Sunday, October 10, 2010

Nghe Nói Mà Mắc Cở

Nghe Nói Mà Mắc Cở

 

Tôn Nữ Hoàng Hoa

 

 

Năm 262 trước Công nguyên. Nhà Tần phái Đại Tướng Bạch Khởi tấn công nước Hàn, chiếm đất Dã Vương để cắt đứt quận Thượng Đẳng với Thủ đô nước Hàn. Quân dân ở Thượng Đẳng yếu kém không đương đầu nỗi  với nhà Tần nhưng lại không muốn đầu hàng Tần do đó mới đem dâng địa đồ Thượng Đẳng cho nhà Triệu.

 

Triệu Hiến Thành Vương đem quân tiếp thu Thượng Đẳng. Hai năm sau nhà Tần lại phái Vương Hột đem quân vây chặt thành Thượng Đẳng. Khi Liêm Pha mang hai vạn quân đến cứu Thượng Đẳng thì Thượng Đẳng đã bị Tần chiếm mất rồi.

 

Vương Hột còn muốn tiến quân thêm nhưng Liêm Pha lại trấn thủ lưu đồn, không bỏ chạy mà lại sai binh sĩ xây thành lũy, đào hào sâu để cầm cự với quân Tần viễn chinh từ xa đến.

 

Vương Hột nhiều lần khiêu chiến nhưng Liêm Pha không chịu ra nghênh. Vương Hột mới báo cáo với vua Tần là có làm cách gì Liêm Pha cũng không chịu ra đánh trả lại mà chỉ ngồi trong giữ thành. Bây giờ lương thực gần hết, nếu mà ở lâu hơn thì không biết ra sao".

 

Tần Chiêu Tương Vương hỏi ý kiến của Phạm Thư. Phạm Thư nói:

"muốn đánh bại nước Triệu thì phải tìm cách làm cho nhà Triệu điệu tướng Liêm Pha về" Tần Chiêu Vương mới hỏi làm cách nào mà thực hiện việc đó thì Phạm Thư bảo" Thần đã có cách"

 

Sau đó mấy ngày vua Triệu nghe thiên hạ xầm xì là :" Nước Tần chỉ sợ Triệu Quát là một tướng trẻ tài ba chỉ huy quân đội mới đối đầu lại với quân nhà Tần. Còn Liêm Pha già nua chẳng làm gì nỗi Tần và xem chừng cũng sắp đầu hàng"

 

Vua Triệu nghe đồn mới cho mời Triệu Quát vào. Triệu Quát là con của danh tướng Triệu Xa từ nhỏ đã học binh pháp nói chuyện đánh trận thì có vẽ nói đâu ra đó, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ mà danh từ hải ngoại có tên gọi là nổ như kho đạn.

 

Khi Triệu vương gọi Triệu Quát vào hỏi có đánh lui được quân Tần không thì Triệu Quát bảo:" Nếu nhà Tần cử Bạch Khởi thì thần còn phải nghĩ cách đối phó. Còn như Vương Hột hiện nay thì chẳng qua là đối thủ của Liêm Pha. Còn đối với thần việc đánh bại hắn không có gì lấy làm khó khăn"

 

 

Mọi người đã biết danh của Triệu Quát ngay cả như Mẹ của Triệu Quát cũng thỉnh cầu Vua Triệu không nên dùng Triệu Quát. Bà dâng sớ cho vua Triệu biết rằng:" Cha của Triệu Quát trước khi mất có dặn đi dặn lại là thằng Triệu Quát coi việc dụng binh đánh trận như trò chơi, nó nói tới binh pháp thì trên trời dưới biển, mục hạ vô nhân. Sau này Đại vương không xử dụng nó thì tốt, còn nếu dùng nó làm Đại Tướng thì e rằng quân Triệu sẽ vì nó mà bị tiêu diệt"

 

Vua Triệu không nghe để Triệu Quát thống lĩnh 40 vạn đại quân, hủy bỏ mọi quân lệnh của Liêm Pha, hạ lệnh cho tướng sĩ hể thấy quân tần tấn công thì nghênh chiến ngay. Nếu quân Tần thua bỏ chạy thì đuổi theo đánh cho chúng không còn manh giáp nào.

 

Phạm Thư nghe tin Triệu Quát đã thay Liêm Pha biết rằng kế phản gián của hắn ta có hiệu nghiệm bèn bí mật cử Bạch Khởi làm Thượng Tướng Quân sang chỉ huy quân Tần. Khi Bạch Khởi tới Trường Bình mai phục, cố ý đánh thua để nhữ Triệu Quát. Triệu Quát liều mạng đuổi theo mắc bẩy Bạch Khởi lọt vào ổ mai phục. Quân của Triệu bị phân tán sau hết lương thực quân lính đều than thở không còn lòng dạ nào để chiến đấu Triêu Quát đành phải phá vòng vây xông ra ngoài lãnh đủ 100 tên của quân Tần bắn chết. Quân Triệu thấy chủ tướng bị giết đành đua nhau vứt bỏ vũ khí xin đầu hàng. Bón mươi vạn quân Triệu dưới sự chỉ huy của Triệu Quát kẽ chỉ gỏi đánh giặc mồm cuối cùng bị tiêu diệt hoàn toàn.

   

Quân lực VNCH cũng có một Đại Tướng nhưng chưa bao giờ đánh giặc cũng chỉ đánh giặc mồm như Triệu Quát và đã làm tên 300,000 thanh niên Nam Việt Nam thương vong trong cuộc chiến. Đại tướng của VNCH không xông ra mở vòng vây như Triệu Quát nhưng lại bỏ chạy trước quân dân và hiện nay lại tiếp tục đánh giặc mồm.

 

Trong buổi phỏng vấn của Việt Dzũng với cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm vừa qua trên đài SBTN cựu Đại tướng Trần Thiện Khiêm đã nói:

 

1. Dù Cộng sản hay Không Cộng Sản thì  họi cũng có tinh thần dân tộc yêu nước. Kết án bây giờ hẵn có sự sai lầm chăng? Mô Phật.

 

Thưa Đại tướng: Việt gian CS chúng chỉ có một tinh thần yêu Đảng và kính già Hồ. Đại tướng mà nói cái kiểu này thì lại tội cho cái tai nghe của con dân VNCH lắm lắm. Họ không tìm ra dòng sông nào trên quê hương lưu vong này để rửa tai sau khi nghe cựu Đại Tướng cựu Thủ Tướng VNCH nói đến tinh thần dân tộc yêu nước của Việt gian CS.

 

2. Kế đến đoạn 2 khi Việt Dzũng hỏi Đại tướng có thông điệp gì cho tuổi trẻ trong nước và hải ngoại thì Đại tướng Khiêm trả lời : Đảng cộng sản VN đang tổ chưc họp đảng và đang lấy từng  ý kiến của người dân để thay đổi chế độ. Người dân cứ việc đưa ý kiến cho đảng cộng sản VN.

 

Nghe vậy Việt Dzũng luýnh quýnh thấy mà tội bèn phản ứng: Đưa ý kiến sao được Công An chúng sẽ tóm hết. Cụ Đại tướng thấy thái độ của Việt Dzũng bèn nói trớ là ở bên Pháp đã đưa ý kiến.

 

Bây giờ thì tôi phải Mô Phật và Lạy Chúa. Lạy Chúa ơi! Đêm đêm đã có biết bao oan hồn mơ màng gọi Chúa cứu rỗi khi tiếng chuông nhà thờ đổ từng hồi trên mặt đất tự do. Lạy Phật cúi xin Ngài giúp đở cho VN mai hậu không còn có những hình bóng Triếu Quất luân lưu.

 

Đại Tướng VNCH Trần Thiện Khiêm nói là Việt Gian CS sẽ lấy ý kiến người dân để thay đổi chế đô.

 

Nếu vậy thì VGCS đã có dân chủ rồi như vậy hoá ra Đại Tướng đã vô hiệu hoá những công cuộc đấu tranh chống VGCS tại hải ngoại trong việc đòi lại tự do dân chủ và nhân quyền cho VN.

 

Có lẽ vì tin VGCS cũng yêu nước như vậy nên Đại Tướng đã từ chức sơm hơn để tìm đường bôn tẩu trong khi dân chúng Quảng Trị, Huế, Đà nẵng sợ hãi VGCS đã tìm đường trốn chạy. Tôi nói tháng 3 sóng vỗ ngậm ngùi trên từng góc biển. Đó là biển Sơn Chà khi Đại tướng bình an vô sự ở một góc trời tây thì ở nơi miền Trung nhỏ bé ấy có biết bao nhiêu cảnh tượng thương tâm trước những hình ảnh trẻ thơ rơi bùm bụp xuống biển khi hai chiếc phà đập vào nhau trước những tiếng thét kinh hoàng đau thương của cha của mẹ nhìn thấy cảnh con rôi trên biển hận. Biển hận từ tháng 3 trên sóng nước miền Trung tiếp nối những bi hận khác trãi dài trên sóng nước Thái Bình Dương. Và cuộc vượt thoát tìm tự do vì không tin VGCS yêu dân đó đã đưa con số tử vong của dân tộc VN đi tìm tự do lánh nạn Cộng Sản lên tới gần triệu người Sóng vẫn âm thầm vỗ như không có gì xảy như Đại tướng  hôm nay đang tin tưởng VGCS lấy ý kiến của người dân để thay đổi chế độ.

 

Có lẽ Đại tướng chỉ sống trong tháp ngà chưa bao giờ ra trận nên không thấy những sự mất mát bi thương của những người vợ trẻ mất chồng. Xin mời Đại tá nghe nhà thơ Lê Thị Ý khi đi nhận xác chồng:

 

 

"Ngày mai đi nhận xác chồng

Say đi để thấy mình không là mình......

 

Chiếc quan tài phủ cờ màu

Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng

Em không thấy được xác chàng

Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?

Mùi hương cứ tưởng hơi chồng

Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai."


 

Có hằng trăm hằng ngàn hằng vạn người thiếu phụ còn hồn nhiên đi nhận xác chồng những chiến sĩ VNCH đã vị quốc vong thân khi thấy nỗi đau thương mất mát cùng cực để không còn nhận được mình là ai? trong khi đó có người ngồi trong tháp ngà lại lên lon vùn vụt.

 

3. Đoạn chót khi Việt Dzũng hỏi Đại tá Trần Thiện Khiêm là có muốn lập đảng gì không thì cựu Đại Tướng bảo ông không lập đảng gì cả mà sẽ đi mọi nơi kêu gọi và hướng dẫn tuổi trẻ trên tinh thần LÃNH TỤ TRÁCH NHIỆM.

 

Khi nghe ĐT nói câu này cả nhà tôi cười ồ lên. Đại tướng là Tướng bỏ chạy là người vô trách nhiệm thì lấy trách nhiệm ở đâu mà giáo huấn thế hệ trẻ hôm nay.

Một người trần truồng đi giữa phố có đám con nít chạy theo sau liệng đá, hay vỗ tay trong khi kẽ đứng bên đường cón liêm sĩ chỉ biết cúi đầu, lặng thinh....

 

Xin Đại tướng đừng đánh giặc mồm như Triệu Quất nhưng ít ra Triệu Quất còn hơn Đại Tướng là đã chết giữa ba quân còn Đại tướng hiện đang vui duyên mới đang hưởng gia tài để lại của Mỹ....đen, thì hãy hưởng thụ những gì đang có và xin bớt nói cho con dân và Quân của VNCH đựơc nhờ. Vì càng nghe Đại tướng nói càng mắc cở lắm Đại Tướng ơi!


 

Tôn Nữ Hoàng Hoa

10/10/10



--


Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment