Wednesday, November 30, 2011

NHỮNG VỤ TRẢ THÙ CỦA TÍN ĐỒ GIA TÔ KHI HỌ CÓ QUYỀN LỰC

NHỮNG VỤ TRẢ THÙ CỦA TÍN ĐỒ
GIA TÔ KHI HỌ CÓ QUYỀN LỰC


CHƯƠNG 5
  (Trích trong tác phẩm sắp xuất bản của nhà sử học Nguyễn Mạnh Quang)

Hình: Khải hoàn Tử thần (Triumph of Death) là truyền thống giết người của đạo Giatô [tranh của Brughel năm 1562]

    ________________________________

      Câu chuyện những người lính Gia-tô Croatia cho nạn nhân ăn thịt người và là thịt của chính người cha trong gia đình họ khiến cho chúng ta thắc mắc không hiểu những người Dân Chúa hay tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội La Mã theo cái đạo lý nào mà ghê gớm như vậy. Chuyên dã man này không phải chỉ xẩy ra ở Croatia (Nam Tư), mà cũng đã từng xẩy ra ở Việt Nam. Trong thời kháng chiến 1949-1954, Tòa Thánh Vatican âm mưu cùng với giặc Pháp thực hiện mưu đồ tách rời các vùng Bùi Chu và Phát Diệm ra khỏi nước Việt Nam ta để thành lập "Quốc Gia Gia-tô Bùi Chu" và "Quốc Gia Gia-tô Phát Diệm" (dưới danh nghĩa là các "Giáo Khu Tự Trị Bùi Chu" và "Giáo Khu Tự Trị Phát Diệm" giống như họ đã tách rời Croatia ra khỏi Nam Tư trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, và tách rời Đông Timor ra khỏi Indonesia trong những năm 1999-2001. Cũng may là cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã thành công vào năm 1954 khiến cho dã tâm thâm độc này của Vatican mới không thành tựu được. Mong rằng chính quyền Việt Nam hiện nay và những người Việt Nam còn thiết tha với tổ quốc và dân tộc, dù là ở hải ngoại hay ở trong nước, phải lưu tâm đến chuyện này. Nếu Vatican vẫn còn đang âm mưu tiến hành cái ý đồ đại gian đại ác này ở Việt Nam thì đây quả là một hiểm họa vô cùng lớn lao đối với tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta.

Chúng ta đã từng thấy tín đồ Gia-tô "ngoan đạo" Ngô Đình Diệm rất thành thực khi tuyên bố công khai với các nhân vật cao cấp trong Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ (mà không cảm thấy thẹn với lương tâm và cũng không biết ngượng miệng) rằng, "ông ta tin tưởng vào quyền lực Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực."[i] Một tín đồ Gia-tô ngoan đạo khác và cũng là một trong những tu sĩ lãnh đạo tinh thần giáo dân gia-tô trong Giáo Khu Phát Diệm là Linh-mục Hoàng Quỳnh (cũng rất thành thực như ông Gia-tô ngoan đạo Ngô Đình Diệm) khi tuyên bố công khai cho mọi người biết rằng đối với tín đồ Kitô ngoan đạo là "Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa".

Những lời tuyên bố trên đây của hai nhân vật Gia-tô có thế giá này quả thật là một tia sáng cực mạnh giúp cho chúng ta soi vào tâm tư tín đồ Gia-tô "ngoan đạo" để nhìn thấy rõ cái bản chất vong bản, phản quê hương, phản dân tộc mà Giáo Hội La Mã đã cấy vào đầu óc họ ngay từ khi mới chào đời hay từ khi mới theo đạo. Nhờ vậy, chúng ta mới nhìn thấy rõ LÝ DO TẠI SAO mà Giáo Hội La Mã đã phải mất nhiều công lao để cấy vào tâm hồn họ cái quan niệm nhân sinh và triết lý hành động như vậy đối với quê hương và dân tộc gốc của họ. Phưong cách nhồi sọ tín đồ như vây đã khiến cho Giáo Sư Lý Chánh Trung mất nhiều năm suy tư để cân nhắc giữa "Tôn Giáo Và Dân Tộc"[ii] để rồi nhờ đến lý trí và lương tâm soi sàng giúp cho ông dứt khóat "Tìm Về Dân Tộc".[iii] Thế nhưng, dù là đã "Tìm Về Dân Tộc" mà những ngày còn phải sống dưới ách thống trị của Giáo Hội La Mã qua các chế độ đạo phiệt tay sai của Giáo Hội, ông cũng vẫn cảm thấy ngày đó chỉ là "Những Ngày Buồn Nôn".[iv]

Không buồn nôn làm sao được, mỗi ngày cứ phải nghe những cái miệng của bọn cán bộ tuyền truyền của Giáo Hội luôn luôn sử dụng những hoa ngôn, sáo ngữ bằng nhũng cụm từ nặng tính cách bịp bợm như "tin mừng", "hồng ân Thiên Chúa", "phép mầu", "phép lạ", "ơn trên", "ơn cứu rỗi", đặc biệt nhất là cụm từ "hưởng nhan Chúa" để lừa bịp tín đồ và người đời!

Không buồn nôn làm sao được, khi hồi tưởng lại trước thời điểm Liên Minh Pháp - Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam, các nhà truyền giáo, các ông tu sĩ và tín đồ Gia-tô người Việt lúc nào cũng lớn tiềng đòi được tự do tôn giáo, được quyền tự do truyền đạo ở Việt Nam, nhưng ở ngay tại Tây và Nam Âu cũng vào thời kỳ này, ở bất kỳ nơi nào có quyền lực của Giáo Hội La Mã là ở đó có Tòa Án Dị Giáo với nhiệm vụ truy lùng và tóm cổ những người thuộc các tín ngưỡng khác để tra tấn, rồi đem trói vào cọc, chụm củi và châm lửa thiêu sống cho đến chết!

Không buồn nôn làm sao được, khi mà các ông tu sĩ cũng như tín đồ của Giáo Hội lúc nào cũng bô bô đòi quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam nhưng khi có một người thuộc các tôn giáo khác muốn thành hôn với người yêu là tín đồ của Giáo Hội thì người đó bị buộc phải theo đạo, phải làm lễ rửa tội theo đạo của Giáo Hội rồi mới được tiến hành làm lễ cưới!. Cái miệng của Giáo Hội ngang ngược như vậy thì làm sao chúng ta không buồn nôn được!

Không buồn nôn làm sao được, trong khi cái miệng của các ông tu sĩ Gia-tô và những con chiên ngoan đạo của Giáo Hội lúc nào cũng ra rả lớn tiếng nói những chuyện bịp bợm về "tin mừng, "hồng ân Thiên Chúa" và "ơn cứu rỗi" cùng những đức bác ái của Chúa Jesus thì những người lính thập ác trong các đạo quân thâp tự và trong các cơ quan của chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội ra tay trả thù người dân bên lương hết sức là dã man. Dưới đây là một số trong những việc làm mà Giáo Hội đem 'tin mừng " đến cho người Việt Nam chúng ta.

BỮA TIỆC RƯỢU MẬT NGƯỜI NHẬU VỚI GAN NGƯỜI CỦA BỌN LÍNH THẬP TỰ Ở PHÁT DIỆM

Dưới đây là chuyện một bữa tiệc ăn gan người rùng rợn nhất trong lịch sử nước ta. Chuyện này chỉ có những tín đồ Gia-tô mới có thể làm được, và chỉ có thể làm được khi họ có quyền lực trong tay. Đây là chuyện ăn thịt người không biết ghê sợ và uống máu người không biết tanh. Cái văn minh này được các nhà truyền giáo Gia-tô truyền vào Việt Nam mà họ thường cao rao là đem "tin mừng" và "Hồng Ân Thiên Chúa" đến Việt Nam rao truyền và cấy vào đầu những người Việt Nam theo đạo Gia-tô. Bữa tiệc ăn gan người này được ông Cửu Long Lê Trọng Văn kể lại trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng. Dù là bài viết khá dài, chúng tôi cũng xin ghi lại đầy đủ để quý vị có cái nhìn rõ hơn về tình cảnh đất nước ta lúc bấy giờ và nhìn thấy rõ bộ mặt thật của những người hàng ngày vẫn xưng danh là con Chúa, mượn danh Chúa làm những việc làm bạo ngược, bôi nhọ Chúa Jesus. Người víết gọi chuyện này là "Bữa tiệc uống rượu mật người nhậu với gan người của đám lính thập tự Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Hoàng Quỳnh.". Dưới đây là nguyên văn:

"Hồi ấy nhiều vùng ở Nam Định và Ninh Bình, phần nhiều những làng có dân Gia Tô cư ngụ, người Pháp đển tuyển mộ lính "Partisan, commandos", tổ chức và phát súng ống để chống lại Việt Minh. Nhiều làng ban ngày thì Hội Tề kiểm soát, ban đêm thì Việt Minh kiểm soát. Việc đi lại của dân chúng rất khó khăn, thường hay xẩy ra bắt bớ. Nếu ai không chứng minh được giấy tờ hay lý lịch thì bị làm khó dễ, nếu không bị lính của Tây bắt nhốt trong đồn thì cũng bị Du Kích của Việt Minh bắt giữ và giam lỏng tại trụ sở Ủy Ban Hành Chính. Thật là cảnh ly loạn do thực dân Pháp mang đến làm khổ dân tình. Vì tình trạng xẩy ra như vậy cho nên người dân, nhất là những người đi buôn bán ở những vùng xôi đậu đều phải thủ giấy tùy thân trong người. Có người có đến hai loại giấy tờ của cả hai bên. Còn những người khôn khéo rộng xã giao có khi chẳng cần lận một thứ giấy tờ gì trong người mà ải nào qua cũng lọt. Khổ nhất là người dân ở vùng xôi đậu bị một cổ hai tròng vì nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả ông cha cho nên khó bề mà bỏ đi đâu được. Nhất là những ngày Pháp hành quân. Phần tôi, gốc gác ở Liên Khu Tư, có vóc dáng học sinh trắng trẻo và lại cũng biết chút tiếng Pháp. Phần khác, gia đình tôi quen rất nhiều cha cố và các công chức làm việc cho Pháp ở vùng Tề nên sự đi lại của tôi lúc bấy giờ không mấy lo ngại.

Hôm ấy nhằm những ngày gần cuối năm. Tuy súng vẫn nổ cắc bùng mà ở vùng nào dân mình cũng chuẩn bị ăn Tết Nguyên Đán. Gia đình tôi cũng sửa soạn Tết. Vì biết tôi gan dạ nên Mẹ tôi đưa tiền tôi vào vùng Pháp chiếm đóng để sắm Tết và luôn thể thăm những người thân. Tôi đang đi ở vùng Tề thì đột nhiên nghe nhiều tiếng súng nổ một cách khác thường. Ngay sau đó là những toán lính Sénégalais rạch mặt đi đường ruồng bố. Không may cho tôi, có mây tên người Việt thám báo nghi ngờ tôi là liên lạc viên của Việt Minh bèn bắt giữ tôi lại. Chúng dẫn tôi về Phòng Nhì để giao lại cho viên sĩ quan Pháp. Nhờ nhanh trí, khi gặp viên sĩ quan Phòng Nhì Pháp, tôi bình tĩnh nói tôi là học sinh, muốn đi học lại nên muốn đến Ninh Bình liên lạc với người bà con hiện làm ở Tòa Án để thu xếp việc dời đổi nơi ở. Không hiểu vì cảm tình nghe tôi nói tiếng mẹ đẻ của hắn hay vì một lý do nào khác, tên Trung Úy Phòng Nhì này không làm khó dễ gì tôi, mà còn cấp cho tôi một giấy chứng nhận tôi là học sinh. Thế là tôi thoát nạn. Từ nay có bửu bối trong mình nên được tự do đi lại trong vùng Pháp chiếm đóng.

Vì có cuộc hành quân của Pháp ở dọc đường nên làm trễ nải việc đi bộ của tôi đến Ninh Bình. Đi qua Nho Quan đã xa, đi mãi thỉnh thoảng gặp những toán lính Pháp gốc Phi Châu hành quân dọc đường. Một lần nữa tôi bị một toán lính Phi Châu chặn lại hỏi giấy. Vừa may, lúc ấy có một sĩ quan Pháp đến. Tôi liền móc túi lấy giấy vừa được cấp, trình ngay cho viên sĩ quan Pháp. Hắn bảo tôi: "Gần tối rồi. Đừng đi nữa. Nhà binh đang hành quân". Tôi chỉ gật đầu tỏ vẻ cung kính, nói: "Oui, mon lieutenant". Chắc hắn tội nghiệp tôi vì thấy tôi có dáng nho nhã học sinh. Hắn liền gọi tên trưởng đồn người Việt lại, rồi bảo tên này: "Nhà mày rộng. Xếp cho anh này một chỗ nằm đêm nay". Rồi hắn quay lại nói với tôi: "Đi theo Trưởng Đồn về nhà hắn ngủ. Nhớ sáng mai có đi cũng đừng đi sớm. Nhà binh đang hành quân. Nguy hiểm lắm!" Tôi cảm ơn hắn rồi đi theo tên trưởng đồn về nhà.

Nhà tên trưởng đồn ở ngay sát cạnh đồn. Tối hôm ấy, vì lạ chỗ tôi không ngủ được. Phần vì ở ngay bên cửa sổ buồng tôi ngủ, có những tiếng quát tháo om xòm và những tiếng kêu la thất thanh vọng đến như đập vào tai tôi. Hình như có nhiều người đang bị tra tấn, đánh đập ngay ở bên kia đồn và cứ liên tục cho đến gần sáng. Sáng lại, có mấy chiếc xe nhà binh chở những người võ trang của Cha Tổng mà sau này tôi mới biết là Cha Tổng Hoàng Quỳnh cùng toán lính tự vệ của ông ở Phát Diệm đến vào nhà tên trưởng đồn. Bên này, tôi nghe cuộc nói chuyện giữa Cha Tổng và tên trưởng đồn không mấy rõ, tiếng được, tiếng mất. Hình như Cha Tổng ra lệnh bắn bỏ mấy tên Việt Minh vừa bị bắt, giết xong thì chặt đầu rồi bêu ở ngõ ra vào làng để làm gương và để hù dọa những người theo Việt Minh. Thế rồi, chỉ một lúc sau là Cha Tổng và toán lính ra về.

Sau đấy, tôi định ra chào tên trưởng đồn nói cám ơn, nhưng tên này đã đi sang đồn rồi. Tôi liền ra chợ gần đấy tìm mua xôi ăn để tiếp tục lên đường. Lúc ra đến chợ thì thấy mấy tên lính Commandos giải ba người bị trói ra phía trước chợ. Những người bị bắt đầu tóc bù xù, quần áo tả tơi, mình dính đầy máu. Có một người đi không nổi, bị bọn lính kéo lê lết. Có tiếng kêu xin của một người tù: "Tôi đâu có tội tình gì, chỉ đi mua gà lợn để về bán Tết. Các ông cứ hỏi người trong làng này đều biết tôi là người buôn bán, chứ không là Việt Minh gì hết. Xin các ông tha cho. Tôi còn vợ, còn con ở nhà trông đợi!". Mặc cho lời kêu xin, họ vẫn bị lôi đi xồng xộc.

Lúc đó, chợ đã họp đông. Đi sau mấy người tù là mấy tên lính giải tù cùng viên thiếu úy trưởng đồn. Cùng đi hộ tống viên trưởng đồn, có một tên mang lon cai xếp (hạ sĩ nhất). Đôi mắt tên cai xếp đỏ ngầu, không hiểu đỏ vì rượu hay đỏ vì say máu người. Đến một cái bệ xây bằng xi măng thì tên cai xếp hô: "Chúng bay quỳ xuống". Có một hai người tù hình như cưỡng lại, không chịu quỳ. Tên cai xếp đến bên lấy báng súng đánh cái chát vào đầu gối. Người tù kêu ối một tiếng rồi quỵ xuống. Mấy tên lính lôi ba người tù đặt quỳ thành hàng ngang. Tên cai xếp lại nói: "Bọn bay muốn được các ông tha để về ăn Tết với vợ con, khôn hồn thì hô theo chúng ông". Tức thì tên cai xếp hô: "Đả đảo Việt Minh! Đả đảo Hồ Chí Minh!" Hình như chỉ có một người hô theo một cách yếu ớt. Hai người còn lại cứ trơ ra. Tên cai xếp bước đến trước mặt một người tù rồi nói to: "Mày là tên đầu xỏ. Cứng đầu thì ông cho một nhát dao về chầu ông bà, ông vải bây giờ. Khôn hồn thì hô theo ông, hô mau đi: "Đả đảo Việt Minh! Đả đảo Hồ Chí Minh!" Người tù này như vận dụng hết sức mình, bèn hô lớn: "Đả đảo bọn Việt gian bán nước! Việt Nam Độc Lập muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!"

Có tiếng lao xao của một vài người đàn ông trong chợ: "Đập bỏ mẹ chúng nó đi". Lại có tiếng hét to: "Cứ giết hết bọn đi lương". Các lời xúi giực như dầu đổ vào lửa, làm tên trưởng đồn tức giận. Hắn rút con dao găm đeo bên hông, bước lại trước mặt người tử tội vừa hô đả đảo, vung dao lên, đâm một nhát, nghe cái "bóp", rồi rút dao ra đâm tiếp thêm mấy nhát, máu ở ngực người tử tội đỏ lòm tuôn ra xối xả. Người tử tội ngã vật xuống nền chợ như cây chuối bị tróc gốc. Tên cai xếp tiến đến thưa với tên trưởng đồn: "Thiếu Úy đi rửa tay đi. Để chúng nó đấy cho em". Tên cai xếp quay sang một tên lính đứng bên, nói như ra lệnh: "Mày chạy đi kiếm cái thau, mau đi!" Tên lính nghe thấy thế liền ba chân bốn cẳng chạy vào chợ. Phút chốc, hắn mang đến một cái thau nhôm nhỏ. Tên cai xếp gật đầu rồi đến bên người tử tội, hắn cúi xuống, đưa dao lên cao rồi đâm mạnh một nhát vào giữa bụng người tử tội. Người tử tội không nhúc nhích, hình như đã chết vì mấy nhát dao của tên trưởng đồn. Tên cai xếp nắm chặt cán dao, rạch một đường dài ở bụng nạn nhân. Đoạn, hắn thò cả hai bàn tay hộ pháp dùng sức mạnh banh toạc da thịt chỗ bụng nạn nhân mà hắn vừa mới rạch, rồi thò tay vào lôi ra một lá gan bầy nhầy còn bám cả máu đỏ tươi. Những tế bào của gan bị va chạm và đứt lìa khỏi thân thể con người nên lớp màng của lá gan trồi lên, trụt xuống tựa hồ như con ếch đang thở. Hắn bỏ lá gan vào trong cái thau nhôm, rồi quay lại hỏi tên trưởng đồn bằng một giọng nịnh bợ: "Còn hai tên kia Thiếu Úy Trưởng Đồn tính xử cách nào?" Tên trưởng đồn chưa kịp trả lời thì vợ hắn ở đâu không biết chạy đến bên, nói như hét vào tai hắn: "Giê-su-ma! Các ông giết người dã man như thế không sợ sa hỏa ngục hay sao?" Phần tôi, tôi cảm động rơm rớm nước mắt. Tôi như cảm thấy một cái lạnh từ sau ót chạy dài xuống xương sống và thấy nằng nặng ở nơi lồng ngực. Vợ tên trưởng đồn nói tiếp: "Muốn xử tử người ta thì bắn một phát cho người ta chết. Đừng làm bậy mà phải tội". Nói xong, chị ta lườm nguýt anh chồng một cái rồi bỏ đi một mạch. Không biết vì sợ lời nói phải của vợ hay vì sợ tội sa địa ngục, tên trưởng đồn ra lệnh cho đàn em mang hai người tử tội còn lại ra ngoài đầu làng để bắn. Rồi hắn bỏ đi, để mặc cho tên cai xếp và bọn lính còn lại muốn làm gì thì làm.

Hai người tử tội được ba tên lính dẫn đi. Sau khi tên trưởng đồn đi khỏi, tên cai xếp ra vẻ ta đây làm lớn. Hắn đằng hắng lên giọng: "Thằng nào đi lấy cho tao chai rượu và mượn một cái lò than của chị bán bánh đa mang lại đây mau". Hai tên lính đứng gần đấy có vẻ mặt dữ tợn. Một tên có cái sẹo lớn nơi má, hình như là lốt chém. Tên kia thì mắt lác. Cả hai tên cùng chạy vào chợ. Chỉ một thoáng, một tên cầm trên tay hai chai chai rượu trắng, tên kia bê cái thau có than hồng đang cháy, bên trên có cái vỉ sắt, rồi đặt trên một cái bệ trống. Mặt tên cai xếp lúc ấy trông rất cô hồn. Hắn vẫn tỉnh táo, chứ chưa say vì lúc đó hắn chưa uống một ngụm rượu nào. Hắn lấy con dao găm lẻo cái gan ra thành nhiều miếng, đặt lên chiếc vỉ sắt rồi ra lệnh cho một tên lính quạt cho than cháy đỏ. Còn cái mật người, hắn khẽ lấy mũi dao dí dí cho thủng lỗ rồi nhét cái mật vào chai rượu. Rồi hắn dùng một tay vừa bịt miệng chai vừa xóc xóc chai cho nước mật bắn tung ra. Màu đen của mật hòa lẫn với rượu trắng biến chai rượu thành một thứ màu xám không ra xám, xanh không ra xanh, đen không ra đen. Mặt hắn vênh vênh, váo váo. Hắn thản nhiên xem làng nước không ra gì vì ở đây không ai lớn bằng Cha Tổng của hắn. Cha đã xuống lệnh giết thì hắn có quyền muốn giết bằng cách nào là tùy ý ở bọn hắn, miễn là giết chết được Việt Minh thì thôi! Ngoài Cha Tổng và tên trưởng đồn ra, lúc này hắn không còn kiêng sợ ai nữa. Hắn đưa chai rượu lên uống ừng ực. Mắt hắn đỏ hơn trước. Hắn gọi bọn đàn em lại uống với hắn, nhưng chỉ có hai tên vừa rồi đến để uống chia sẻ chiến công của bọn hắn. Uống xong, bọn hắn bốc mấy miếng gan người bỏ vào mồm nhai ngấu nghiến như con cá sấu nuốt mồi. Mùi khét lẹt của gan người tanh nồng trải ra làm tôi muốn nôn, nhưng phải ráng nuốt cái nước chua chua ở cổ họng xuống, sợ bọn đầu trâu mặt ngựa kiếm chuyện vì chúng đang say máu người. Không chịu nổi cảnh tượng vừa xẩy ra, tôi từ từ rút lui. Ra khỏi làng bỗng nghe nhiều tiếng súng. Tôi tự nhủ thầm: "Lại thêm hai mạng người vô tội gục ngã. Tôi những tưởng bọn hắn sẽ tha cho người hô đả đảo theo bọn hắn. Không ngờ chúng giết tất cả, không chừa một ai". Ba bốn hôm sau, trên đường trở về, đi qua làng thì thấy ba cái đầu lâu người được xuyên vào ba cái sào tre được cắm ngay bên vệ đường. Ruồi nhặng đã bắt đầu bu lại. Tôi cắm đầu bước nhanh, đi cho khuất cảnh tượng hãi hùng đó. Ôi! Thật là dã man! Không còn tình người nữa. Lương tâm con người ở đâu? Đức Chúa Trời của họ dạy nhân từ, bác ái, thương người bằng cách ấy hay sao? Lòng lành của những người Gia Tô là như vậy đó! "[v]

Ghi lại câu chuyện này, người viết nhớ lại vào năm 1994, ở Hoa Kỳ xẩy ra chuyện một một thanh niên người Hoa Kỳ da trắng (gốc Âu Châu) luôn luôn tìm cách dụ khị thanh thiếu niên khờ dại làm bạn rồi tìm cách mời về nhà lập mưu sát hại, cắt ra từng mảnh để vào tủ lạnh để dành làm bip tếch ăn hàng ngày. Chuyên này được cơ quan truyền thông Hoa Kỳ loan tin đầy đủ. Dưới đây là một đọan văn trong bản tin của tờ The Columbian (Vancouver, Washington) số ra ngày 19/12/ 1994, trong đó có một mấy câu như sau:

"Tội ác của tên tội đồ Jeffrey Dahmer thật là tàn ác ghê gớm hầu như là không thể nào xẩy ra trong một xã hội văn minh: giết người, băm chặt nạn nhân ra từng miếng, ăn thịt tới 17 thanh thiếu niên nạn nhân. Cho nên không có ai tỏ ra thương sót khi hay tin nó bị đánh chết ở trong khám đường Wisconsin trong tuần này." "His crimes were so horrific as to be almost umimaginable in civilized society: killing, multilating and sometimes cannibalizing 17 young men and boys. So there were no outpouring of sympathy when Jeffrey Dahmer was brutally murdered in Wisconsin prison this week..."[vi]

Đám lính thập ác Gia-tô của linh-mục Hoàng Quỳnh ở Phát Diệm và thằng Jeffrey Dahmar ở tiểu bang Wisconsin (Hoa Kỳ) cùng chủ mưu bắt người, giết người và ăn thịt nạn nhân, có những điểm giống nhau và khác nhau.

A.- Những điểm giống nhau là họ sinh ra cùng được rửa tội theo đạo Kitô, lớn lên cùng được nhồi sọ lý thuyết thần học Kitô, cùng trưởng thành trong xã hội Kitô giáo,cùng tin tưởng vào hệ thống thần học Kitô giáo và "ơn cứu chuộc", cùng có niềm hy vọng "sẽ được Chúa tha thứ hết mọi tội lỗi" và "sẽ được Chúa trả ơn', "sẽ được Chúa ban phép lành", "sẽ được cho lên Thiên Đàng" để "đời đời hưởng nhan Chúa", cùng coi những người khác niềm tin tôn giáo hay (đức tin Kitô) là "những quân mọi rợ", "những quân man di", "những quân tà giáo" và "phải bị bắt làm nô lệ" đúng như thánh lệnh của Giáo Hội La Mã ban hành vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hòang Nicholas V (1447-1455). Thánh lệnh này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn". Khi ban quyền cho người Bồ Đào Nha được chiếm mọi thứ lợi lộc kể trên, Giáo Hoàng đồng thời cũng muốn mở mang nước Chúa sang các miền xa xôi. Và để nhà vua Bồ Đào Nha yên tâm hơn, Giáo Hoàng ra lệnh cấm không một ai khác được phép đặt chân tới các vùng đất ấy nếu không có phép của nhà vua, dành cho nhà vua độc quyền buôn bán và ra vạ tuyệt thông tức khắc cho bất kỳ ai dám hành động ngược lại."[vii] 

B.- Những điểm khác nhau: Thứ nhất, thằng Jeffrey Dahmar sống trong một chế độ dân chủ tự do, nghĩa là mọi sinh họat của người dân đều được chi phối và quản trị theo một hệ thống luật pháp được làm ra bởi một chính quyền do nhân dân tuyển lựa qua một cuộc bầu cử, vì dân mà làm việc và phục vụ cho phúc lợi của nhân dân. Trong một chế độ dân chủ và tôn trọng nhân quyền như vậy thì những việc làm như chủ mưu bắt cóc, cố sát, và ăn thịt người là những hành động bất hợp pháp. Thằng Jeffrey Dahmar đã chủ mưu bắt cóc 17 thanh thiếu niên (trong đó có một thiếu niên người Lào), rồi làm thịt, chặt ra từng miếng đem chứa trong tủ lạnh để ăn dần trong những bữa ăn hàng ngày. Nếu những hành động này chỉ xẩy ra một lần thôi, ít nhất, trước pháp luật, nó phạm phải ba tội. Ba tội đó là (1) bắt cóc người, (2) cố sát, và (3) ăn thịt người. Nhưng nó không phải chỉ hành động có một lần, mà tới 17 lần. Như vậy, nó mang tới 51 tội (17 x 3). Vì tiểu bang Wisconsin không có luật tử hình cho nên nó chỉ bị kết án tù chung thân mà thôi. Nhưng dù cho luật pháp của tiểu bang Wisconsin không kết án tử hình nó, thì nhân dân lên án tử hình nó, và những tên tội đồ đồng tù với nó đã thi hành bản án tử hình này.

Trong khi đó thì ông Linh -mục Hòang Quỳnh và đám lính thập ác Gia-tô ở trong giáo khu Phát Diệm là những nhân viên chính quyền của chế độ đạo phiệt Gia-tô của ông Giám-mục Lê Hữu Từ. Chính quyền này không phải do nhân dân chọn lựa qua một cuộc bầu cử tự do, không phải được thành lập để làm việc cho nhân dân, và cũng không phải để phục vụ cho phúc lợi của nhân dân. Chính quyền này nằm trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã, được dựng nên để phục vụ cho quyền lợi của Tòa Thánh Vatican (thường thường được khóac cho cái danh nghĩa là "phục vụ Chúa").

Tòa Thánh Vatican đã ban hành thánh lệnh Romanus Pontifex coi những người khác tôn giáo là những quân mọi rợ và tín đồ Gia-tô của Giáo Hội có "toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn" thì tất nhiên những hành động chủ mưu bắt cóc người (khác đạo), cố ý giết người (khác đạo) và ăn thịt người (khác đạo) của Linh-mục Hoàng Quỳnh và đám lính thập ác Gia-tô của ông ta là những hành động hợp pháp đối với Giáo Hội La Mã và đối với các chế độ đạo phiệt Gia-tô.

Trong thực tế, đối với Giáo Hội La Mã cũng như đối với các chế độ đạo phiệt Gia-tô và đối với tín đồ Gia-tô còn tuyệt đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican thì những hành động như trên của Linh-mục Hoàng Quỳnh và đám lính thập ác Gia-tô Phát Diệm này không những được coi là hợp pháp và còn được vinh danh là những "dân Chúa" "sống đạo theo đức tin Kitô". Cũng vì thế mà ông Linh-mục Hoàng Qùynh vấn được giữ chức linh-mục trong Giáo Hội La Mã, giáo dân Việt Nam vẫn một lòng kinh nể, nghe theo và hành động theo lời hô hào "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" của ông. Cũng vì thế mà anh em ông Ngô Đình Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo cầm quyền trong 9 năm ở miền Nam đã bắt cóc và sát hại hơn 300 ngàn người dân khác đạo mà vẫn được đại đa số khối tín đồ Gia-tô vinh danh ông ta là "nhà ái quốc". Ngòai ra, họ còn thành lập "Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm", thành lập "Phong Trào Phục Hồi Niềm Tin" và "Phục Hồi Việt Nam Cộng Hòa" để tiếp tục ăn trên ngồi trước và tiếp tục bắt cóc và sát hại những người dân bên lương,

Thứ hai, Jeffrey Dahmar sống trong xà hội mà những hành động bắt cóc người, giết người là tội ác, và ăn thịt người hay quật mồ người đã chết để trả thù đều bị coi như là những hành động tội ác kinh tởm và ghê gớm nhất, không thể tưởng tượng được trong xã hội văn minh ("His crimes were so horrific as to be almost umimaginable in civilized society). Trong khi đó, thì Linh-mục Hòang Quỳnh, đám lính thập ác Gia-tô Phát Diệm và tất cả tín đồ Gia-tô tuyệt đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican đã được đào luyện thành những người sống lại cái thời man rợ của Cựu Ước Kinh và Tân Ước (cách đây cả hơn bai ngàn năm), không coi những hành động như vậy là tội ác kinh tởm vi rằng họ đã được Thánh Kinh và Giáo Hội nhồi sọ thành những hạng người như vậy. Dưới đây là những bằng chứng:

 "Chỉ được thờ vị thần do họ đưa ra, phải diệt (hết) các đạo khác, phải giết nhưng người thay đổi đạo mà họ đã đặt ra, phải giết vợ con, bạn hữu nếu những người này tuyên truyền cho các đạo khác, phải không có lòng thương xót khi giết người.

"Môi-se ra lệnh cho đám dân Do Thái giặc cướp phải giết hết người nam, giết hết đàn bà, con gái đã ăn nằm với đàn ông, chỉ giữ lại con gái trinh thôi (Dân số 31:17-18). Giê-ho-va đòi dân đi ăn cướp về phải chia của cướp được cho mình. Của này phải giao cho các giáo sĩ giữ từ cừu, bò cho tới những người con gái (Dân số 31:28 và 31:40). Dân Do Thái phải dâng con đầu lòng cho Giê-hô-va (Xuất Hành 13:12).

"Khi anh em một mẹ với ngươi, hay con trai ngươi, hay con gái ngươi, hay người vợ yêu mến của ngươi, kín đáo xúi giục ngươi bảo ngươi rằng "Ta hãy đi thờ các thần khác." Đó là những thần khác mà các ngươi và tổ tiên các ngươi chưa hề biết. Đó là những thần của những dân tộc sống chung quanh các ngươi hoặc gần hoặc xa. Các ngươi hãy chớ theo nó. Các ngươi đừng thương nó. Các ngươi chớ có xót-xa mà che chở cho nó, các ngươi phải giết nó. Các ngươi phải giết nó trước rồi mới tới tay dân chúng (Phục Luật 13:6-9)...."[viii]

Monday, November 28, 2011

Từ văn hoá thể thao đến văn hoá… nói ngọng

 
 Văn Quang - Từ Sài Gòn, ngày 26.11.2011
 
            Từ văn hoá thể thao đến văn hoá… nói ngọng

                                   

 

Cái ao làng đầy rác 26th SEA Games ở Indonesia bế mạc vào tối 22-11. Đoàn thể thao nước chủ nhà Indonesia đã thực hiện được đúng như "kịch bản". Họ đã dàn dựng, dẫn đầu ngay từ ngày thi đấu đầu tiên đến ngày cuối cùng, chiếm hạng nhất gồm :
 

                          - 182 Huy chương vàng (HVC),

                          - 151 Huy chương bạc (HCB) và

                                - 143 Huy chương đồng (HCĐ).
 
                                                
                                                  Dian Kristianto (Indonesia) núp sau trong tài vẫn giành HC vàng!
 

Những tấm huy chương này, phải công nhận có cái đúng, nhưng lại có những cái quá sai, sai đến độ khôi hài như cái clip được tung lên mạng. Võ sĩ Indonesia thua tơi tả, chạy bấn loạn, núp sau lưng trọng tài, vậy mà cuối cùng vẫn được xử thắng trận với huy chương vàng. Một sự thật quá kệch cỡm, quái đản trong làng thể thao thế giới. Bạn có thể xem clip khôi hài độc nhất vô nhị này trên:  

                                                 http://www.youtube.com/embed/mbaARQnjy0Y (click)

 

Vì thế nên vàng thau lẫn lộn, những tấm huy chương khác của nước chủ nhà cũng chịu chung số phận nằm trong sự coi thường của khán giả khắp năm châu.

 

Nhất định không thay đổi           

Thật sự, tôi không còn muốn nhắc đến cái vết đen này của nền văn hoá thể thao Đông Nam Á. Nhưng nó để lại qua nhiều hậu quả tai hại cho thế hệ thanh thiếu niên và nó sẽ còn tiếp tục cho đến những kỳ SEA Games sau.

 

Theo thông báo thì SEA Games năm 2013 sẽ do Myanmar tổ chức, còn Singapore sẽ tổ chức SEA Games năm 2015. Điều đáng nói là tất cả những "luật lệ" ấy không được thay đổi. Theo ông Lâm Quang Thành, trưởng đoàn thể thao Việt Nam, đây là vấn đề còn rất nhiều ý kiến trái ngược. Do nước chủ nhà SEA Games luôn giữ vai trò chủ tịch Hội đồng SEA Games nhiệm kỳ đó nên quyền quyết định đưa môn nào, loại môn nào vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào họ.

 

Sau SEA Games 26, Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam - ông Hoàng Vĩnh Giang trả lờibáo chí: "Để thay đổi được thực tế hiện nay thì điều lệ hoạt động của Hội đồng Thể thao Đông Nam Á cũng phải thay đổi. Ông Giang vẫn đánh giá SEA Games là đại hội thể thao khu vực có uy tín và có tính quy tụ nhất. Ngoài việc là đấu trường tranh tài thể thao, có nhiều quan điểm còn nhấn mạnh SEA Games là ngày hội của các nước trong khu vực nên có nhiều môn mang tính đặc thù của từng quốc gia là để giữ bản sắc của SEA Games".

 

Đặc thù gì, bản sắc gì trong canh bạc bịp?

Như thế, có phải những người có trách nhiệm của Thể Thao VN mặc nhiên chấp nhận những gian lận trắng trợn, lố bịch của SEA Games và còn cho đó là những môn "đặc thù" của từng quốc gia, giữ "bản sắc" của SEA Games!!! Cho nên nó sẽ còn được tiếp tục (?!).

Đặc thù gì, bản sắc gì trong cuộc chơi như cờ bạc bịp kia? Hay là "cố đấm ăn xôi" để dù bị ép, Đoàn Thể Thao VN vẫn kiếm được hạng ba, với 96 HCV, 92HCB, 100 HCĐ và được coi là "vượt chỉ tiêu", lập được "thành tích lớn" mang về cho đất nuớc.

Xem lại hầu hết những phản ảnh của người dân trên diễn đàn báo chí ở VN, tôi chưa thấy độc giả nào vui mừng, hãnh diện vì "thành tích vượt chỉ tiêu" này cả. Thậm chí có độc giả còn phẫn nộ, thẳng thừng cho rằng "Hãy ném những cái huy chương ngay khi xuống máy bay".

Một độc giả khác: Dì Hồng cầu Muối viết: "Năm tháng trôi đi thì SEA Games càng bị các quốc gia "đăng cai(?)" làm mất đi giá trị của nó. Dường như các quốc gia Đông Nam Á coi đấu trường này là để "tự sướng với nhau (?)" : về việc "đăng cai (?)", về cơ sở vật chất, về thành tích huy chương hơn là tinh thần thượng võ thể thao. Một quy luật sẽ diễn ra tại kỳ SEA Games này: quốc gia "đăng cai (?)" sẽ đứng đầu bảng tổng sắp huy chương.

 

Bạn Minh Tâm than với trời: "Hỡi ôi SEA Games, vùng trũng thể thao thế giới...10 năm hay 100 năm nữa không biết lúc nào phát triển nổi !"…

 
Tóm lại, chính kiến của người dân khác hẳn với nhận định của các ông "làm thể thao" ở VN. Điều tiên quyết ở đây là mọi luật lệ của SEA Games phải thay đổi, phải có một Uỷ Ban Giám Sát Quốc Tế và trong SEA Games, thi đấu những những môn nào phải được ấn định rõ ràng chứ không thể u xoẹ, để nước chủ nhà múa gậy vườn hoang như từ bao lâu nay. Việc sửa đổi không khó, nếu thật sự các Trưởng đoàn thể thao hoặc cao hơn là cấp Bộ Trưởng Thể Thao các nước Đông Nam Á chịu khó ngồi lại với nhau. Còn 2 năm nữa mới đến SEA Game 27, còn thừa thì giờ cho việc thay đổi này. Nếu không thay thì SEA Games chỉ là một cuộc chơi cho các ông quan chức Thể Thao "tự sướng với nhau (?)" như một độc giả đã nói, mà thôi.
Hao tốn công sức, tiền bạc của nhân dân và đầu độc thanh niên. Vậy có nên tiếp tục hay không? Câu hỏi phải được đặt ra cho ngành Thể Thao VN. Không thể phớt lờ dư luận và cũng là nguyện vọng của người dân.

 

Có làm được "độ" đâu mà bán!

Còn về bóng đá, như tôi đã viết trong kỳ trước, khi xem trận VN đấu với Lào, hầu hết khán giả VN đều quá thất vọng. Mọi người đã có thể nhìn thấy trước trận bán kết giữa VN với Indonesia sẽ đi về đâu. Nhưng sự tệ hại còn hơn cả óc tưởng tượng của người hâm mộ. Cầu thủ VN thua về mọi "thông số (?)", từ thể lực, thể hình đến tinh thần bạc nhược,  những đôi chân đeo đá, lối chơi ngớ ngẩn, có khán giả còn bình luận là thua cả những cầu thủ nghiệp dư chơi ở tỉnh lẻ. Rồi nghi vấn bán độ lại được nhiều phóng viên đặt ra khiến Ban HuấnLuyện mỏi mồm giải thích.

 

Riêng tôi thì không tin là cầu thủ VN bán độ, vì thật ra họ có "độ" đâu mà bán. Có lẽ các phóng viên bị ám ảnh bởi trận ở SEA Games 24 năm 2005, khi Quốc Vượng và Văn Quyến bán độ thôi. Còn những trận này, có muốn "bán VN thua hay được" bao nhiêu không phải là quyền của cầu thủ VN. Họ đá khi đực khi cái, cú hay cú dở, không có được một tầm nhìn bao quát có tính chiến thuật, thiếu hẳn sự tính toán thông minh cho từng pha bóng. Những "đường chuyền không những sai địa chỉ" mà nhiều khi "không có địa chỉ". Thế nên bán độ là "vỡ độ" ngay, con bạc không tin họ bị "lật kèo" nhưng không tin cầu thủ nào thực hiện được đúng "độ. Thằng anh đá ra, vô tình thằng em đá "dô" là chết một cửa tứ.

 

Lỗi không ở Huấn luyện viên và cũng chẳng phải tại cầu thủ. Huấn luyện viên có hay nhất thế giới cũng bó tay thôi. Tất cả là do VN chưa có một trường lớp nào dạy bóng đá từ nhỏ cả và thể lực, thể hình không phải một sớm một chiều thay đổi được.

Vài năm nay mới có được Hoàng Anh Gia lai chịu khó đầu tư cho môn này. Tất cả cầu thủ đội tuyển hay U23 đều không có căn bản. Chỉ có vài cầu thủ có khả năng bẩm sinh, nhờ Trời đá hay hơn mấy thằng bạn đường phố hoặc đồng ruộng, cùng trang lứa mà thôi. Thế là thành "sao" ở đội này đội kia, rồi các ông bầu ham thành tích, bỏ bạc tỉ  ra mua về khiến các "chú con cưng" cứ thế đi lên hay đi xuống tuỳ theo phong độ từng mùa. Thế thì đừng hòng vài năm nữa "con rồng bóng đá VN" bay lên được. Đôi khi bay đến ngọn cây cũng lại rớt xuống thê thảm như ngày nay. Hãy chờ sau 10 năm nữa, khi lớp trẻ lớn lên trong môi trường "thay máu" mới nói đến chuyện bóng đá VN.

 

Vì thế, để khỏi làm mất thì giờ của bạn đọc, tôi chấm dứt chuyện SEA Games và bóng đá VN ở đây. Quay sang chuyện gọi là "văn hoá" ở VN có nhiều điều đáng bàn hơn.

 

Văn hoá nói ngọng ở thủ đô Hà Nội đang được "sửa sai"

Lâm, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có giọng hát khá hay và có "máu văn nghệ" nên đi đến đâu cũng hăng hái góp vui.

Cậu cao giọng hát trong buổi mừng lễ tốt nghiệp: "Cơn gió lào bay ngang cuộc đời, nói với em rằng tôi nẻ noi", khiến cả hội trường một phen cười như nắc nẻ.

Cậu còn trổ tài: "nắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu nan tím Đà Nạt sương phủ mờ" hay "nòngmẹ bao na như biển Thái Bình"... qua tiếng ca của Lâm đều trở thành "ca khúc bất hủ" bị nhiều người nhại đi nhại lại.

Thầy giáo và sinh viên còn nói ngọng, dạy ngọng, hát ngọng nên trong năm học 2011-2012, Sở Giáo dục & Đào Tạo (GD&ĐT) Hà Nội đưa ra vấn đề "Luyện phát âm, viết đúng hai phụ âm đầu l, n" đối với 13 huyện ngoại thành Hà Nội". Nói trắng ra là sửa giọng nói ngọng như "Hà Nội" nói thành "Hà Lội", "làm việc" thành "nàm việc"…

Đấy mới chỉ là bệnh "ngọng níu ngọng no" đáng chú ý nhất của một số bác được gọi là "dân thủ đô" hiện nay. Còn một số những phụ âm khác và thật ra những từ ngữ mới cũng cần được sửa sai.

 

Thí dụ bây giờ khi người ta nói "cấp trên đã quyết rồi", có nghĩa là cấp trên đã chấp thuận rồi. Hoặc khi người ta nói "em hoàn cảnh lắm" phải hiểu là em gặp khó khăn lắm. Vậy "quyết" có nghĩa là chấp thuận sao? Và "hoàn  cảnh" có nghĩa là khó khăn sao? Và còn nhiều những loại chữ nghĩa "mới" kỳ cục nữa. Nhưng đó là chuyện thuộc về ngôn ngữ học, ta sẽ bàn đến sau này. Ở đây chỉ bàn đến cái chất giọng Hà Nội và một số người nói ngọng, hầu hết là lẫn lộn "n" thành "l".

 

Điều đáng ngạc nhiên là theo thống kê mới nhất của huyện Phú Xuyên cho biết có khoảng 20% giáo viên và 40% học sinh phát âm chưa chuẩn (tức là nói ngọng). Tỉ lệ 40% học sinh nói ngọng còn có thể hiểu được, còn 20% giáo viên cũng dạy ngọng thì quả là con số khiến nhiều người giật mình.

 

                                    

 

Hiệu trưởng cũng "lói ngọng"

- Anh Nhật Minh (ở Hà Đông, Hà Nội) có con đang học tại trường mầm non của quận cho hay, từ khi con anh đi học gia đình thấy cháu thường xuyên nói ngọng. Mọi người tưởng cháu học các bạn trong lớp. Anh nói: "Mãi đến hôm khai giảng năm học tôi đến dự mới thấy cô hiệu trưởng đọc diễn văn, nói ngọng từ đầu đến cuối. Tôi chợt nghĩ, đến cô hiệu trưởng còn nói ngọng như thế thì làm sao các cháu không bắt chước?".

 

- Cô Hà Thanh  kể lại: "Những người Hà Nội thời đó (trước 1954) nếu nói ngọng được cho là thất học, thế nên tuyệt nhiên không ai phát âm sai. Vậy mà hiện nay một số giáo viên đại học, địa vị cao trong xã hội cũng nói ngọng. Tôi cho rằng ngành giáo dục Hà Nội đang làm một việc rất có ý nghĩa để khỏi biến thủ đô thành "Hà Lộithanh nịch".

 

- Độc giả Nguyễn Hoàng Sơn tâm sự, chuyện nói ngọng "l-n" cứ tưởng là không bao giờ được nhắc đến, không ngờ lại có cả một cuộc cách mạng. Với ông, dù người đối diện có chức vụ gì, giỏi đến đâu mà khi nói ngọng, ông cũng thấy mất thiện cảm.  

Tại huyện Mê Linh cũng là huyện có tỷ lệ người nói ngọng cao, chiếm 30-50% dân số. Trưởng phòng giáo dục Bùi Văn Công cho hay, các cơ sở giáo dục của huyện đang tổ chức lớp huấn luyện phát âm đúng cho giáo viên.

 

Thành phố Hải Phòng cũng tốn hai trăm triệu sửa nói ngọng

Tiền sĩ Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, Hải Phòng đã nghiệm thu đề tài có kinh phí là 200 triệu với mong muốn cải thiện việc phát âm cho thầy trò ở địa phương này. Là đơn vị có chuyên môn nghiên cứu về ngôn ngữ nên khi nói về chuyện Hà Nội dạy cho giáo viên phát âm đúng, viết đúng hai phụ âm đầu "l,n".

TS Vũ Kim Bảng nói rõ hơn: "Chuyện nói ngọng chẳng riêng gì ở 13 nơi ở Hà Nội. Đây là hiện tượng phổ biến ở các tỉnh, thành thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Có thể kể ra các địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh.

 

Cũng theo ông Bảng "Hiện tượng này là ngọng phương ngữ, tức diễn ra trong một vùng hẹp. Người nói ngọng có trình độ chưa cao. Hay nói tóm lại là người Hà Nội rất dị ứng với việc lẫn lộn "l,n". Chỉ có điều tính địa phương kia lại không theo chuẩn phát âm của người Hà Nội. Người lẫn lộn "l,n" ngoài chuyện bị coi là ngọng, trình độ văn hoá thấp thì còn bị hiểu là người địa phương". (Ý ông muốn nói "người địa phương" là người không phải chính gốc dân Hà Nội).

 

Người vùng quê mang văn hoá nói ngọng ra Hà Nội

Đúng như vậy, giọng Hà Nội đã đi theo người Hà Nội chính gốc từ lâu rồi. Sau năm 1954, một số lớn cư dân từ các vùng quê kéo về Hà Nội định cư, thay thế lớp "người muôn năm cũ". Các thành phố lớn như Hải Phòng, cũng tương tự. Cho nên số người nói ngọng mới nhiều đến thế. Số người này chúng ta bắt gặp ở những quán xá, những nơi chốn được coi là "bình dân" nằm lẫn lộn giữa lòng thủ đô. Đúng là nghe rất "phản cảm", "quê một cục". Có ông "cán bộ" tỉnh, "cán bộ" huyện được phát biểu trên truyền hình, truyền thanh cũng nói ngọng tỉnh bơ. Nhưng khổ cái là họ không hề biết rằng mình ngọng bởi sống trong môi trường ngọng quen rồi. Bà con nghe chỉ còn biết cười thầm, họ hiểu ngầm rằng ông đó xuất thân từ đâu và đang ở trình độ nào.

 

Học nói ngọng để trở thành bần cố nông

Còn một nguyên nhân khác sâu xa hơn. Trước những năm 1950, theo tôi biết, tỉnh Thái Bình và TP Hải Phòng – tôi đã sống ở hai nơi này nhiều năm – rất ít người nói ngọng "n" thành "l" hay ngược lại. Số rất ít người nói ngọng đó hầu hết là nông dân, ít học. Còn học sinh chúng tôi chẳng ai nói ngọng cả. Nhưng sau năm 1945 con số người nói ngọng gia tăng nhanh chóng. Tìm hiểu kỹ ra mới nhìn thấy cái nguyên do "rất thầm kín" của nó. Số là, hồi đó thành phần bần cố nông được tin tưởng và đề cao, như trên đã phân tích, người nói ngọng thường thuộc thành phần này. Cho nên nhiều ông bà không thuộc thành phần bần cố nông nhưng cố nói ngọng để người ta hiểu mình là thành phần "bần cố nông nòng cốt". Nhiều ông tư sản, kể cả những ông có chữ nghĩa hẳn hoi, những vị có bằng cấp cũng tập nói ngọng. Lâu dần thành thói quen và thói quen được truyền cho cả nhà, cả xóm, cả làng, chứ làng quê VN thời xưa không nhiều người nói ngọng đến thế. Làm gì có chuyện thầy cô giáo cũng nói ngọng. Cái tật ngọng ấy ăn vào thói quen, "di truyền" cho tới ngày nay thôi.

 

Cũng may là đến bây giờ các ông trong ngành giáo dục đã nhận ra điều này. Tuy rằng có muộn, nhưng muộn còn hơn cứ để nó nhếch nhác mãi. Một thủ đô "ngàn năm văn hiến" và một thành phố cảng lớn nhất nước, đại diện cho bộ mặt toàn quốc mà đến thầy giáo và quan chức còn nói ngọng thì đúng là chuyện khó tin nổi. Tốn vài trăm triệu mới chỉ là giai đoạn thứ nhất. Có phải bỏ ra vài chục tỉ cũng là chuyện phải làm, còn hơn là mang đầu tư vào những cuộc chơi vô bổ. Mong rằng những người còn nói ngọng bây giờ sẽ chỉ còn là "những người ngọng cuối cùng"!



Văn Quang – 26-11-2011

CHÚ TIỂU CHÙA CỔ PHÁP

CHÚ TIỂU CHÙA CỔ PHÁP 

Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa:
– Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử.
– Mô Phật, để đó thầy ra xem sao!
Sư thong thả đi trước, tiểu Công Sơn cũng nối gót theo sau. Những người dân đang đứng quanh đứa trẻ thấy sư đi ra thì đều hướng về sư chắp tay xá và nói như đồng loạt:
– Nam mô A Di Đà Phật!
– Mô Phật, chào các đàn việt!
Một người đàn bà thưa:
– Bạch thầy, không biết con ai đem bỏ đây, nó khóc quá mà ai bồng nó cũng không chịu. Chúng con đều thử cả rồi nhưng không thể nào làm nó nín. Tội nghiệp thằng nhỏ trông kháu quá!

Đứa trẻ được đặt nằm ngửa trên một tấm vải thô màu nâu, đang quơ tay quơ chân khóc dữ dội. Sư Khánh Vân tiến lại gần đứa trẻ, đứng nhìn nó. Đứa trẻ bỗng im bặt chăm hẳm nhìn lại sư rồi vươn tay lên như đòi bồng. Mọi người có vẻ ngạc nhiên lắm. Sư quay lại hỏi:
– Thế các đàn việt có ai biết đây là con ai và người nào mang nó lại bỏ đây không?
Một người đàn ông thưa:
– Bạch thầy, con đang gánh củi ngang qua đây thì thấy một người đàn bà từ nơi này đi ra có vẻ hấp tấp lắm. Ban đầu con không để ý làm gì nhưng sau đó con nghe tiếng trẻ khóc, con ngạc nhiên nhìn lại thì thấy đứa trẻ này, khi ấy người đàn bà đã khuất dạng mất rồi. Con lại gần thì đứa trẻ càng khóc thét lên, con phải dội ra. Kế đó những người này kéo lại, thấy đứa nhỏ dễ thương ai cũng muốn bồng nhưng hễ ai đưa tay đến là thằng nhỏ lại hét lên. Không ngờ bây giờ thấy thầy nó lại im thin thít và đòi bồng như vậy, kể cũng là một sự lạ. Con nghĩ có thể đứa trẻ này có duyên với chùa.

Nhà sư ngồi xuống cạnh đứa trẻ, nó mỉm cười vói tay lên nhưng nhà sư không bồng, nói với mọi người:
– Bây giờ các đàn việt hãy giúp thầy dò tìm người nào đã đem con bỏ lại nơi này. Tìm ra, thầy sẽ có cách nói chuyện và tìm giải pháp giúp thân nhân đứa trẻ. Thầy nghĩ người nào đó chắc có một nỗi khổ tâm. Trong khi chờ đợi tìm ra tông tích đứa bé, thầy nhờ một đàn việt nào đó đem đứa bé về săn sóc, chùa có thể phụ cấp cho về mặt vật chất. Thầy xem tướng đứa trẻ này không phải tầm thường đâu. Nào, nó nín khóc rồi, đàn việt nào lại bồng nó về đi!
Một người đàn bà tiến lại:
– Thầy để con lo việc này cho!
Nhưng khi người đàn bà đưa tay toan bế đứa trẻ thì nó giẫy nẩy và khóc thét lên. Người đàn bà cố gắng mấy lần nhưng vô hiệu.
– Thôi, con xin chịu!
Mấy người khác đều thay nhau thử bồng nhưng đứa trẻ nhất quyết không chịu và cứ một mực đòi sư Khánh Vân. Sư Khánh Vân gọi chú tiểu Công Sơn lại bế thử thì người ta lại ngạc nhiên thấy đứa nhỏ nín khóc và chịu cho bồng. Mọi người đều cười :
– Thôi, quả là thằng nhỏ có duyên với Phật rồi!
Sư Khánh Vân lấy làm lạ bèn khiến tiểu Công Sơn bồng đứa nhỏ vào chùa. Khi được tiểu Công Sơn bồng đi vào cổng thì thằng bé nhoẻn miệng cười có vẻ thích chí. Sư Khánh Vân thấy vậy cũng cười, quay lại nói với mọi người :
– Mô Phật, bây giờ tạm thời cứ yên yên như vậy đã. Nhưng thầy nhờ các đàn việt phải tìm gấp tông tích thân nhân đứa trẻ cho thầy nhé!
– Bạch thầy, chúng con sẽ cố gắng.


Từ khi chú bé được đem vào chùa, tiểu Công Sơn phải bận rộn hơn một chút. Tuy thế, để bù lại, cái không khí trong chùa lại khởi sắc vui vẻ hơn. Chú bé không mấy khi khóc, không làm nũng. Những khi sư Khánh Vân và tiểu Công Sơn bận kinh kệ hoặc công việc, chú bé một mình đùa nghịch vui vẻ với mấy món đồ chơi chứ không làm phiền ai hết. Quá lắm, chú chỉ bò quanh trong phạm vi được tiểu Công Sơn "khoanh vùng". Sư Khánh Vân, tiểu Công Sơn và những khách đến lễ chùa đều cảm thấy vui vẻ khi đùa chơi với chú bé. Chú tỏ ra rất thông minh, bắt chước tiếng nói khá nhanh và biết nghe lời dạy bảo. Không như những đứa trẻ khác, chú không ăn uống ẩu, không chơi dơ. Khi cần đi cầu đi tiểu chú cũng kêu và chờ người lớn giúp đỡ chứ không bao giờ làm bậy. Vào chùa được mươi ngày thì chú biết ngồi. Sau đó không lâu chú được tập đứng, tập đi và chỉ ba tháng sau là chú có thể đi lui tới khắp chùa.

Sự có mặt của chú nhỏ trong chùa không làm trở ngại việc tu học bao nhiêu mà lại tăng thêm sự vui vẻ nên sư cũng như tiểu Công Sơn không còn nôn nóng trong việc tìm tông tích thân nhân đứa bé nữa. Bốn tháng trôi qua, vẫn không thêm được một tin gì khác về gia đình chú nhỏ, sư Khánh Vân đành cười:
"Con ai đem bỏ chùa này,
Nam mô A Di Đà Phật, con thầy, thầy nuôi!"

Bấy giờ sư Khánh Vân mới tính đến việc chọn một cái tên cho chú nhỏ. Không biết con ai làm sao biết họ gì? Sư suy nghĩ rồi quyết định cho chú nhỏ lấy họ Lý, họ của sư. Sư lại đặt tên cho chú nhỏ là Công Uẩn. Ở trong chùa bên cạnh sư, tất nhiên Công Uẩn cũng trở thành chú tiểu.

Khi bắt đầu dạy chữ nghĩa, sư Khánh Vân vô cùng ngạc nhiên về sự thông hiểu mau chóng và nhớ dai của Công Uẩn. Giảng đâu hiểu đó, đọc đâu nhớ đó, chẳng bao lâu Công Uẩn có thể đối đáp văn sách ngang ngửa với tiểu Công Sơn. Riêng về thơ phú thì Công Uẩn vượt hẳn cả tiểu Công Sơn. Trong thơ của Công Uẩn thường toát ra một thứ khẩu khí kỳ dị. Như một hôm Công Uẩn phạm lỗi, bị sư phạt trói nằm giữa bệ đặt tượng Phật suốt đêm, Công Uẩn đã đọc ra hai câu "Đêm khuya chân mỏi không dám ruổi. Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng". Sư Khánh Vân nghe vậy vừa mừng vừa sợ. Hằng ngày sư càng chuyên tâm dạy dỗ cho Công Uẩn hơn.

Hôm ấy có một vị sư phương xa vân du đến viếng chùa Cổ Pháp. Vị sư trông dáng dấp oai nghi thông tuệ, đó là sư Vạn Hạnh. Sau khi cùng khách lễ Phật rồi dẫn khách viếng quanh chùa một vòng, sư Khánh Vân mời sư Vạn Hạnh vào nhà khách uống trà.
– Này sư huynh, không hiểu sao bần tăng thấy cảnh sắc nơi đây có vẻ khác thường lắm! Trong chùa có gì lạ chăng? – sư Vạn Hạnh hỏi.
– Sư huynh thấy có sự lạ sao? Chùa này lâu nay vẫn thế có gì khác đâu!
– Dám hỏi, sư huynh được mấy đệ tử?
– Chẳng dám giấu sư huynh, bần tăng chỉ có hai đệ tử, đệ tử lớn Công Sơn là người vừa dâng nước đó. Đệ tử nhỏ Công Uẩn hiện đi lấy củi chưa về.
– Thế lâu nay sư huynh có theo dõi chuyện thời thế đến không? Theo bần tăng nhận xét, rồi đây đạo có thể gặp khó khăn đấy.
– Sư huynh hay vân du khắp chốn nên rõ tình hình. Bần tăng cứ ru rú một chỗ thế này chẳng biết gì cũng lấy làm thẹn. Có gì xin sư huynh rộng lượng chỉ bảo cho biết.
– Không dám, tuy nhiên bần tăng cũng không ngại ngùng đưa ra những nhận xét thô thiển của mình xem có hợp ý sư huynh không. Quả tình bần tăng có vân du nhiều nơi thật, nhưng đến nơi nào thấy cảnh sắc già lam cũng tiêu điều, bần tăng lấy làm lo lắm. Không ngờ khi đến đây thì thấy cảnh sắc lại khác hẳn, thật đáng mừng. Nếu quả sắp tới đây có pháp nạn thì chính nơi này là chỗ cứu đạo đây.
– Sư huynh nói thế chứ bần tăng và tiện đệ tử đức mỏng tài cạn mà trông gì!
Tuy nói thế nhưng sư Khánh Vân lại vui nghĩ tới người học trò nhỏ của mình. Bấy lâu nay sư đã có nhận xét so sánh giữa hai đệ tử của mình, thực là một trời một vực. Cũng lúc ấy, tiểu Công Uẩn vác một bó củi đi vào. Sư Vạn Hạnh nhìn thấy tiểu Công Uẩn thì giựt mình. Tiểu Công Sơn liền ra ngoài báo cho Công Uẩn biết chùa đang có khách.
– Đệ tử Công Uẩn xin ra mắt sư bá và sư phụ.
Sắc mặt sư Vạn Hạnh sáng hẳn lên. Sư gật đầu cười với Công Uẩn rồi nhìn sư Khánh Vân :
– Mừng cho sư huynh có một đệ tử xứng đáng.

Sau khi chào khách, tiểu Công Uẩn đi lo công việc. Sư Khánh Vân khi ấy cũng tươi nét mặt nói với sư Vạn Hạnh :
– Sư huynh chắc biết xem tướng! Sư huynh thấy tiện đệ tử thế nào?
Sư Vạn Hạnh gật gật cái đầu :
– Quí lắm! quí lắm! Về học vấn Công Uẩn đã đạt tới mức nào rồi?
Sư Khánh Vân bèn đem tông tích, đạo hạnh cùng học vấn của Công Uẩn kể hết cho sư Vạn Hạnh nghe.
Suy nghĩ một lúc, sư Vạn Hạnh nói :
– Sư huynh có thể nào cho bần tăng mượn Công Uẩn một thời gian được không?
– Để làm gì?
– Thú thật với sư huynh, bần tăng có một đệ tử võ nghệ siêu phàm, bần tăng muốn cho Công Uẩn được truyền thụ cái võ nghệ đó. Đồng thời, bần tăng cũng muốn có một thời gian ngắn gần gũi với Công Uẩn để chỉ dạy cho y một ít kiến thức về thuật kinh bang tế thế.
– Đâu cần thiết phải vậy? Thật sự Công Uẩn cũng đã được bần tăng truyền một chút võ nghệ đủ giữ thân rồi. Một kẻ đã muốn rời vòng tục lụy còn ôm cái thuật kinh bang tế thế vào người đâu có hay. Bần tăng muốn tiện đệ tử chăm lo kinh sách để sớm đạt đạo mà giác ngộ đại chúng thoát cảnh trầm luân trong bể khổ là toại nguyện rồi.
– Như vậy là sư huynh chưa hiểu ý bần tăng. Thú thật với sư huynh, bần tăng vốn cũng có học chút đỉnh về việc xét đoán thời thế, xem tướng người. Nếu bần tăng không nhìn sai, rồi đây đạo Phật có thể vướng vào vòng nước lửa, đất nước ta có thể rơi vào tròng nô lệ. Chúng ta rất cần một người có khả năng cứu nước giúp đời, mà người đó, dưới mắt bần tăng, có thể là Công Uẩn.
– Xin lỗi sư huynh, lý của sư huynh bần tăng thấy còn mơ hồ. Lôi kéo một người có khả năng đi tới bến giác trở lại vòng tử sinh, bần tăng thật áy náy lắm. Thôi thì xin sư huynh tha cho tiện tử.
- Đạo có thể bao trùm vũ trụ nhưng người theo đạo không nên tách rời với sự an nguy của tổ quốc. Bần tăng sở dĩ phơi cả lòng mình ra mà thỉnh cầu sư huynh, chính là vì nước mà cũng vì đạo nữa.Nếu như nước bị tàn phá, dân chịu gông ách nô lệ, sư huynh có thể thoải mái ngồi tìm chân lý giải thoát được không? Những kẻ vô thần, dị giáo họ có thể để sư huynh yên ổn ngồi tu không? Việc đời luôn luôn biến cải, nếu mình cứ nhất nhất đi theo một nguyên tắc e rằng lạc hậu đến phải ân hận mất. Giả sử đạo Phật có giới cấm sát sinh, nhưng nếu vùng mình ở có một con cọp cứ luôn làm hại người, mình có thể vì giới cấm mà cứ để cho con cọp giết người mãi hay không? Sư huynh cho rằng Công Uẩn có khả năng đi tới bến giác, thì tới bến giác cũng chỉ có mục đích cứu độ chúng sinh chứ gì? Đồng ý là khi đã đạt đạo, cái khả năng cứu độ, giải thoát sẽ nhiệm mầu hơn nhiều, nhưng chẳng lẽ cứ hướng tới đó mà lơ cái việc cứu vớt những kẻ trầm luân ngay bên cạnh mình, cho như thế là bị níu kéo, bị trở ngại?
Bậc nhân giả ở trong chốn ba quân hay giữa trường đời đen bạc nhưng vẫn giữ đuợc tâm ý tự tại, tùy hoàn cảnh mà phuơng tiện độ sinh cũng là một cách tu vậy. Không lý việc diệt gian trừ tà để cứu chúng sinh thoát cảnh trầm luân binh lửa cũng là tội? Giờ đây, vua Đại Hành đã già mà chưa lập Thái tử, con trai ngài thì quá đông, rõ ràng là mầm loạn chứa sẵn rồi. Các đại thần trong triều thì mỗi người riêng một bụng. Chắc chắn sẽ có cảnh huynh đệ tương tàn xảy ra. Nước Tàu tham lam thì khi nào cũng rình rập cơ hội để thôn tính nước Đại Cồ Việt ta. Nếu sư huynh cho Công Uẩn đi với bần tăng mà sau này lời dự đoán của bần tăng không đúng, tất nhiên Công Uẩn sẽ trở về với sư huynh thôi. Còn nếu sư huynh không chịu nghe bần tăng mà sự việc ấy quả xảy ra thì e công đức của sư huynh sứt mẻ nặng. Xin sư huynh suy nghĩ kỹ.

Sư Khánh Vân trầm ngâm suy nghĩ. Sư biết người học trò của mình khác thuờng đấy. Nhưng sư làm sao dám nghĩ rằng chú tiểu đó lại có khả năng làm thay đổi vận nước? Sư Vạn Hạnh hy vọng có quá đáng không? Sư cũng có nghe phong phanh về những sự tác oai tác quái của một số quan lại địa phương dựa vào sự che chở của một số đại thần đang gây thế lực trong triều. Những dự đoán của sư Vạn Hạnh nghiệm ra cũng có lý lắm. Cuối cùng sư Khánh Vân buông xuôi:
– Sư huynh đã nói cạn lời như vậy bần tăng đâu dám ngăn cản. Tuy nhiên, nên để cho chính Công Uẩn tự quyết định vẫn hay hơn.
Sau đó, tiểu Công Uẩn đã theo sư Vạn Hạnh về chùa Lục Tổ.

Mấy năm sau, Lý Công Uẩn vào Hoa Lư làm quan. Nhờ tài năng xuất chúng, đức độ siêu quần, không bao lâu uy tín ông lan rộng trong dân chúng cũng như ở triều đình. Chưa tới 30 tuổi ông đã được phong chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Cũng thời gian này, nhà Tiền Lê đang ở trên đà tuột dốc kinh khủng. Vua Lê Đ ại Hành tuổi già bệnh hoạn liên miên cho nên suy tính rất lầm lẫn. Mùa xuân năm Giáp Thìn (1004) ngài mới lập con thứ ba là Long Việt lên làm Thái tử trong khi mộng lớn đã căng đầy trong đầu óc các hoàng tử khác.

Tháng 3 năm Ất Tỵ, vua Đại Hành qua đời. Thế là ba vị hoàng tử Ngân Tích (con cả), Long Kính, Long Đĩnh nổi loạn đánh nhau luôn 8 tháng ròng Long Việt mới chính thức lên ngôi được. Ngân Tích bỏ trốn rồi bị giết, Long Kính, Long Đĩnh đầu hàng. Nhưng chỉ ba ngày sau, Long Đĩnh lại thuê người lẻn vào cung ám sát được vua Long Việt.

Long Đĩnh cướp ngôi xưng là Khai Thiên Ứng Vận Thánh Văn, Tắc Thiên Sùng Đạo Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế. Vụ ám sát vua Long Việt xảy ra làm các quan lớn nhỏ của triều đình kinh hoảng bỏ chạy tứ tán. Chỉ còn lại viên quan Thân Vệ Lý Công Uẩn ở lại ôm thây vị vua xấu số mà khóc. Hành động trung thành và can đảm này của Công Uẩn đã chinh phục được sự nể nang của Long Đĩnh. Nhưng Long Đĩnh lên ngôi lại liền bị các hoàng tử Long Ngân, Long Kính nổi dậy đánh tơi bời. Phải hơn một năm sau Long Đĩnh mới dẹp yên được loạn lạc.

Long Đĩnh có lẽ là ông vua tàn bạo nhất hoàn vũ. Bình thường ông ưa lấy chuyện giết chóc làm trò vui. Nhiều lần ông thân xuống nhà bếp tự tay thọc huyết bò heo gà vịt rồi trao cho nhà bếp. Ông bắt tử tù quấn rơm vào mình, tẩm dầu rồi đốt cho nóng chạy trước khi chết. Ông bắt tù leo lên cây rồi sai đốn cây cho ngã. Ông sai trói tù dưới chân cầu để chờ nước lên xem tù chết ngộp như thế nào. Nghe ở Ninh Giang có nhiều rắn độc, ông sai trói tù bên mạn thuyền rồi cho bơi qua bơi lại để cho rắn cắn. Có khi ông cho để mía trên đầu nhà sư mà róc vỏ rồi giả vờ trật tay cho dao bổ xuống đầu làm cho chảy máu, trong số đó có nhà sư Quách Ngang, nhà sư có tiếng đương thời.
Năm Nhâm Thân, ông đánh dẹp giặc Mán, bắt được một tù trưởng đem về đánh đập hành hạ. Tên này chịu không thấu kêu tên tục vua Đại Hành mà chửi. Thế mà Long Đĩnh sung sướng cười ha hả vì lâu nay Long Đĩnh vẫn hờn giận vua cha đã cố ý không truyền ngôi cho mình.

Long Đĩnh lại hoang dâm vô độ nên mắc bệnh không ngồi dậy được. Lúc thiết triều ông thường phải nằm nghiêng nên người thời bấy giờ vẫn quen gọi là Ngọa Triều. Thế mà ông vẫn tìm niềm vui bằng cách sai mấy tên hề nhại tiếng những viên quan tấu trình công việc làm chốn triều đình không còn thể thống gì hết.

Trong tình trạng triều đình như thế, sư Vạn Hạnh bèn ráo riết bí mật vận động sắp đặt tạo ra một cuộc chính biến để cứu vớt lê dân. Dân chúng đồn ầm lên về chuyện có một cây gạo lớn ở làng Diên Hồng bị sét đánh gẫy, trên thân cây bị tróc vỏ thấy có mấy chữ "Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành". Chữ hòa, chữ đao, chữ mộc hợp lại thành chữ Lê, chữ thập, chữ bát, chữ tử hợp lại thành chữ Lý. Câu chữ Hán trên chiết tự và giải nghĩa thành "Lê rụng, Lý thành". Không bao lâu khắp quân đội lẫn dân chúng đều nghe lời "truyền sấm" đó….

Giữa lúc đó thì vua Ngọa Triều bỗng mắc bệnh nặng rồi qua đời. Người con mới 4 tuổi của ông được ông di chiếu truyền ngôi.
Thấy cơ hội đó, một viên quan có thế lực trong triều là Đào Cam Mộc bèn đến gặp Lý Công Uẩn và bàn:
– Hồi trước đức vua tối tăm bạc ác nên lòng trời chán ghét, con ngài thì bé nhỏ quá làm sao kham nổi việc nước trong buổi đa nạn này? Dân chúng trông chờ chân chúa như khát nước mong mưa. Thân Vệ nên theo gương Thang, Võ để cho dân nhờ. Trước đây họ Lê lấy nước củ a h ọ Đinh được coi là chính đáng thì nay nếu Thân Vệ làm việc này cũng vậy, trên hợp ý trời dưới thuận lòng dân chứ khư khư giữ cái tiết mọn làm gì?
Lý Công Uẩn trả lời:
– Ông muốn đem cái họa giết ba họ đến cho tôi sao? Tôi không dám nghe đâu!
Đào Cam Mộc trở về. Nhưng hôm sau ông lại đến gặp Công Uẩn, nói:
– Lời sấm đã nói rõ họ Lý sẽ dấy lên, đổi họa ra phúc cho đất nước, Thân Vệ còn ngần ngại gì nữa?
Lần này thì Công Uẩn xiêu lòng:
– Ý ông và sư Vạn Hạnh giống nhau, nhưng làm sao cho trong ấm ngoài êm?
– Dân đang đói khổ, Thân Vệ là người công bình, khoan thứ vỗ về ai không nghe?

Được sự bằng lòng của Công Uẩn, Đào Cam Mộc chủ động triệu tập các quan, lợi dụng lòng căm ghét củ a h ọ đối với vua Ngọa Triều, ông thuyết phục họ tôn Công U ẩn lên ngôi Hoàng Đế. Cuộc chính biến đã xảy ra không đổ một giọt máu.

Chú tiểu Công Uẩn của chùa Cổ Pháp bấy giờ đã trở thành vua Lý Thái Tổ. Ngài là vị vua khai sáng ra triều Lý, một triều đại tiếng tăm lừng lẫy về những chiến công phá Tống bình Chiêm, khiến các lân bang lớn nhỏ đều phải kiêng nể.

Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Về nông nghiệp, ngài cho đắp đê Cơ Xá để tránh thủy tai hàng năm làm thiệt hại mùa màng. Về văn học, ngài cho lập Văn miếu để tôn sùng Nho học và mở khoa thi Tam giáo (Phật, Lão và Nho giáo).
Vốn xuất thân từ cửa thiền, Lý Thái tổ đặc biệt trọng đãi và khuyến khích Phật giáo. Ngài phong sư Vạn Hạnh là Quốc Sư và cho sưu tầm Tam Tạng kinh điển để truyền bá đạo Phật. Ngài cũng cho xuất tiền kho để xây 8 ngôi chùa ở phủ Thiên Đức (châu Cổ Pháp cũ, quê hương ngài). Tại thành Thăng Long, ngài cho lập chùa Thiên Ngự, chùa Vạn Tuế và cung Thái Thanh. Bên ngoài thành Thăng Long thì ngài cho xây các chùa Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thổ, Thiên Đức và Thiên Quang. Ngoài ra, những chùa đổ nát ở các đị a h ạt khác đều được ngài cho tu sửa.

Việc cải tổ lớn lao nhất của vua Lý Thái Tổ nhờ ảnh hưởng của Phật giáo là bãi bỏ được hình luật đặt vạc dầu và nuôi cọp beo để trừng trị tội phạm như dưới hai triều Đinh, Lê. Bản sắc từ bi của Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách trị dân của cả triều Lý. Như vua Lý Thái Tôn tha tội không giết Nùng Trí Cao, người đã nổi loạn, vì ông ta là người còn lại duy nhất của một dòng họ. Như vua Lý Thánh Tôn không giết vua Chiêm Thành là Chế Củ. Cũng chính vua Thánh Tôn, vào một mùa đông cực lạnh, đã ra lệnh phát áo chăn cho tù phạm và cho xét giảm tội và tha bớt. Không có một vị vua Lý nào hiếu sát hay hoang dâm quá độ.
Có thể nói nhà Lý là triều đại có chính sách cai trị dân khoan hồng độ lượng nhất trong lịch sử mà không một triều đại nào khác theo kịp.

Ngô Viết Trọng