại trước, mặc dầu vẫn dựa vào tôn giáo, lần này không ai dám nói đến Liên Tôn nữa. Thật ra không cần ký kết gì cả, các tôn giáo cũng có thể hiệp thông để nhắm về cùng một mục đích và hổ trợ lẫn nhau. Các tín đồ chỉ cần hướng về phía trước và ủng hộ những người lãnh đạo của mình là đủ rồi.
Còn hay hơn nữa, nếu người của một tôn giáo này ngưng ngay và đừng tìm cách phá thối các tôn giáo khác, như có người đang làm. Được như vậy thì ít ra họ cũng không hạ thấp tôn giáo của mình.
 
Lực Lượng Việt Nam gồm có nhiều khía cạnh như tinh thần, kinh tế, sức mạnh quần chúng. Có thể lúc này chưa cần đến quân sự trừ trường hợp lực lượng quân sự của địch tự nồi loạn. Yễm trợ ngoại giao cũng có thể giúp ích, nhưng nó không bao giờ nên thủ vai chánh và duy nhứt.
Chúng ta đều biết rằng người không có tiền, đi mượn tiền không ai cho muợn. Còn người có tiền, không cần đi mượn tiền cũng có người tự động đề nghị cho mượn. Trong chánh trường cũng vậy, phải có nội lực trước thì mới mong có ngoại lực giúp.
Đừng có ai nghỉ rằng Mỹ sẽ thả một lính nhảy dù từ trên trời xuống để cứu dân tộc Việt Nam. Tiếc rằng hiện giờ vẫn có nhiều người nghỉ như vậy.
 
Lực lượng Việt Nam có hai cánh. Cánh trong nước và cánh hải ngoại. Hai cánh này không chỉ khác nhau về địa dư mà rất khác nhau về khía cạnh trình độ vấn thân.
Người Việt Hải Ngoại có hai đặc điễm.
Thứ nhứt là con cháu của họ đã nhập quốc tịch mới. Nếu sau này lớn lên mà có đi lính thì chúng phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc là Pháp là Mỹ. là Úc  . . .chớ không phải Việt Nam.
Điễm thứ hai là nếu trong nước Việt Nam có nghèo đói hay suy sụp thì người trong nước chịu. Người Việt Hải Ngoại không có bị ảnh hưởng tài chánh gì cả.
Còn người Việt trong nước gắn bó với đất nước. Đất nước có suy sụp thì họ suy sụp theo. Cho nên việc giải trừ chế độ CS - vốn là nguồn gốc của quốc gia suy sụp - là trách nhiệm và bổn phận của người trong nước.  Sáng kiến, lãnh đạo, tổ chức, liều mạng, hy sinh đều phải do người Việt trong nước chủ động.
Phân tích rõ ràng như vậy chắc cũng đủ cho thấy rằng một vài cá nhân hay một tổ chức mới hoặc cũ nào ở ngoại quốc định về giải phóng quê hương là ảo tưởng vì không có một người Việt hải ngoại nào thật sự chịu liều mạng vì Việt Nam cả. Người Việt Hải Ngoại không cần tính chuyện xa vời. Họ chỉ cần sẳn sàng và sốt sắng yễm trợ những gì trong nước cần là giúp ích lắm rồi. Đó không phải là một vai trò hàng đầu nhưng là một vai trò cực kỳ quan trọng.
Nhưng người trong nước thì họ phải liều mạng vấn thân để tự cứu mình.
Đây là những định luật căn bản mà ta phải biết còn địch thì đã biết từ lâu.
Địch ở đây không phải chỉ có Việt cộng mà thôi. Địch ở đây phải bao gồm tất cả những thế lực quốc tế không muốn có Lực Lượng Việt Nam. Vì vậy khi ta muốn tạo nội lực thì luôn luôn có những biến cố xây ra để lôi kéo ta lạc đề.
Việc làm của Lý Tống hay việc kiện cáo của Liên Thành hoặc cố ý hoặc vô tình đều có mục đích lái vấn đề chạy lòng vòng chơi để không đi đến đâu.
Tại nơi tiền tuyến Việt Nam, các người lãnh đạo tôn giáo đã gánh chịu nhiều gian khổ lâu rồi. Họ đang chờ người Việt Hải Ngoại tiếp sức.
Lực lượng Việt Nam sau khi thành lập xong rồi thì mới có thể đòi hỏi cái này cái kia với CS.
 
Tôi rất kính phục cá nhân của các ông Trúc Hồ, TS Nguyễn Đình Thắng, ông Nam Lộc. Nhưng  tôi không đồng thuận cùng họ với cái ý nghỉ rằng mình phải tổ chức Thỉnh Nguyện Thư gởi một Tổng Thống nào nhờ giúp đở chuyện của mình. Tôi nghỉ rằng mình nên suy nghỉ, chú tâm tìm cách tạo nội lực là hay hơn.
Nếu ngoại quốc có chịu nhúng tay vào chuyện của mình thì họ cũng chỉ nhúng tay trong chiều hướng có lợi cho họ.
Chuyện của chúng ta nếu biết dựa vào sức mạnh của dân tộc, cái ý chí của dân tộc thì có thể giải quyết trong quyền lợi của dân tộc, nghĩa là sẽ có lợi cho cả hai bên.
Biết dựa vào thế dân tộc là cứu nước. Dựa vào thế ngoại bang thì có rất nhiều rủi ro bán nước.
Phải chi hơn 140.000 chữ ký của người Việt gốc Mỹ đừng gởi cho Tổng Thống Obama mà gởi thẳng về cho Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, cho Cụ Lê Quang Liêm hay các lãnh tụ Cao Đài, Tinh Lành, trân trọng nói với họ rằng người Việt Hải Ngoại cám ơn các Ngài và ủng hộ các Ngài, phải chi được như vậy thì cuộc diện đã thay đổi rồi.
 
Hồ Tấn Vinh
Melbourne
12 March 2012
(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment