Friday, February 18, 2011

BÀI HỌC VỀ CÁCH MẠNG AI-CẬP

BÀI HỌC VỀ CÁCH MẠNG AI-CẬP

LÊ VĂN XƯƠNG

Ba tuần lễ qua cả thế giới tập trú vào tình hình Ai Cập khi các làn sóng xuống đường của người dân Ai Cập - gồm già trẻ lớn bé, nam nữ - đồng loạt đứng lên phát biểu lập trường của mình, chống lại chế độ độc tài do Tổng Thống Hosni Mubarak đã cai trị xứ này gần 30 năm qua bằng chế độ công an trị. Biến cố này có thể được coi là bước khởi đầu của hàng loạt các biến cố khác có khả năng diễn biến trong vùng Hồi Giáo Trung Cận Đông, Bắc Phi, như các quân cờ Domino sẽ sụp đổ tiếp theo sau khi quân cờ lớn trong vùng là Ai Cập đổi chủ. Ai Cập vốn được coi là một trong các nền văn minh cổ đại nhất trên thế giới được ghi dấu ấn bằng các Kim Tự Tháp uy nghi, đã từng là thế lực chi phối toàn vùng Bắc Phi cũng như Trung Đông trong thời cổ đại. Người dân tại nhiều nước đang bị cai trị độc tài, tham nhũng coi cuộc Cách Mạng tại Ai Cập là nguồn cổ vũ cho họ tập họp lại với nhau chống lại nhà cầm quyền đã quay lưng lại với quyền lợi chính đáng của đa số quần chúng đói khổ, trong khi đó giới cầm quyền tại các nước độc tài lại rất mực âu lo không hiểu rồi ra làn sóng dân chủ sẽ quét đến vùng nào thuộc thế giới các nước độc tài đảng trị này.

Cai trị độc tài dù nhân danh tôn giáo hay đảng phái trong thời cận đại (mà trong thời cổ đại cũng thế thôi) có đặc trưng chung nhất là: lấy việc phân chia tài sản tham nhũng cũng như bóc lột sức lao động của người dân, kết hợp với việc cướp bóc trắng trợn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia để làm giầu cho phe nhóm cầm quyền, dựa trên nguyên tắc lấy lợi mà cột các giới cai trị từ thấp đến cao để hình thành hệ thống cai trị khép kín từ thấp lên cao.Bất cứ ai đã tham gia vào hệ thống đó, vì quyền lợi sống còn của họ phải ra sức bảo vệ hệ thống khi hệ thống bị tấn công từ bất cứ thế lực nào.Do thế, đối với các nước độc tài hiện tồn trên thế giới này, việc thuyết phục để các giới cầm quyền tham nhũng đó tự nguyện rời bỏ quyền lực là vô phương.Con đường duy nhất là xử dụng sức mạnh tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng từng quốc gia, để đưa quyền lực quản trị đất nước vào tay quần chúng.Không có bất cứ ngoại lệ nào cả, chỉ có xử dụng sức mạnh nhiều hay ít mà thôi.Điều này tùy thuộc vào sự lún sâu của cả hệ thống đó trong lòng xã hội mà chế độ độc tài đó cai trị.

CÁCH MẠNG

Thế giới đã chứng kiến rất nhiều cuộc cách mạng khác nhau, lý tưởng cũng như lý thuyết nhiều khi xem ra rất thuyết phục.Nhưng thực tế cho thấy cách mạng thực sự không nhiều và thường diễn biến âm thầm ngấm sâu vào lòng mỗi người để thăng tiến thành cao trào quần chúng đủ vững mạnh, phù hợp với đà thăng tiến của trình độ văn minh, để đúng lúc đòi hỏi của khách quan thì cách mạng nổ ra, dật sập trật tự cũ để thay thế bằng trật tự mới hợp trào lưu tiến hóa hơn, để xây dựng một hệ thống xã hội tốt đẹp hơn phù hợp với trình độ phát triển của đa số người dân vào thời điểm cách mạng nổ ra. Nhưng xã hội vẫn tiến không ngừng, các thế lực hình thành xã hội không ngừng thay đổi, đào thải thế lực này để hình thành thế lực khác liên tục sảy ra, thường do các khám phá khoa học mới, thiên tai, chiến tranh, hoặc di dân mới tới định cư làm đảo lộn trật tự cũ, để hình thành thế lực thống trị mới. Nếu thế lực thống trị mới biết tự cách tân trong việc phục vụ con người luôn thay đổi phù hợp với trình độ phát triển của tình hình thì thế lực đó tồn tại, ngược lại, thế lực thống trị bị lật đổ.Karl Marx gọi tiến trình đó là Cách Mạng liên tục là đúng.

Nhưng thực tế trong thế kỷ 20, chẳng thiếu cuộc cách mạng đã bị tước đoạt bởi những nhóm cơ hội chiếm quyền lực để thực hiện âm mưu thống trị độc tôn đất nước.Trong hầu hết mọi trường hợp, lý tưởng cách mạng được đề ra để dẫn dụ dân chúng đứng lên làm cách mạng đã sớm đi vào bẽ bàng, đời sống người dân trở nên tồi tệ hơn so với chế độ mà nó thay thế.Kể sao cho xiết, chỉ xin nêu lên vài trường hợp điển hình như Cách Mạng tại Ai Cập sảy ra từ năm 1952 để dẫn đưa Ông Gamal Abdel Nasser lên làm Tổng Thống cai trị độc tài xứ Ai Cập năm 1954, để dẫn đến chỗ Nasser ngả theo Liên Xô chống lại Phương Tây. Suốt từ đó đến nay, Ai Cập luôn được cai trị độc tài, tham nhũng, uy tín của Ai Cập cứ suy đi mãi mãi, hoàn toàn không phù hợp với lợi thế của Ai Cập trong vùng cũng như ảnh hưởng của Ai Cập đối với Bắc Phi,Trung Cận Đông cũng như Âu Châu.Tồi tệ nhất là xã hội Ai Cập không hề được tổ chức cho xứng đáng với lịch sử lâu đời của đất nước này. Cách mạng Iran năm 1979 là rất cụ thể, người dân nước đó đứng lên lật đổ dòng họ Pahlavi thân Mỹ, nhưng cách mạng Iran ngay sau đó bị các cánh giáo sỹ đại diện bởi  Ayatolla Khomeini tước đoạt để xây dựng điều mà nhóm giáo sỹ này gọi là Cộng Hòa Hồi Giáo (nghe thật hay) nhưng chỉ để làm bình phong cho các giáo sỹ này xây dựng thế lực độc tài tham nhũng có hệ thống, được thực thi qua Lực Lượng Vệ Binh Cộng Hòa Hồi Giáo.Cách mạng tại Hán Hoa, VN cũng như Nga đều là cách mạng thất bại hết thảy.

NỀN TẢNG CỦA CÁCH MẠNG

Cách mạng có lý thuyết, tổ chức, lãnh đạo, cán bộ và chủ trương lâu dài của cách mạng. Cách mạng luôn gồm hai phần: tàn phá cái cũ và xây dựng cái mới.Lúc tàn phá là lúc xã hội lâm vào thế yếu nhất, sức đề kháng rất thấp, nên rất dễ bị lợi dụng để cướp công cách mạng.Nhóm cướp công cách mạng sẽ hướng các mục tiêu mà cách mạng đề ra -nhìn khách quan thì rất thuyết phục- vào việc hình thành thế lực mới cũng gọi là cách mạng để trở lại đàn áp quần chúng ở mức độ khốc liệt hơn. Cho nên khi Cách Mạng lật đổ được cái cũ, tuy điều này là quan trọng, nhưng chỉ mới là bước đầu, các bước sau mới khó khi các cấp lãnh đạo cách mạng trở lại ngay với tính người là tham quyền cố vị, đặt quyền lợi cá nhân phe nhóm lên trên mục tiêu rộng lớn mà cách mạng đề ra.Cho nên cách mạng đòi hỏi phải có kỷ luật rất cao và trí tuệ tuyệt luân của những ai tham gia vào việc lãnh đạo cách mạng và các vị đó phải tuyệt đối thống nhất với các nguyên tắc đề ra.Tiến trình tàn phá luôn dễ hơn hẳn tiến trình xây dựng, vì khi tàn phá mọi người tham gia đều bị thôi thúc bởi mong ước muốn lật đổ cái cũ đã lỗi thời lạc hậu. Tiến trình xây dựng đòi hỏi bất cứ ai tham gia phải biết dung hòa quyền lợi thế nào để sức thống nhất về quan điểm lập trường cũng như đường lối ngày càng được nâng cao.

Cụ thể như Cách Mạng Vô Sản Nga, sau cách mạng năm 1917 Đảng CS Nga lâm vào tranh chấp liên miên giữa Stalin với Trotsky, cuối cùng Liên Xô được cai trị độc tài suốt trên 70 năm, ngày nay cũng chưa giải quyết thỏa đáng được, có thể phải mất thêm 30 năm nữa mới có một nước Nga dân chủ thị trường tự do thật sự. Cách mạng Pháp 1789 đầy nhiệt huyết nhưng thiếu lãnh đạo, trong điều kiện trình độ xã hội Pháp chưa chín mùi cho cách mạng thật sự, nên sau khi thành công, Pháp đi ngay vào tranh quyền.Nước Pháp bị suy yếu cho đến ngày nay.Cách mạng Iran rồi ra sẽ chôn vùi nước Iran đến chỗ nào nếu như các Ayatolla vẫn cầm quyền tại Tehran.Trong các cách mạng đã diễn biến đối với lịch sử thế giới, chỉ có Cách Mạng Mỹ là mang trọn vẹn ý nghĩa của Cách Mạng.

Cách mạng Mỹ thành công trọn vẹn do thế lực Hội Kín đã được xây dựng trên ngàn năm, biết thâu phục tài hóa, kỹ thuật, sức mạnh chính trị ngầm, cũng như đội ngũ những người lãnh đạo Cách Mạng rất mực trí tuệ so với thời đại, để họ biết xây dựng cái mới như thế nào cho thật đúng với hướng đi của nhân loại vào cuối thế kỷ 18. Hướng đi này vào thời điểm đó chưa xuất hiện rõ ràng, đó là xây dựng nền tảng xã hội công nghiệp dựa trên Dân Chủ với Thị Trường Tự Do. Do vậy họ biết tổng hợp lịch sử Âu Châu-La Mã-Hy Lạp để xây dựng một nước Mỹ vô cùng hiện đại đi trước Âu Châu trên trăm năm. Trong khi đó, Nam Mỹ dù thực hiện cách mạng lật đổ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ 19, nhưng hướng đi không đúng với trào lưu tiến hóa, thiếu lãnh đạo, tổ chức cùng đội ngũ cán bộ cách mạng tin tưởng ở hướng đi ất yếu của lịch sử, do thế Nam Mỹ đã xây dựng nền tảng xã hội nông nghiệp.Sai một ly đi một dặm đường, Nam Mỹ sau hơn 2 thế kỷ vẫn đắm chìm trong nội loạn và bất ổn.Tự họ chẳng thể cứu được họ, lại phải nhờ đến bàn tay Bắc Mỹ thôi.

Cách mạng CS khi lan đến Á Châu, cụ thể là Hán Hoa, VN cùng Bắc Triều Tiên, thực ra chỉ là chiêu bài bao bọc cho chủ nghĩa quốc gia hoặc bành trướng. Hán Hoa phát triển được như ngày hôm nay chủ yếu xuất phát từ đường lối chiến lược của Mỹ đối với Á Châu trong thế kỷ 20, được coi là động lực chính giúp Hán Hoa tăng cường sức mạnh cơ bắp để xâm chiếm lân bang, gây bất ổn tại Á Châu, để quyền lực toàn cầu giải quyết một lần các tồn tại ở Á Châu. Thành quả mà Hán Hoa, hay Hà Nội ra sức đề cao như công lao của mình, thực ra chỉ là ảo tưởng, thành quả đó nếu có không xuất phát từ các nỗ lực của tổ chức tự nhận là cách mạng (tức là Đảng CS). Thực ra cuộc cách mạng tại Á Châu diễn biến rất lâu, trong suốt thế kỷ 20, với mục đích tối hậu chỉ là tàn phá xã hội cũ mà thôi. Điều này cũng khá giống với tình hình tại Ai Cập, người dân Ai Cập hay Trung Đông đã đấu tranh liên tục suốt trên 60 năm qua, ngày nay cũng chỉ đánh dấu bước khởi đầu của thời kỳ xây dựng nền tảng của cách mạng. Đó là: dân chủ với thị trường tự do.

SỰ CHÍN MÙI CỦA TÌNH HÌNH, ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ.

Tại sao Mỹ lật dòng họ Shah tại Iran năm 1979, đẩy Sadam Hussein đánh nhau với Khomeni nước Iran trong gần 10 năm? Mà lại giữ dòng họ Fadh cai trị Saudis Arabia liên tục đến ngày nay.Tại sao đến lúc này Mỹ mới đứng sau cao trào dân chủ để lật hàng loạt các chế độ Hồi Giáo trong vùng Trung Đông, Bắc Phi? Mỗi bước tiến của tình hình trong 60 năm qua đối với Trung Cận Đông cùng Bắc Phi đều có liên hệ đến chiến tranh lạnh, cũng như các tranh chấp trong lòng các xã hội Hồi Giáo trong việc đi tìm một lối thoát cho thế giới Hồi Giáo nói chung.Các tranh luận đó chủ yếu nhắm vào mấy điểm sau: vị trí của Kuran đối với xã hội mới mà các nước Hồi Giáo muốn xây dựng, phân chia của cải trong xã hội, thái độ đối với cả Nga lẫn Mỹ trong chiến tranh lạnh, Hồi Giáo làm thế nào để củng cố vai trò của mình đối với thế giới……

Dĩ nhiên chủ trương chiến lược của Mỹ đối với vùng này bị chi phối bởi vấn đề an ninh năng lượng thế giới, nhưng trong tổng thể vẫn là thực hiện các cải cách xã hội Hồi Giáo từng bước có hệ thống, nhắm việc xây dựng đội ngũ các công dân trẻ thuộc thế giới Hồi Giáo, để chính các thế lực trẻ này đứng lên thực hiện cách mạng thực sự trong thế giới Hồi Giáo khi tình hình chin mùi. Tình hình đó cũng chính do Mỹ cùng các đồng minh cùng phối hợp thực hiện về mọi mặt liên quan đến viện trợ, ngoại giao cũng như thương mại.Kết hợp với hàng loạt các kế sách khác nhau nhắm tuyên truyền xây dựng tầng lớp công dân mới được đào tạo kỹ lưỡng tại Mỹ cũng như Âu Châu, được coi là lực lượng chủ lực của cuộc cách mạng thật sự đối với Hồi Giáo nói chung.Như vậy muốn thực hiện được một cuộc cách mạng thật sự, cần rất nhiều thời gian để tổ chức đội ngũ quần chúng cũng như nhóm lãnh đạo.Theo đánh giá được coi là khách quan, trung bình phải 60 năm, tức là hai thế hệ, mới bảo đảm cho cách mạng thành công thật sự được (dù Hồi Giáo hay ở đâu cũng vậy thôi).Do thế, các kiểu cách mạng như Nasser thực hiện năm 1952, Ayatolla Khomeini thực hiện và rêu rao năm 1979 tại Iran, Mao tại Hoa Lục khi đem chủ nghĩa CS vào đó, hay bất cứ nhóm tự nhận là cách mạng nào khác nhằm biện minh cho chủ trương độc tài đều là cách mạng giả hiệu hết thảy.Giả hiệu nhưng cần thiết để lót đường cho cách mạng xã hội thật sự.

Như đã trình bày trên, tự thân các xã hội ấy không thể thực hiện được cách mạng để tự giải phóng mình khỏi gông cùm do các nhà độc tài dăng ra.Do thế các cuộc cách mạng lót đường được thực hiện bởi thế lực nội địa, dĩ nhiên có sự tiếp tay của thế lực bên ngoài, hoặc dựa vào các giá trị cũ đã lỗi thời lạc hậu (như Kuran hay Khổng Khâu đối với Hán Hoa ngày nay), hoặc cũng do chính Mỹ đứng yểm trợ thực hiện bằng nhiều cách khác nhau (cụ thể như chính Ayatolla Khomeini được ông Brezinski cố vấn an ninh quốc gia thời Ông Carter bật đèn xanh cho về nước để thực hiện cách mạng lót đường tại Iran) .Tất cả đều chỉ nhắm mục tiêu tạm thời là tuyên truyền cho dân chủ cùng thị trường tự do để người dân các nước ấy biết ý thức về giá trị cùng quyền lợi đích thực của họ, để chính họ vì quyền sống của mình, đúng lúc cần thiết kết hợp lại thành một khối để lật đổ các chế độ giả cách mạng tại các nước đó.Việc này đòi hỏi thế lực bên ngoài cần bí mật tiếp tay dàn dựng, kín đáo lãnh đạo thông qua các nhân vật được chọn để họ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bên trong nước họ ở mặt nổi, đáp ứng thật đúng với nguyện vọng của đa số nhân dân nước họ.Mỹ tiếp tục cung cấp cho họ các cố vấn kín đáo để thế lực cách mạng non nớt tại các nước đó ngày càng trở nên vững mạnh hơn, tiếp tục hoàn thiện tổ chức xã hội của mình, để các nước ấy ngày càng độc lập, càng tự tin hơn trong hệ thống toàn cầu.

Đó là tất cả những gì liên quan đến chủ trương lâu bền của Mỹ cũng như quyền lực toàn cầu đối với phần còn lại của thế giới.Các chuẩn bị mà Mỹ đã âm thầm tiến hành trong 60 năm qua đều được định hướng trên hướng đi này.Bây giờ là lúc Mỹ thực hiện công cuộc dân chủ hóa toàn cầu, vô luận đó là quốc gia nào có dân số bao nhiêu, sức mạnh ra sao, lịch sử trong quá khứ có huy hoàng như thế nào cũng mặc.Cuộc Cách Mạng tại Ai Cập trở thành biểu tượng của thế giới trong thế kỷ 21 này, chính là khởi đầu của kế hoạch dân chủ hóa toàn cầu là vậy.Bắc Kinh rất âu lo là thế vì Hán Hoa nay hiểu rằng: Mỹ cũng như quyền lực toàn cầu khi dám thực hiện kế lớn tại trung tâm Hồi Giáo, thì Mỹ sẽ hành động quyết liệt đối với phần còn lại của Á Châu Viễn Đông.

Nghiêm chỉnh xem xét các diễn biến thế giới sẽ cho ta thấy hàng loạt các bước chuẩn bị có phối hợp thống nhất trong việc thế giới bên ngoài thực hiện các chuẩn bị đối với từng khối quốc gia hay từng khối văn hóa chủng tộc một cách cẩn trọng như thế nào. Biết được các chuẩn bị này sẽ cho ta thêm các cơ hội để biết tường tận hơn về điều đã được tôi nói đến nhiều lần là: kế hoạch toàn cầu. Hiểu biết về kế hoạch toàn cầu sẽ cho phép ta đánh giá, dự kiến mọi sự kiện sảy ra trên thế giới này một cách toàn diện, thống nhất và khó sai được.Thiển nghĩ các nhà phân tích, các nhà làm chính sách cũng chỉ mong đạt được điều đó thôi.Để trên căn bản đó, biết nói, viết cái gì, thế nào và lúc nào, cũng như liệu cách xử dụng ngôn ngữ bóng bẩy để mô tả một tình huống.Đó là cách mà các học giả Âu Mỹ truyền đạt đến cho thế giới.Trí thức đến đâu được định đoạt bởi cách mà người đó thể hiện suy tư của mình là vậy.

Trên căn bản đó, các nhà làm chính sách dự kiến tình hình, hướng các trào lưu xã hội sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng vùng trong hướng đi chung của thế giới, biết cách ngăn chặn các bất ổn một khi nước này hay nước kia thực hiện các đường lối có thể gây bất ổn cho thế giới hoặc cho kinh tế quốc gia (nhất là thị trường tài chánh hay hàng hóa dễ dẫn đến nạn đầu cơ tích trữ), biết cách làm thế nào để bảo vệ an ninh kinh tế của đất nước.Các nhà kinh doanh biết cách dự kiến thị trường, đà tăng hay giảm của thị trường cổ phiếu, tiền tệ hay hàng hóa cũng như công trái quốc gia, để biết lúc nào nên bán ra, lúc nào lên thâu vào để bảo vệ quyền lợi của quốc gia cũng như làm giầu cho công ty, tức là làm giầu cho đất nước. Các học giả biết nắm bắt các thông tin, thẩm định, đánh giá để hướng dẫn các nhà làm chính sách, các nhà kinh doanh biết cách hành động cho thật đúng với thực tế của tình hình.Đặc biệt những người nghiên cứu tại các nước đang phát triển (như VN ta là cụ thể) biết cách nắm bắt được các thông điệp mà ban lãnh đạo thế giới để hé lộ ra qua các lời phát biểu trong các cuộc hội thảo, các sách được viết ra, để nắm bắt càng nhanh càng tốt về hướng đi trong tương lai.Nghệ thuật đọc sách chính là ở chỗ này, nếu không sẽ dễ dàng trở thành mọt sách, chỉ biết đem lời này lời nọ ra để hù những người dễ tin.Những người như vậy nói cho cùng ra cũng chỉ muốn trở thành tiểu nhân nho mà thôi.Thiển nghĩ trí thức ta cần cố tránh, việc này cũng đòi hỏi thời gian dài phiá trước.Đọc sách sử của Phương Tây, nếu không nắm vững tính hệ thống, ta dễ đi lạc hướng.Nhất là tại Mỹ nơi tính hệ thống cực kỳ tinh tế và hiện đại, nên dễ dẫn người nghiên cứu rơi vào tình trạng không nhìn thấy tổng thể của toàn hệ thống.

CHUẨN BỊ CỤ THỂ

Á Châu hay Châu Phi nhất thiết cần trải qua thời kỳ sáo trộn để sắp xếp lại các thế lực bên trong cũng như bên ngoài mỗi vùng hoặc mỗi quốc gia, đó là tình hình sau thế chiến thứ hai.Do thế toàn vùng cần được đặt dưới quyền cai trị của các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc hoặc cực đoan, các chính phủ cần được điều hành bởi các chính quyền độc tài, để ép người dân các xứ đó vào chân tường không lối thoát. Trong không khí ngột ngạt đó, người dân mới thấy nhu cầu muốn được sống trong công bằng trong xã hội được cai trị bởi Luật.Trong hơn 60 năm qua, hầu khắp các nơi tại Á, Phi Mỹ La Tanh đều được cai trị bằng Luật ở những mức độ khác nhau.Các nhóm cầm quyền đều lao vào con đường tham nhũng, việc này ai cũng biết. Nhưng thế giới không giải quyết cho đến khi tình thế thật sự chín mùi khi nguyện vọng của người dân trở thành áp lực lớn đủ sức làm xoay chuyển xã hội, song song với việc củng cố sức mạnh của Mỹ, thống nhất thực sự toàn khối các nước dân chủ Phương Tây, Nga đi vào chỗ chấp nhận các giá trị của dân chủ không còn theo con đường thực dân kiểu cổ nữa  

Do thế, các thế lực dân/quân sự tại các nước đó đều được Mỹ từng bước củng cố qua viện trợ quân sự cũng như kinh tế cũng như giáo dục nhằm hình thành thế lực mới đủ tự tin, được đào tạo cẩn thận tại Mỹ để lãnh đạo cuộc cách mạng.Mỗi nước trong vùng đều có mối liên hệ với Mỹ ở những mức độ khác nhau theo nhiều cách khác nhau, mặt chìm đều có liên quan đến mạng lưới quyền lực Mỹ thông qua các tổ chức ngoại vi của tình báo văn hóa, chính trị cũng như xã hội.Cụ thể như tại Tầu, số giới trẻ tại Hoa Lục đến Mỹ học hỏi đến nay đã lên đến con số trên 200,000 trong hơn 30 năm qua, nhóm này hiện nắm toàn bộ huyết mạch kinh tế Hoa Lục.CSVN thì các nhóm được Hà Nội gài cho vượt biên cũng đã về nước từ năm 1993 Mỹ vẫn tiếp tục huấn luyện thêm.Tại các nơi khác thuộc Hồi Giáo, các thế lực dân/quân sự đều được đào tạo tại Mỹ cũng như Âu Châu ở những mức độ khác nhau.Ai Cập được coi là chủ lực để xử dụng như đòn bẩy nhắm ngay vào cốt tủy của Hồi Giáo do lịch sử, vị trí cũng như khối dân số khá lớn của Ai Cập trong vùng Trung Đông-Bắc Phi.

Các tướng lãnh Ai Cập cùng thời với ông Hosni Mubarak đều được đào tạo tại Liên Xô trước đây khi Nasser ngả về phía Nga trong chiến tranh lạnh sau năm 1954.Số tướng lĩnh cũng như giới trí thức Ai Cập trẻ hiện nay đều được huấn luyện kỹ lưỡng tại Mỹ và được phía Mỹ tạo dựng uy tín quốc tế cho các vị này.Cụ thể Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Ai Cập nay 63 tuổi là người được Mỹ huấn luyện cẩn thận, chủ lực là cấp thiếu tướng cùng đại tá hiện nắm quyền chỉ huy cấp Lữ Đoàn đều được Mỹ huấn luyện và cấy sinh tử phù dân chủ, tự do, nhân quyền để họ về nước lãnh đạo cuộc nổi dậy hiện nay. Đặc biệt, Ông El Baradei là người được Mỹ đào tạo kỹ lưỡng, cử làm Tổng Quản Trị IAEA tức là tổ chức nguyên tử năng quốc tế, với số lương 400,000 dollar/năm trong 10 năm, ông được trao Nobel Hòa Bình (do Mỹ sắp xếp phía sau) để tạo uy tín quốc tế cho ông (do thế, đã từ lâu tôi đã dự kiến vai trò của Baradei tại Ai Cập, cũng dự trù sự thay đổi tại Ai Cập vào lúc nào đó).Mặc dù trong 30 năm cầm quyền của Hosni Mubarak, ông đã xử dụng 1.5 triệu nhân viên mật vụ so với 84 triệu người dân Ai Cập hiện nay, tức là cứ một mật vụ kiểm sóa 50 người dân Ai Cập để thực hiện chuyên chính kiểu Mubarak (tại Tầu cũng như tại VN tỷ lệ này cũng tương đương như vậy).

Trong hơn 30 năm qua, Mỹ chủ trương phá giá đồng dollar tối đa, để mọi người dân các xứ nghèo đều có thể tiếp cận dollar.Việc này cũng làm cho uy tín của Mỹ cùng vị thế của đồng dollar giảm xuống, khiến cho mấy anh Tầu ở Bắc kinh tưởng bở cứ nghĩ rằng Mỹ nay rất yếu thế, nên Bắc Kinh cứ thế làm tới bất chấp kế lớn đã bung ra để lùa Tầu vô tròng. Cho nên Song-Hong-Bing trong Chiến Tranh Tiền Tệ đã trúng kế Mỹ, do hoàn toàn không hiểu hệ thống Mỹ phức tạp như thế nào, kế sách ra sao, nên mới viết bậy nhằm biện minh cho chủ trương của Bắc Kinh trong vấn đề đồng Yuan. Mặt khác dưới thời ông Bill Clinton, Mỹ đã chủ trương mở rộng tự do thương mại toàn cầu để khuyến khích tiêu thụ hàng hóa giá thật rẻ, đồng dollar cũng rất rẻ.Thế là toàn cầu đua nhau tiêu thụ bất chấp sức chịu đựng của nền kinh tế thế giới cũng như nước họ. (lấy NAFTA như công cụ tuyên truyền nhằm thúc đẩy đà tiêu thụ toàn cầu, để tăng cường súng đạn cho Bắc Kinh để Hán Hoa nổi loạn.

Mỹ chuyển sản xuất đến duyên hải Hán Hoa để biến vùng này thành khu chế xuất khổng lồ lấn át các nơi khác, làm cho hàng hóa do Hán sản xuất với giá cực rẻ. Các đại Cty kỹ thuật cao của Mỹ chuyển công việc ra bên ngoài, thực hiện thương mại quốc tế để kiếm lời từ thị trường thế giới.Hiện nay nhiều Cty Mỹ, trên 60% lợi tức đến từ thị trường bên ngoài Mỹ như CISCO, HP hay Apple là cụ thể.Như vậy toàn cầu hóa thị trường cần được coi là đòn xâm lăng của các đại Cty đa quốc do Mỹ nắm quyền chi phối toàn diện.Nhìn thế để thấy sức mạnh Mỹ được củng cố như thế nào.Mỹ phối hợp nhiều nước đem Cell Phone bán với giá thật rẻ, ai cũng mua được cả, thật là vi diệu.Cần lưu ý là lúc đầu phát triển của thị trường Cell Phone, hầu như Mỹ ít tham gia, để cho Nokia, Nhật, Đại Hàn sản xuất chiếm lĩnh thị trường thế giới (dĩ nhiên mọi thứ đều từ Mỹ mà ra cả).Mỹ dùng các lực này cho đi trước để mở đường, cho đến khi Apple's nhập cuộc với I Phone chiếm lại thị trường thế giới làm cho khối anh khốn khổ.Lúc Cell Phone thịnh hành tại Á Châu, các dịch vụ Cell Phone được Mỹ đứng sau cho thử nghiệm, trong khi tại Mỹ thì dân Mỹ chủ yếu xử dụng Internet trong trao đổi thông tin.Việc này đã củng cố yahoo một thời (lại có anh Tầu là Yang dính vô yahoo) cho đến khi 9-11 nổ ra làm tiêu tan kỹ nghệ dot .com, yahoo mất vị thế.Sau đó Mỹ cho ra đời Google's, cổ phiếu tiến như phi mã có lúc lên đến trên 800 điểm, khôi phục lại thị trường chứng khoán New York trong khi cổ phiếu các anh khác xuống giá sau vụ 9-11 thời Ô. Bush.

Song song với các diễn biến như vậy, Ô Bush tiến hành gây áp lực với Bắc kinh về tỷ giá đồng Yuan.Mặc dù ai cũng biết chẳng đi đến đâu, nhưng Ông Bush vẫn để Ô Hanz Paulson Bộ Trưởng Ngân Khố là đại diện cho phố Wall cùng giới công nghiệp Mỹ đến Bắc Kinh đánh giá lần chót về lập trường của Bắc Kinh liên quan đến nhiều vấn đề sinh tử của thế giới.Nếu Bắc Kinh thuận theo đề nghị của Mỹ thì Mỹ sẽ cho kinh tế thế giới hạ cánh từ từ tránh được khủng hoảng tiền tệ cuối thời Ông Bush, việc này cũng dẫn đến chố Hán Hoa bị phân làm nhiều mảnh trong êm thấm. Bắc Kinh quyết thực hiện chủ trương đối đầu, Mỹ cho khủng hoảng tài chánh nố ra năm 2008 trước cuộc bầu cử đưa Ô Obama lên làm TT Mỹ để thi hành chủ trương dân chủ hóa Trung Đông cùng Bắc Phi để mở đường cho dân chủ hóa toàn Á Châu.Hồ Cẩm Đào muốn đến thăm Mỹ và muốn được tiếp đón long trọng, chuyến đi cứ bị trì hoãn vì các vấn đề nêu trên.Do thế tôi đã sớm đi đến kết luận: họ Hồ đến Mỹ tuy được tiếp đón như yêu cầu nhưng đầy bẽ bàng là vậy.Hồ đến Mỹ cũng là lúc đánh dấu bước khởi đầu của tiến trình dân chủ hóa thật sự tại Á Châu, cho dù Hồ được phía Mỹ tiếp đón đúng theo yêu cầu

Nhiệm vụ chính yếu của Ô Obama là làm thay đổi theo hướng dân chủ hóa thế giới Hồi Giáo tại trung Cận Đông và Bắc Phi, Ông đã làm việc này rất tốt. Ngay từ cuối thời Ô Bush, để chuẩn bị cho cách mạng tại Trung Đông, Mỹ không để cho bất cứ anh nào nắm quyền chi phối hệ thống Cell Phone toàn cầu bằng cách cho các cty Mỹ nhập cuộc cả trong lãnh vực cell phone lẫn mạng truyền thông bằng Cell Phone.Face Books, Twitter được cho ra đời là vậy, để hình thành mạng truyền thông xã hội (Social Media) do Face Books làm chủ để biến mỗi Cell Phone thành một người chiến binh vô hình được gài vào khối quần chúng nay ý thức đầy đủ hơn về quyền lực của mình đối với mọi chế độ độc tài. Do thế, khi vụ Ai Cập nổ ra, tôi sớm đi đến kết luận là Bắc Kinh rất mực âu lo là vậy. Mỹ dám bất chấp các đe dọa về an ninh, dám thực hiện cuộc cách mạng trong lòng thế giới Hồi Giáo, như vậy kế sách của Mỹ đang cho tiến hành nhằm lật đổ mọi chế độ độc tài khác, kể cả Hán Hoa. Dĩ nhiên cách thi hành cùng thời điểm khác nhau đối với từng vùng.Cụ thể là cách mạng đợt một chỉ giới hạn tại Trung Cận Đông cùng Bắc Phi mà thôi, bước thứ hai mới là Nam Á cũng như Viễn Đông, bước hai này tất yếu phải trải qua đau khổ chứ không thể chỉ là cách mạng ôn hòa kiểu Ai Cập được.

Ngay tại Trung Đông, Bắc Phi vẫn phải đổ máu nhưng giới hạn (tại Ai Cập 300 người bị chết) tại Syria cục diện tế nhị hơn vì Syria còn liên hệ với Iran cùng các nhóm Herbollah, Hamas tại Palestine, cho nên sẽ sảy ra chậm hơn các nơi khác, có thể vào cuối của giai đoạn một.Syria do thiểu số Shia lãnh đạo độc tài đa số theo Suni, nên nguồn cơn của khủng hoảng đã nằm sẵn trong lòng Syria rồi. Nhiều khả năng là Syria sẽ phải mất mát lớn hơn so với Ai Cập, vì việc thay đổi ở đó còn liên quan đến Liban với nhóm Herbollah đang thao túng cùng với nhiều trại định cư của người Palestine hiện con số lên đến gần triệu người.Việc này có thể cần đến sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ cùng kết hợp với Ai Cập Mới trong việc áp đặt một giải pháp cho vùng Tiểu Á, tránh cho Do Thái cũng như Mỹ phải trực tiếp can thiệp.Việc này sẽ mở đường cho Hồi Giáo với Do Thái hòa giải với nhau thật sự.Việc này cũng phải do Mỹ dàn dựng mới xong được, có thể trong năm 2012.

Trình bày vắn gọn như vậy để ta thấy là mọi biến cố đang sảy ra tại Trung Cận Đông, Bắc Phi đều đã được chuẩn bị từ rất lâu, một cách chi tiết, nhằm thúc đẩy cao trào cách mạng nổ ra tại trung tâm của thế giới Hồi Giáo, với khối dân số hiện nay đã lên đến 1.6 tỷ người và trong 20 năm tới đây sẽ lên đến 2.2 tỷ.Dân chủ Hóa thế giới Hồi Giáo là nhu cầu rất cấp bách hiện nay.Tự thân Hồi Giáo cũng như các nước Á Châu khác không thể tự mình thực hiện cải cách xã hội được, nên rất cần sự tiếp tay dàn dựng từ bên ngoài một cách kín đáo Ngay cả khi bước vào tiến trình xây dựng lại sau cách mạng, các nước đó vẫn cần sự trợ giúp từ bên ngoài, để bảo đảm tiến trình dân chủ hóa được thực hiện đầy đủ.Đó là điều ta cần học hỏi đến nơi đến chốn.

ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO

Cuộc cách mạng bất bạo động tại Ai Cập được dàn dựng tuyệt hảo, được thực hiện nhắm ngay vào vùng chiến lược nối liền Châu Phi với Trung Đông Hồi Giáo, nơi có nền văn minh được coi là tối cổ đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đối với trào lưu văn minh trong vùng Địa Trung Hải cũng như Trung Đông-Lưỡng Hà suốt mấy ngàn năm qua.Nên ảnh hưởng của biến cố này báo hiệu hàng loạt các hiệu ứng đối với nhiều nơi khác trên thế giới.Liệu biến cố này có phải là dịp để Ai Cập khôi phục lại niềm tự hào xưa hay không? đó là điều tùy thuộc vào quyết định của chính người dân Ai Cập hôm nay.Các diễn biến hiện nay cho thấy, có nhiều dấu hiệu cho thấy người dân Ai Cập biết nắm lấy vận hội lịch sử này. Do vậy ta cũng nên xem xét các ảnh hưởng đối với các nơi khác ra sao. Truyền thông thế giới không vô tình khi gọi Ông Hosni Mubarak là The Last Faraoh, gọi giới lãnh đạo cuộc Cách Mạng Ai Cập là Establishment, hai ngôn ngữ này đều là các ẩn ngữ mô tả vị trí của Ai Cập trong tương lai cũng như sức mạnh của Ban Lãnh Đạo Ai Cập thực sự trong bóng tối vậy.Nhiều vị vì không thấy mật ngữ này nên không hiểu thực sự họ nói gì.

Với Mỹ liên quan đến cuộc bầu cử 2012

Như thế, nhiệm vụ chính yếu của Ô Obama hoàn tất.Trong điều kiện đó khả năng ông làm tiếp nhiệm kỳ hai xem ra đang lu mờ dần, vì cuộc khủng hoảng đợt hai đang đến gần kề có thể cũng năm 2012 trước lúc bầu cử để đưa Cộng Hòa ngồi ở Bạch Cung.Cộng Hòa có kinh nghiệm giải quyết vấn đề Viễn Đông/Nam Á hơn là phía đảng Dân Chủ.Cần ghi nhớ là chính Brezinsky là người đã đưa Ayatollah Khomeini về nước năm 1979, thông cáo chung Thượng Hải, mối quan hệ với Ấn Độ cũng như với các nước Á Châu khác đều được xây dựng trong thời các TT Cộng Hòa.(tuy vậy vẫn cần xem xét cẩn trọng vì còn quá nhiều bất ngờ đối với tình hình).

Hiện nay đang thấy một vài chuẩn bị từ phía Mỹ, như việc Ông Dick Cheney mới đây phát biểu trong Hội Nghị CPAC (tức là Hiệp Hội Cộng Hòa Bảo Thủ, Conservative Political Action Conference) là: Ông Rumsfeld đã hai lần làm Bộ Trưởng Q/P, nếu ông làm thêm lần thứ ba cũng rất phù hợp.Nhiều lời chống đối tại hội nghị này khi Ô Cheney nói như vậy.Nhưng đó là điều rất thực.Kế đến là cuộc khủng hoảng thứ hai xem ra đang đến gần, cho dù thị trường cổ phiếu vẫn đang gia tăng có thể đạt đến đỉnh điểm trên 12,500 trong năm nay (như đã dự trù trước đây), nhưng nguồn gốc của bất ổn tài chánh tại Mỹ ngày càng tăng do nợ của chính phủ Liên Bang, các bang cùng các Quận hạt.Nợ công của các bang cùng các quận hạt tại Mỹ đã lên đến con số 3,000 tỷ dollar, trong khi chính quyền địa phương vẫn không thể thực hiện được các biện pháp quyết liệt là giảm chi, tăng thuế. Cái vòng luẩn quẩn liên quan đến tài chánh công tại Âu Châu, tại Mỹ cũng như Nhật thực ra chỉ có thể giải quyết bởi các chủ trương quốc tế để đem lại trật tự tài chánh thương mại toàn cầu thì kinh tế thế giới mới ổn định trở lại được.Cũng khá rõ là Ô Obama trong hơn hai năm làm TT đủ để chứng minh rằng ưu tiên chiến lược cũng là nhiệm vụ chính yếu mà Ô được giao phó chủ yếu chỉ tập trung vào vấn đề dân chủ hóa Bắc Phi cùng Trung Đông Hồi Giáo mà thôi, Ông ít có nhiệm vụ giải quyết vấn đề kinh tế Mỹ cũng chính là của thế giới.

Với Ai Cập sau Cách Mạng

Ông Mubarak rời khỏi chính trường Ai Cập cũng khá giống với sự ra đi của Ông Suharto, TT Indonesia trước đây, mặc dù cả hai cũng đã mắc một số sai lầm, nhưng không phải đối diện với tình huống ngặt nghèo như các nhà chính trị tại Á Châu trong thập kỳ 1950-60 thường bị thay đổi bằng các coup đảo chánh quân sự.Điều này cho thấy rất rõ là các giới chức chính trị Mỹ vào thời kỳ đó thuộc tầng lớp cũ nên quen với việc xử dụng bạo lực, bất chấp các hậu quả về mặt tâm lý cũng như đạo đức đối với phần còn lại của thế giới, mà nước Mỹ nếu muốn xiển dương chính nghĩa của mình cần ra sức thuyết phục.Việc này cũng cho thấy, hệ thống tình báo cũng như các mối quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia khác vào thập kỳ 1940-50-60 chưa đủ vững trãi và chưa đủ trải qua thử thách.Hai bên vẫn nghộ nhận khi giao tiếp với nhau.Ngày nay Mỹ khôn ngoan hơn cách nay mấy chục năm rất nhiều, vả lại tình hình đã chín mùi để tiến hành dân chủ hóa thế giới sau hơn 60 năm trải qua đầy sáo trộn.Biến cố Ai Cập đánh dấu bước chuyển mình đó, nên được toàn thế giới quan tâm.

Dĩ nhiên ông Mubarak ra đi chỉ mới là bước khởi đầu đánh dấu thời đại mới của lịch sử Ai Cập.Truyền thông thế giới gọi ông Mubarak là The Last Faraoh, ý muốn nói là Ai Cập không thể trở lại con đường độc tài được nữa.Quân đội Ai Cập lãnh quyền tạm điều hành đất nước.Như vậy hệ thống an ninh tình báo tại Ai Cập không bị phá hủy sau khi Ông Mubarak ra đi, nhưng thật rõ ràng là cần cải tổ lại cho hợp với một nước Ai Cập mới được cai trị bởi Luật.Điều này cũng ảnh hưởng đến chủ trương đối ngoại của Ai Cập đặc biệt liên quan đến Do Thái cũng như các nước kế cận Do Thái như Syria, Liban, Palestine vốn được coi là vùng bất ổn nhất tại Tiểu Á hiện nay. Các lời tuyên bố mới đây của Hội Đồng Quân Sự tạm quyền điều hành đất nước Ai Cập cho thấy không có sự thay đổi đối với vấn đề Do Thái, cho nên một cuộc đụng độ giữa Do Thái với Ai Cập chắc chắn sẽ không sảy ra.

Quan trọng nhất là Ai Cập thực tế đã hình thành được một ban lãnh đạo bao gồm nhiều trí thức tại hải ngoại lẫn trong nước.Nhiều người hiện đang làm việc tại nhiều Trung Tâm nghiên cứu đầy uy tín tại Mỹ, một số khác đang làm việc tại Âu Châu, phía quân đội thì các cấp lãnh đạo trẻ, như vị tướng Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Ai Cập 63 tuổi là người có thực quyền là người được đào tạo tại Mỹ.Do thế các phương tiện truyền thông Phương Tây mới nói đến các Establishment người Ai Cập là vậy.Nhóm lãnh đạo này hiểu thấu là nên làm gì vào lúc này.Việc soạn thảo Hiến Pháp mới cho Ai Cập, tổ chức bầu cử các cấp, xây dựng hai chính đảng chính trị đại diện cho hai khuynh hướng chính trị khác nhau trong lòng xã hội Hồi Giáo Ai Cập cũng như tại nhiều nước khác, sẽ đặt căn bản cho thế giới Hồi Giáo được cai trị bởi Luật, tổ chức và quản trị đất nước một cách trong sáng.Việc này sẽ mở đường cho Ai Cập củng cố vị trí lãnh đạo của họ trong vùng Châu Phi Hồi Giáo cũng như giữ quân bình trong tương quan với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iran ở phía đông (sau này), đúng như lịch sử lâu đời của vùng Trung Cận Đông đã để lại như vậy.

Do vậy Ai Cập cần ổn định tình hình càng nhanh càng tốt để chuẩn bị cho vai trò là thế lực trụ cột nắm quyền điều phối khu vực Bắc cũng như Đông Phi Hồi Giáo. Cả vùng này trong thời gian qua đã trở nên rất bất ổn, đang bị Hán Hoa xâm lăng toàn diện, trong khi các thế lực Mỹ, Âu Châu không thể can dự trực tiếp được ngoài việc đứng sau hỗ trợ các thế lực trong vùng thực hiện các chủ trương tự quản của chính các nước đó phù hợp với đường hướng của thế giới.Do thế, ta có thể dự trù sau năm 2013, chính sách ngoại giao của Ai Cập mới sẽ rất mực tích cự đối với vùng Trung Cận Đông có phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như vùng Châu Phi Hồi Giáo.Các vấn đề Sudan, Ethiopia, Chad, Niger, Kenya. Những vấn đề khu vực nên do thế lực trụ cột trong khu vực đó chủ động phối hợp vẫn hay hơn là do Mỹ trực tiếp can thiệp.Do thế, tôi nghĩ rằng Ông Obama chỉ làm TT một nhiệm kỳ là vậy, để sau năm 2013 ông trở thành sứ giả cao cấp của quyền lực điều phối các hoạt động trong vùng Châu Phi Hồi Giáo phối hợp với thế lực trụ cột là Ai Cập. Việc này sẽ có sự hỗ trợ của guồng máy ngoại giao, viện trợ kinh tế kỹ thụât, cùng quân sự của lực lượng Mỹ đã sẵn sàng hiện diện trong vùng như tại Djibouti cùng nhiều nơi khác tại Ấn Độ Dương cũng như Địa Trung Hải.Dù vậy Âu Châu sẽ phải giữ một vai trò quan trọng trong vùng này để giúp cho vùng Châu Phi phát triển, được coi như sự trả nợ đối với chủ trương thực dân mà Âu Châu đã chiếm đóng vùng này suốt mấy thế kỷ (do thế, trong diễn đàn, tôi mới nói đến trách nhiệm đạo đức của Âu Châu đối với Châu Phi là vậy).Mở rộng quan niệm này, quan niệm tôi đã trình bày trong các bài viết khác nhau trước đây, để rút ra bài học liên quan đến Nam Á cũng như ĐNÁ sau này.Hy vọng vào thời điểm khoảng năm 2014 chăng.

Ai Cập rồi ra sẽ chỉ có hai đảng chính trị mà thôi, một do El Baradei lãnh đạo giới trẻ là chủ lực trong cuộc cách mạng này, có thể lấy tên là Đảng Dân Chủ chẳng hạn; đảng kia do vị khác nguyên là Tổng Thư Ký các nước Hồi Giáo lãnh đạo với sự tham dự của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo theo chủ trương Hồi Giáo ôn hòa.Tổ Chức Huynh Đệ Hồi Giáo không còn sự chọn lựa nào khác, nếu không sẽ bị đào thải.Kế này thực toàn hảo vì vừa bảo toàn được guồng máy cai trị để không gây sáo trộn dựa trên sự khôi phục lại niềm tự hào dân tộc Ai Cập để Ai Cập trở thành thế lực lãnh đạo cấp vùng trong cấu trúc quyền lực toàn cầu.

Vườn hoa nhân loại sẽ gồm muôn sắc hoa là vậy.Vườn hoa nhân loại này từ trước đến nay vẫn chưa thể xây dựng được do các tranh chấp liên tục giữa con người với nhau. Ngày nay muốn xây dựng vườn hoa nhân loại mà mọi người trên trái đất này hằng mong đợi, cần phải có người biết thiết kế, điều tiết thì vườn hoa mới hình thành được.Ngay cả khi hình thành thì vườn hoa đó vẫn phải được tiếp tục chăm bón, cắt bỏ những nhánh sâu mọt để giữ cho vườn hoa lúc nào cũng thắm tươi.Ôi, việc còn dài ở phía trước.Vấn đề là người Việt ta có sẵn sàng tinh thần để xây dựng, cắt tỉa, chăm bón phần vườn hoa nhân loại trong phạm vi trách nhiệm của ta hay không?Phạm vi trách nhiêm của ta đến đâu?Xây dựng thế nào?Đó là câu hỏi lớn đối với mọi người VN hôm nay.

Bài học Ai Cập dạy ta rất nhiều điều bổ ích.Cuộc Cách Mạng tại Ai Cập chính là Hướng Tâm vận động, chính là Làn Sóng Đáy đúng như lời cụ Lý đã nói trên 60 năm trước.Người Mỹ cùng quyền lực toàn cầu không nói nhưng họ làm được, chúng ta nói nhưng không thể làm được.Do thế việc xử dụng sức mạnh trong 60 năm qua đối với nhiều vùng trên thế giới, khi nhìn thoáng qua có thể nhiều người sẽ lên tiếng trách cứ Mỹ, nhưng thực tế của thế giới đầy hỗn mang trong suốt thế kỷ 20, nay vẫn còn tồn tại đâu đó, nếu không biết và dám xử dụng sức mạnh thì làm sao có thể xây dựng được vườn hoa nhân loại đầy mầu sắc được.Xin mọi người cứ bình tĩnh chuẩn bị tất cả những gì  mà mỗi người trong chúng ta có thể chuẩn bị được.Trớ trêu của lịch sử là: "Có những việc người Mỹ chẳng thể nói, nhưng ta lại ở vào vị thế thuận lợi để nói, thế mới hay".

Các nơi khác

Khi biến cố Ai Cập nổ ra, chẳng thiếu bậc thức giả người Việt vội nghĩ rằng sẽ lan rộng ngay tức khắc trên quy mô toàn cầu, nhận định đó sai hoàn toàn, vì không nhà làm chính sách toàn cầu nào lại vội vã đẩy tình hình tiến quá nhanh đều khắp được.Hành động như vậy sẽ dẫn đến chỗ tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát.Do thế, quan điểm của tôi rất cụ thể là: "cần gấp rút xây dựng con chủ bài Ai Cập, khôi phục niềm tự hào của Ai Cập huy hoàng trong quá khứ lịch sử nước này, đồng thời cũng giúp việc khôi phục lại niềm tin của người dân Châu Phi vốn đã mất hết tinh thần trong suốt mấy trăm năm qua, vẫn đi tìm một lối thoát mà chưa thấy.Chính Ai Cập mới nắm vai trò lãnh đạo cấp vùng, để sau này có thể ngồi trong Ban Lãnh Đạo Toàn Cầu đại diện cho Hồi Giáo Trung Đông cũng như Châu Phi Hồi Giáo nói chung" Do thế, tôi không thấy các quân cờ domino diễn biến đều khắp ngay sau biến cố tại Ai Cập.Các quân cờ domino sẽ đổ chỉ giới hạn trong vùng Bắc Phi, cận đông mà thôi, các vùng khác tại Nam Á cũng như Viễn Đông chỉ có thể diễn biến sau biến cố lớn sẽ sảy ra đối với toàn vùng này.Thời điểm có thể nhìn thấy trước được chỉ trong mấy năm tới đây.Do thế ta cần xem xét thêm về các hệ lụy của biến cố Ai Cập đối với Nam Á cũng như Viễn Đông.

Bắc Kinh tỏ ra hoang mang cùng cực khi sự kiện Ai Cập nổ ra.Bắc kinh tự hiểu là, khi Mỹ dám coi thường sự ổn định trong vùng Trung Đông Hồi Giáo thì Mỹ bắt đầu một kế sách toàn diện đối với Á Châu cũng như Châu Phi, nếu không có một kế hoạch tổng thể đó Mỹ không đứng sau các vụ xuống đường tại Bắc Phi cũng như Trung Đông.Như vậy ngay sau đó Mỹ sẽ chuyển hướng nhắm vào Viễn Đông cùng Nam Á trải dài từ Iran đến duyên hải Hán Hoa. Mỹ hành động quyết liệt thì Hán Hoa cùng Hồi Giáo cực đoan càng phải ra sức hành đông gấp rút để ngăn chặn ý đồ chiến lược của Mỹ, cho dù việc này sẽ mau chóng dẫn đến chiến tranh.Phía Mỹ cũng như Âu Châu cũng phải tính đến các phản ứng trong lòng thế giới Hồi Giáo cũng như Bắc Kinh.Mặt khác các thế lực Hồi Giáo trọng căn cũng kinh hoàng khi cách mạng Ai Cập thành công mà không gây ra bất ổn chính trị, các nhóm đó chắc chắn sẽ tập trung đánh vào chính nước Mỹ cũng như Âu Châu hoặc tại các nơi có hiện diện của Phương Tây.Cả hai thế lực này (Hán và Hồi Giáo cực đoan) đều đang ráo riết chuẩn bị coup ra tay lớn theo lối cùng hủy diệt.Do thế Mỹ cũng đang ráo riết chuẩn bị cho mọi tình huống có thể sảy ra.

Cuộc cách mạng tại Ai Cập cùng nhiều nơi khác bắt nguồn từ nạn thiếu thực phẩm nghiêm trọng do đà tiêu thụ quá lớn đột ngột gia tăng khi các nước mới nổi trở nên giầu có nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm trong khi nguồn cung cấp không tăng.Như lời Ô Thomas Friedman trong bài viết mới đây trên tờ New York Times hôm Feb-5 khi ông đích danh nói thẳng là bất ổn tại Ai Cập gián tiếp xuất xứ từ Hán Hoa khi nước này tiêu thụ quá nhiều thực phẩm của thế giới.Khi biến cố Ai Cập nổ ra cách nay 3 tuần, Bắc Kinh giữ lập trường im lặng ngồi chờ.Đến khi trước lúc Ô Mubarak từ chức giao quyền lại cho Phó TT Suleiman nhiếp chính để thực hiện việc chuyển giao quyền lực cho quân đội, Bắc Kinh mới lên tiếng yêu cầu nước ngoài (ám chỉ Mỹ) không nên can thiệp vào vấn đề Ai Cập.Giá mà Bắc Kinh giữ im lặng lại hay hơn, qua đó cho thấy mức độ mất tinh thần của Bắc Kinh đối với biến cố Ai Cập.Nhưng phía Mỹ chuẩn bị tối đa để ứng phó.Xin đan cử vài điều.

Bạch Thư Quốc Phòng Mỹ năm 2011 đã đặc biệt tập trú vào Á Châu nhắm hai chủ trương rõ rệt là ngăn ngừa chiến tranh, đồng thời quân Mỹ cần tăng cường vai trò lãnh đạo, hợp tác cùng các quốc gia khác.Hoa Kỳ cần chuẩn bị cho tương lai đầy biến động và không chắc chắn bằng việc hợp tác với các đồng minh, đồng thời tăng cường lực lượng ở những khu vực nhiều đe dọa, đặc biệt trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.Mặt khác theo Giám Đốc CIA cũng như GĐ Tình Báo Quốc Gia Mỹ điều trần trước Quốc Hội đã nói về chiến trường của tương lai, trận Pearl Harbor sắp tới rất có thể là trận tấn công trên mạng.Trong khi đó Bộ Nội An báo động khủng bố cao hơn hết kể từ sau ngay 9-11.Theo một nguồn tin khác (do anh Toàn chuyển) để lộ cho thấy Bộ Nội An cùng cơ quan Khẩn Cấp Quốc Gia dự trù mua 14 triệu mền, Hải Quân dự trù mua thêm 70,000 bao đựng xác để có thể phải tạm thời chôn xác dưới biển nhằm đề phòng một cuộc động đất lớn có thể sảy ra trong vùng bang Misouri.Trong tháng Jan-2011 các nhà khoa học tại Cali thông báo một dự kiến gây kinh hoàng cho nhiều người là Cali có thể bị mưa lũ kéo dài liên tục 40 ngày làm ngập lụt 40% diện tích Cali, gây thiệt hại khoảng 400 tỷ dollar. Lũ lụt cuối năm rồi tại Úc quả thực đáng được coi như Đại Hồng Thủy, hay một Tsunami nội địa như lời các cơ quan truyền thông nói tới.Thiên tai còn dài dài tàn phá thê giới này trong các năm tới.Theo dự báo của Cơ Quan Lương Thực thế giới, nạn thiếu hụt lương thực còn kéo dài đến năm 2015.

Đối với Hán Hoa, bề ngoài luôn lên tiếng hù dọa đánh Mỹ, tấn công lân bang, nhưng trong lòng lại rất âu lo khi Mỹ chơi bạo quyết chẳng dung tha, mặc dù bề ngoài Mỹ nói truyện rất mềm mỏng chỉ muốn ngăn chặn chiến tranh.Xin ghi lại vài điều.Thiên tai đã tàn phá trên 30% dịch tích trồng lúa Mỳ của Hán Hoa (khoảng 5 triệu trong 14 Hecta diện tích lúa Mỳ của Hán Hoa), các đợt lạnh khủng khiếp đang gây tai họa cho Hoa Nam và lan sang cả VN, như tại Quảng Bình theo VN net 10,000 hecta lúa cùng 2,000 trâu bò bị chết vì lạnh.Hán Hoa sẽ lâm vào thế bị thiếu hụt lương thực trầm trọng, việc chúng tung quân cướp lương thực các lân bang là thực tế hiển nhiên. Cụ thể liên quan đến bài viết mới đây của XuYunhong là Ủy Viên Dự Khuyết Bộ Chính Trị CS Hán Hoa được đăng trên tạp chí Qiushin (cầu thị) ngày 10-12-2010, là tờ báo trực thuộc Đảng CS Hán đã hô hào cần mau chóng tấn công các lân bang, thực hiện sách lược 7 điểm chống lại sách lược 6 điểm do Mỹ đang thực thi chống lại Bắc Kinh.Xu Yunhong đã nói rõ: Quốc gia không thể bảo vệ bằng thương thuyết, mà phải bằng chiến tranh (theo Người Việt.com) .Ta coi lời phát biểu của Xu Yunhong thể hiện đầy đủ chủ trương chánh thức của Bắc Kinh đối với tình hình hiện nay.

Thực tế, Hán Hoa đang âm thầm khởi chiến trong vùng Đông Nam Á sát biên giới Tầu thông qua cuộc đụng độ Thái-Campuchea. Hun Sen đã nói đó là chiến tranh chứ không phải đụng độ thường.Điều đó có nghĩa là hai bên sẽ tăng cường lực lượng tại vùng biến địa Thái-Campuchea kể cả đụng độ bằng không quân trong thời gian sắp tới đây.Xét về tương quan lực lượng thuần túy (tức là không có can dự của Hán phía sau Cambodge) thì Campuchea không thể đụng độ với Thái Lan khi tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía Thái.Nhưng thực tế lại khác, quân Hán sẽ bí mật tham gia lực lượng Campuchea mặc quân phục Campuchea để đánh lại quân Thái trên bộ, trên không cũng như trên biển, kết hợp với quân Miến cũng có sự tham gia của quân Hán đánh vào lãnh thổ Thái Lan từ hướng tây, song song với các cuộc xuống đường của nhóm áo đỏ, áo vàng đang gây bất ổn tại Thái Lan.Việc này đã sảy ra trong hai cuộc chiến tại VN trước đây rồi.

Cuộc đụng độ như vậy cũng sẽ sảy ra tại biên thùy VN với Campuchea cùng Lào trên biển trên không cũng như trên biển, kết hợp với các nhóm Hoa Kiều xâm nhập lãnh thổ VN từ hơn 15 năm qua.Chính trong bối cảnh đó, Hải Quân Hán sẽ xâm lăng Trường Sa mà thế giới chẳng thể phản đối, vì các cuộc đụng độ là giữa các nước ĐNÁ với nhau chứ không phải do quân Tầu thực hiện xâm lăng VN công khai.Mỹ càng không có đủ lý do để can thiệp.Đưa ra LHQ cũng huề vì thái độ không hợp tác của Hán Hoa.Tình hình hiện nay đang diễn biến như vậy, do thế ta cần hiểu là bài viết của Xu Yunlong thực tế đang được Bắc kinh khai triển.Rõ ràng là Hán đang thực hiện phản công đối với sách lược của Mỹ, lấy thế mạnh của Hán đối đầu với thế yếu của Mỹ trong vùng lục địa Á Châu.Khi Hán làm chủ thật sự Miến Điện, Thái Lan, Đông Dương thì Ấn Độ không thể triển khai lực lượng để chống lại Hán.Hiện có tin quân Ấn đang rút khỏi Kashmir, có nhiều chắc chắn là đem về tăng cường cho bang Arunachal Pradesh tiếp giáp Miến Điện.

Iran chuyển động

Người dân Iran đang xuống đường rầm rộ.Iran khác với Ai Cập nên đám giáo sỹ cùng lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa Hồi Giáo chắc chắn sẽ đàn áp thẳng tay các lực lượng xuống đường.Nhưng bắt đầu từ đây, Iran thực sự sáo trộn có thể dẫn đến nội chiến tạm thời, trong khi chờ cho tình hình chín mùi tại Nam Á.Việc này có liên hệ đến các nước thuộc Trung Á trước đây thuộc Liên Xô, các lực lượng này dễ dàng xâm nhập vào lãnh thổ Iran để gây bất ổn. Như thế, chiến tranh tại Nam Á thực tế đã phát khởi, chỉ chờ cơ hội nổ lớn mà thôi.Hiện có nhiều dấu báo cho thấy, giới lãnh đạo Iran tại hải ngoại đang được hình thành, cũng dựa trên sự giải thích như với giới Establishment Ai Cập cùng Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến hào quang của Persia (Iran ngày nay) dưới thời Đế Chế Achaemenid cách nay 2600 năm.Như thế, cuộc cách mạng sắp tới tại Iran là cách mạng thật sự, hình thành được một Ban Lãnh Đạo thật sự đứng lãnh đạo cuộc cách mạng tại Iran (nhưng thời điểm tôi còn phân vân, chưa thể dứt khoát được) .Việc này là hoàn toàn phù hợp với lịch sử Trung Cận Đông, theo đó ba anh lớn là Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Iran sẽ giữ quân bình cho vùng Trung Đông, khi đó Irak, Palestin, Liban sẽ được giải quyết thỏa đáng.Các nơi khác như Algeria, Yemen, Tunisia, Mauritania…không quá quan trọng sẽ diễn biến từ từ theo thời gian sắp tới đây.Khi ấy thế giới Hồi Giáo mới ổn định và được quản trị trong sáng, dẹp tan các nhóm cực đoan hoặc các giáo sỹ bảo thủ.Mặc dù vậy cũng mất thời gian khá lâu thì các thế lực bảo thủ mới biến mất khỏi thế giới Hồi Giáo khi tầng lớp trí thức Hồi Giáo Mới thực sự cải biên các xã hội Hồi Giáo thành các xã hội Duy Lý Hiện Đại.

Nhìn lại VN

Khi biến cố Ai Cập bùng nổ, nhiều người Việt chê Mỹ cũng có, nhưng đa số hy vọng sẽ lan đến VN như con bài domino.Cả hai luồng suy nghĩ đó đều không đúng với thực tế, vì VN cùng các nước thuộc ĐNÁ hay Bắc Triều Tiên bị chi phối bởi cục diện Nam Á cũng như trong mối quan hệ với Ấn Độ cùng Hán Hoa, nên cách thức giải quyết sẽ khác hẳn, thật khó tránh được mất mát nhất định.Vấn đề là Hán Hoa sẽ làm gì cụ thể đối với VN được coi là con chủ bài trong vùng.Liệu Hán Hoa có thực hiện cuộc đảo chánh tại VN hay không để biến cả vùng thành một tỉnh ngoại vi của Hán, và rồi phản ứng của thế giới sẽ như thế nào khi Hán Hoa đứng sau kế hoạch lật đổ các chính quyền thân Mỹ trong vùng bằng vào việc kết hợp kinh tế, chính trị, quân sự thông qua đạo quân Hán mặc sacư phục của quân đội các nước trong vùng để mở rộng chiến tranh giữa các nước thuộc ĐNÁ với nhau.

Đến lúc này căng thẳng giữa hai phe, ba phái tại VN đang ngày càng gia tăng khi thất bại trong chính sách mở cửa kinh tế đang ngày càng lộ rõ (hai phe là cải cách với bảo thủ, ba phái là Bắc, Trung, Nam), khi tín dụng cho VN đang bị xiết lại sau vụ Vinashin cùng nhiều vụ khác không được nói tới.Khi cho thi hành kế này, thế giới nhắm vào mục tiêu thật cụ thể và rõ ràng.Phe bảo thủ sẽ nhân đó nổi lên chống phe cải cách với lý do là: "cứ xem Hosni Mubarak khi bị Mỹ lật thì tài sản bị chiếm lại hết đến đỗi bị coi như đã chết (vụ này còn nhiều bí mật đằng sau). Tốt hết là nên theo Tầu vừa bảo vệ được Đảng vừa bảo vệ được tài sản cá nhân mà các đảng viên CS cao cấp đã chiếm hữu được trong mấy chục năm qua.Như vậy thời kỳ cùng dung hòa quyền lợi để tồn tại đã qua, bây giờ là lúc các phe phái sẽ ra mặt kình chống nhau.Cho nên một cuộc đảo chánh kiểu nào đó trong nội bộ đảng CSVN do Tầu đứng dàn dựng mé sau là điều cần suy nghĩ tới.

Nhưng cuộc cờ đầy uẩn khúc, như một bản tin mới đây được VN net  đưa ra hôm Feb-10-2011 theo lời Bộ Trưởng Tư Pháp Hà Hùng Cường là: "VN sẽ sửa đổi Hiến Pháp theo hướng Chủ Tịch Nước đồng thời là Tổng Bí Thư, cùng Tổng Tư Lệnh Quân Đội" Như vậy rõ ràng việc này nhằm tăng cường quyền lực cho ai đó.Cuộc chiến dữ dội giữa hai phe ba phái nay mới thực sự bắt đầu sau Đại Hội Đảng CS vừa qua.Xin hãy cứ bình tĩnh chờ đợi. Ôi tình hình còn đầy bất trắc, nhưng bất luận việc gì sảy ra, một khi chưa xây dựng được một ban Lãnh Đạo Quốc Gia thật sự có trí tuệ, biết phục vụ người dân thì đất nước chưa thể ổn định được.


Lê Văn Xương


Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment