Wednesday, October 27, 2010

Năm tử huyệt của đảng CSVN

Năm tử huyệt của đảng CSVN

Phạm Thị Oanh Yến

Hiện tại, trong nội bộ đảng CSVN đang tồn tại năm mâu thuẫn một cách khách quan.


1. Mâu thuẫn giữa các bè phái, phe cánh.

Khi mâu thuẫn đối kháng bị triệt tiêu, thì mâu thuẫn nội bộ sẽ trở nên khốc liệt, phủ định và triệt tiêu lẫn nhau. Do quyền lực được tập trung hầu như tuyệt đối nên xuyên suốt trong quá trình tồn tại của các đảng CS, từ châu Á qua châu Âu, trong nội bộ đảng CS lúc nào cũng xẩy ra những cuộc chạy đua quyền lực khốc liệt và nạn bè phái, phe cánh.

Từ Stalin với Trosky, Mao Trạch Đông với bè lũ bốn tên, Lê Đức Thọ với Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ văn Kiệt với Lê Đức Anh, Đỗ Mười v.v…. Nạn bè phái không chỉ ở cấp trung ương mà cả địa phương, các cơ quan bộ ngành. Tình trạng này dẫn tới cách làm việc bằng mặt nhưng không bằng lòng, thiếu sự phối hợp. Chính sự mâu thuẫn này đã ảnh hưởng đến cách điều hành đất nước, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô và cả đường hướng đối ngoại của Việt Nam. Do đó chẳng lấy gì làm lạ khi các chính sách của chính phủ Việt Nam đưa ra không nhất quán. Theo kiểu sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng. Có tính cách giật cục, cà giựt.

2. Mâu thuẫn giữa năng lực, trình độ cán bộ, quan chức và chức vụ, trọng trách được giao.

Trước hết xuất phát từ tâm lý ghét và sợ trí thức. Mao Trạch Đông đã từng gọi trí thức là cục phân, và với cuộc cách mạng văn hóa, phong trào trăm hoa đua nở, với lực lượng Hồng Vệ Binh đã đưa không biết bao trí thức vào cảnh đọa đầy, tra khảo. Liên Xô cũng không khác gì qua mô tả của Solzhenitsyn trong tác phẩm quần đảo ngục tù, một ngày trong đời của Ivan…

Ở Việt Nam một thời với khẩu hiệu của Trần Phú : TRÍ, PHÚ, ĐỊA, HÀO đào tận gốc trốc tận rễ, và vụ án NHÂN VĂN GIAI PHẨM đã vùi dập nhiều trí thức xuống tận cùng xã hội. Cộng sản ghét và sợ trí thức vì nhẽ khi có một kiến thức nhất định, với một tâm trí thông tuệ thì hầu như ai cũng nhận thức ra rằng cái mớ lý luận tạp nham của học thuyết Mác Lê là viển vông, vớ vẫn. Chỉ có bọn tâm thần hoặc quá ngu độn mới mù quáng tin theo. Chính vì vậy khi kết nạp đảng viên lý lịch phải được xét ba đời, và ưu tiên là thành phần bần cố nông. Lãnh đạo dĩ nhiên là đảng viên, nếu trình độ, năng lực kém thì cho đi học tại chức, chuyên tu. Nhưng khổ nỗi đã bần cố nông thì đầu toàn bã đậu học hành gì.

Đã có giai đoạn câu vè DỐT NHƯ CHUYÊN TU, NGU NHƯ TẠI CHỨC được truyền miệng trong lòng xhcn niền bắc trước 1975. Có trường hợp thành phần cơ bản nhưng sau khi được đi học, vỡ ra nhiều điều cũng bị loại bỏ, Hà Sỹ Phu là một minh chứng. Thử nhìn lại hàng ngũ lãnh đạo hiện nay có mấy ai từ địa phương đến trung ương học hành tử tế. Không bằng cấp ba rỡm thì cũng tiến sỹ, thạc sỹ đại học ma Nam Thái Bình Dương, sang lắm là cái bằng cao cấp hoặc thạc sỹ lý luận Mác Lê của cái trường đảng Nguyễn Ái Quốc. Mà cái trường này dạy cái gì, khỏi nói ai cũng biết.

Kế đến bản thân đã dốt, lại còn phải kéo bè kéo cánh, phải kiếm những thằng cùng cạ, dốt cũng được không cần giỏi, mới dễ sai bảo và có đệ tử thực hiện những toan tính cá nhân. Tóm lại công tác tổ chức là cần hồng không cần chuyên, cần người tín cẩn không cần giỏi. Bố trí chức vụ rồi mới đào tạo sau. Mà ngày nay điều hành đất nước, nền kinh tế vĩ mô mà không có tri thức tương xứng là một thảm họa. VINASHIN là một bằng chứng còn tươi rói.

3. Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích và quyền lợi của dân tộc, cộng đồng

Đảng Cộng Sản và chính phủ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn với mong muốn tạo ra những quả đấm thép về kinh tế kiểu các chaebol Hàn quốc. Nhưng các tập đoàn này vì chạy theo lợi nhuận sẽ sẵn hy sinh quyền lợi dân tộc và cộng đồng. Điển hình là EVN, TKV liên tục kêu gào đòi tăng giá điện cho bằng giá với các nước trong khu vực. Trong khi đó thu nhập của dân VN như thế nào, không đếm xỉa đến. PETRO thì đòi lập quỹ dự phòng xăng dầu trong khi giá thế giới đã xuống tự khi nào.

4. Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích

Vì lợi ích cục bộ các nhóm lợi ích sẽ sẵn sàng dẫm đạp lên nhau. Có một dạo báo chí lề phải đã đăng rùm beng cuộc chiến cột điện giữa EVN và PNVT, FPT, VIETTEL. TKV, PETRO luôn gây sức ép tăng giá than, giá gas bán cho EVN. Cứ như vậy giá cả mọi mặt hàng cho sinh hoạt đều liên tục tăng. Lạm phát là điều không tránh khỏi. Lợi ích của dân tộc, cộng đồng bị bỏ mặc. Chính mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích sẽ đẩy mâu thuẫn giữa ĐCSVN với quyền lợi của dân tộc và cộng đồng lên đến đỉnh điểm và lúc đó sẻ là dấu chấm hết cho sự toàn trị của ĐCSVN.

5. Mâu thuẫn giữa một học thuyết đã lỗi thời, xơ cứng và trở nên phản động, cản trở sự tiến bộ của đất nước, dân tộc với không chỉ lớp trẻ ngày nay có kiến thức, có chính kiến riêng mà với cả những người một thời tin tưởng cống hiến với tâm huyết, nhiệt huyết của một thời tuổi trẻ.

Với năm mâu thuẫn cơ bản trên, chính ĐCSVN đã và đang thúc đẩy quá trình diển biến hòa bình ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ngày càng quyết liệt hơn. Không cần có khả năng ngoại cảm nhưng tôi xác tín rằng sẽ tự đặt dấu chấm hết của sự độc tài toàn trị không quá 2014.


Phạm Thị Oanh Yến


Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment