Tuesday, April 29, 2014

30 THÁNG TƯ NÀO CON CŨNG CỨ NGẨN NGƠ



LTS: Đã hai năm rồi con vẫn còn ngẩn ngơ. Xin được đăng lại.

Lời Tác Gỉả: Tôi tình cờ gặp một người bán dạo trên đường phố Sài Gòn kể cho nghe câu chuyện đời của anh ấy. Nhân dip kỉ niệm lần thứ 37 ngày 30 /4/1975, ngày hai ba con anh ấy bị thất lạc nhau, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả của báo nhà một bài viết về cái ngày đáng ghi nhớ đó với hi vọng anh ấy có thể gặp lại được người ba ruột yêu dấu của mình nếu may mắn ba của anh đang được sống an lành ở đâu đó trong các cộng đồng người Việt của chúng ta.

30 THÁNG TƯ NÀO CON CŨNG CỨ NGẨN NGƠ
 

Ba dìu con dọc theo Đường Tự Do ra thẳng Bến Bạch Đằng[1]
Khoảng 2 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 37 năm rồi, con vẫn nhớ!
Giữa hàng ngàn người chạy di tản cùng bà già trẻ nhỏ
Đang cố níu bám trên cầu tàu chờ chiến hạm quay sang 
 
Con bị lạc ba giữa những tiếng còi hụ hú vang
Từ những con tàu nhổ neo ra khơi không bao giờ trở lại
Ba có lên được không trên chuyến tàu hôm ấy
Hay đã quay xuống tìm con rồi bị kẹt lại trên bờ?
 
Ba đã chạy về đâu khi đứa con tàn tật ngây thơ
Không có cơm để ăn, không còn nhà để ở?
Con bò lết đến sáng đêm rồi một người đàn bà quay lại đỡ
Đưa về nhà chăm nom và nuôi con đến bây giờ
 
30 tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ
Đau nhớ lời ba: "Ông nội con theo Việt Minh đánh Pháp
Rồi đội cải cách ruộng đất về xử bắn ông ở Đại Từ[2]
Ba phải trốn di cư vào Nam theo giáo dân ở Bùi Chu!"[3]
 
Nay ba sống ở nơi nào có còn nhớ Mậu Thân xưa?
Lúc cả nhà ta đang yên giấc trong đêm Mùng Một Tết
Một quả đạn rơi trúng giừơng làm má và em con bị chết
Con nằm kế bên, một chân bị đứt ngang tàn phế đến bây giờ!
 
Nếu không được má nuôi cưu mang và sắm cho xe bán dạo
Thì con trai ba chắc đã không còn sống được để mong chờ
Thương má nuôi, chồng má bị mất tích khi vượt tù Côn Đảo[4]
Cứ 30 tháng Tư về má lại tủi thân, ngồi khóc tựa trẻ thơ!
 
Đi bán dạo đến nơi nào con cũng cố hỏi dò
Để xem ba có còn sống qua những tháng năm cải tạo?
Hay đã chung số phận với hàng vạn thuyền nhân gặp bão?[5]
Nhưng con vẫn thầm mong ba đang sống an lành ở một nơi xa
 
Con ao ước sẽ có một ngày được về tận quê ta
Để xây cất lại mồ mả của tổ tiên cùng của ông bà nội
Nhưng Đại Từ quá xa má nuôi già không đi nổi
Mình con đi khó khăn nên chưa thể về, xin tạ tội cùng ba!
 
Con cũng hay qua Gò Dưa thăm em và cầu nguyện má[6]
Phù hộ cho ba sống lâu để còn về gặp con và thăm lại quê nhà!
Nhưng nếu không may ba đã mãi mãi không trở về được nữa
Xin hãy báo mộng cho con để con lo hương khói nghe ba!
 

Hà Nội, 20/4/2012
Đặng Huy Văn


GHI CHÚ:
 
[1] Bến Bạch Đằng là một quân cảng của Hải Quân VNCH trước ngày 30/4/1975.
[2] Đại Từ, Thái Nguyên, nơi mở đầu chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của miền Bắc từ 1954-1956.
[3] Bùi Chu, một giáo phận ở Nam Định, nơi giúp đỡ cho những ai muốn di cư vào Nam từ 1954-1955.
[4] Côn Đảo là  nhà tù của Pháp, sau này là của VNCH dùng để giam giữ những tù nhân chính trị.
[5] Từ 1975-1990 đã có trên 40 vạn thuyền nhân VN bị chết trên biển do bị bão tố, hư hỏng tàu, hải tặc...
[6] Gò Dưa là một nghĩa trang thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM (Sài Gòn)

Đừng mang nhân dân ra làm bình phong


Văn Quang - Viết từ Sài Gòn, ngày 28.4.2014

Đừng mang nhân dân ra làm bình phong

Tuần này những vụ được gọi là "đại án tham nhũng" tại VN lại tiếp tục cuộc hành trình đầy nhức nhối của nó đến cái đích cuối cùng. Chẳng ai biết trước được cái đích đó là gì. Tù chung thân, tù treo, tử hình hay tha bổng? Như vụ án Bầu Kiên và 8 đồng phạm bị ra phiên tòa hình sự về kinh tế gồm toàn các đại gia, đại quan trong đó có cả một cựu thứ trưởng, từng làm điên đảo cả giới tài chính ngân hàng và làm "điên đầu" xã hội. Vụ án này đã bị hoãn chưa biết đến bao giờ.

Rồi vụ án Dương Chí Dũng lại ra tòa lần thứ hai. Sáng 22/4, Tòa án Tối cao mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo của các cựu quan chức Vinalines bị kết tội tham ô, cố ý làm trái khi mua ụ nổi hàng triệu đôla mang về "đắp chiếu". Cơ quan giám định kết luận, việc mua ụ nổi đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 335 tỷ đồng và tham ô 10 tỷ.

Tiền cứ như dẻ rách ở bãi rác. Nếu xếp đống tiền của các vị này lại có thể cao hơn bất cứ bãi rác nào ở Sài Gòn.

- Ông Dũng làm thơ hay ông Trần Xuân Giá có già đi cũng chẳng ai cần biết

Rất nhiều trang báo tung ra những bài viết về "cuộc đời ái tình sự nghiệp" của các đại gia, các đại quan thời còn oanh liệt so sánh với cuộc sống trong tù bây giờ của các ông này. Nhưng đó chỉ là chuyện giải trí cho các bác ở tiệm cắt tóc, làm móng tay cho các vị độc giả nhàn rỗi, đọc chơi đỡ buồn. Còn người dân thì chẳng cần biết đến cái tài làm thơ của Dương Chí Dũng trong tù và cả bà vợ cũng bỗng biến thành thi sĩ làm thơ tặng chồng. Người ta cũng chẳng cần biết đến những bộ mặt phì nộn ngày xưa bây giờ teo tóp lại. Tuy teo tóp nhưng cũng vẫn còn bảnh hơn nhiều dân lao động. Ông Trần Xuân Giá có "đau buồn lần đầu hay lần cuối" cũng chẳng ăn nhằm gì đến thời cuộc.

Cái mà người dân cần biết là liệu tòa xử có giống với phiên tòa ở Phú Yên không? Xử theo quan hệ chứ không theo pháp luật. Pháp lý một đằng làm một nẻo, đúng là kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Người dân cứ như "chim bị đạn", bị đạn rồi là sợ cả cành cong. Tòa án nhân dân mà không xử theo nguyện vọng của nhân dân thì chỉ là "mượn nhân dân" ra làm cái bia đỡ đạn cho bọn hống hách và quan tham hoành hành.

  Dương Chí Dũng diện sơ mi trắng (ngồi hàng đầu) trong khi
Mai Văn Phúc mặc "đồng phục" màu xanh
như các bị cáo khác tại tòa phúc thẩm.
(Ảnh chụp qua màn hình)

Cái mà người dân đang mong đợi là phải tịch thu trọn vẹn lại tài sản mà các tên tội phạm lớn đó đã ăn cắp của dân.

Hãy nhìn những dinh cơ đồ sộ, những chiếc xe cực kỳ sang trọng của bọn tham ô này.

Hãy nhìn những thầy cô giáo và các em học sinh phải chui vào bao ni lông qua sông đển trường, hãy nhìn một bà mẹ vì quá nghèo đã cùng buộc tay vào hai con nhỏ nhảy xuống hồ tự tử… Còn hàng trăm hàng ngàn cảnh như thế nữa. Đem số tiền đó dùng vào việc xây cầu, làm nhà, giúp đỡ những người cùng khổ, làm thêm bệnh viện và bao nhiêu việc khác nữa cho dân đỡ khổ. Nếu các ông tòa làm được như thế, người dân chắc chắn sẽ nhớ ơn các ông và nếu không làm được như thế thì tòa cũng chỉ là cái  bánh vẽ, chẳng để làm gì cả, chỉ tốn thì giờ, tốn công vô ích mà thôi.

Phiên tòa có nhiều tình tiết mới chưa rõ sẽ đi đến đâu, tôi sẽ tường thuật trong một kỳ khác.

- Câu hỏi sau vụ nổ súng ở đồn biên phòng Quảng Ninh

Tuần vừa qua lại có thêm một sự việc lạ. Một nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã cướp súng bắn về phía bộ đội biên phòng cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh). 5 trong số 16 người vượt biên đã chết. Hai quân nhân biên phòng cũng tử thương sau vụ chạm súng. Sự việc hy hữu này có thể tóm tắt như sau:

Vào hồi 4 giờ 20 sáng ngày 18/4/2014, một nhóm 16 người Trung Quốc gồm 10 nam, 4 nữ và 2 trẻ em đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), trên đường thâm nhập sâu vào nội địa đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện, bắt giữ và dẫn giải ra cửa khẩu để tiến hành làm các thủ tục trao trả lại phía Trung Quốc theo quy định và thông lệ quốc tế.

 Quang cảnh cửa khẩu Bắc Phong Sinh sau cuộc nổ súng

Khoảng 12 giờ cùng ngày, trong khi đang làm thủ tục, bất ngờ một vài người đàn ông của nhóm người trên lợi dụng sơ hở của các lực lượng chức năng đã manh động cướp súng và bẻ gẫy chân bàn làm việc, xả súng tấn công, khống chế lực lượng biên phòng Việt Nam, khiến 01 quân nhân biên phòng Việt Nam tử thương ngay tại chỗ, buộc lực lượng biên phòng Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tự vệ.

Mặc dù lực lượng chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc đã kêu gọi, thuyết phục các đối tượng giao nộp vũ khí và đầu hàng nhưng các đối tượng vẫn kiên quyết cố thủ, đập phá trụ sở của lực lượng biên phòng, buộc lực lượng chức năng phải dùng các biện pháp khác để khống chế và bắt giữ. Các đối tượng đã chống trả lực lượng biên phòng, đồng thời tự gây sát thương, một số nhảy lầu tự tử.

 Các xác chết nằm ngổn ngang trên những chiếc xe ba gác và băng ca tạm

Sự việc trên đã khiến 07 người thiệt mạng (trong đó có 02 quân nhân biên phòng Việt Nam) và một số người bị thương (trong đó có 04 quân nhân biên phòng Việt Nam).

 Nhóm phụ nữ và trẻ em Trung Quốc đi cùng những kẻ tấn công

Hiện nay 11 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam đã được trao trả lại cho phía Trung Quốc. Trong đó, 5 người đã từng "đấu súng" với Bộ đội Biên phòng sau đó bị bắn hạ, một số tự sát và nhảy lầu tự tử cũng được trao trả cho TQ.

Sự việc được giải thích đó chỉ là manh động của phần tử vượt biên lén lút sang VN. Nguyên nhân nào khiến những người dân đó phải nổ súng giữa một đồn biên phòng đồ sộ của VN như vậy? Và dù có cả phía Trung Quốc kêu loa gọi đầu hàng, những người này vẫn quyết "bám trụ" và phải nhảy lầu tự sát? Họ muốn sang VN làm gì? Có phải dân ở vùng nào đó của TQ đói hơn VN nên họ muốn sang kiếm ăn hay có mưu đồ gì khác? Cũng có thể đó là bọn buôn lậu, gặp bước đường cùng. Hay đây lại là một vụ "nắn gân" mấy đồn biên phòng xem cách bố trí lực lượng ra sao? Đó là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Dù sao với ông bạn "4 không tốt" đó, cần phải đề phòng mọi mặt.

- Bệnh sởi ở VN đang gây lo lắng cho mọi gia đình

Tuy nhiên, việc có tầm quan trọng hơn trong thời gian này là bệnh sởi đang hoành hành ở từ thành thị đến thôn quệ VN.

Con số 5.000 bệnh nhận sởi được công bố ngày 15.4 đã nhanh chóng trở nên lỗi thời khi chỉ một ngày sau đó, số trẻ mắc bệnh được công bố đã lên tới 7.000 ca. Với con số hơn 100 trẻ  tử vong do bệnh sởi  tính đến thời điểm này tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội như bệnh viện Nhi Trung ương (TW), bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW hay bệnh viện Bạch Mai, là con số lớn nhất trong vòng 10 năm qua.

Bốn bệnh nhân sởi phải nằm chung một giường

Những ngày này trên các trang mạng xã hội tràn lan những dòng tâm sự hoang mang, lo lắng của những ông bố, bà mẹ trẻ có con nhỏ trong độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh. Ngay cả người lớn cũng mắc bệnh sởi và lây cho con. Bên cạnh đó những hình ảnh đau lòng về dịch bệnh cũng được chia sẻ trên khắp các diễn đàn.

Người ta đang chĩa mũi dùi vào Bộ Y Tế đã để bệnh này lan rộng, chết hàng trăm trẻ em rồi mới quýnh quáng vừa chữa bệnh vừa phòng bệnh. Trong khi đó Bộ Y Tế VN vẫn ỡm ờ chưa chính thức được công nhận là "dịch sởi". Dù Bộ Y tế khẳng định dịch sởi đang giảm nhưng số mắc và số tử vong vẫn gia tăng và thực tế có thể cao hơn báo cáo. Tính đến ngày 21-4, tính sơ bộ đã có 125 trẻ tử vong và các biến chứng liên quan đến sởi.

Điều đáng nói ở đây là sự thờ ơ của mọi người khi bệnh sởi mới bắt đầu hoành hành. Bệnh chủ quan, coi thường loại bệnh "lặt vặt" này để nó lây lan quá rộng, quá nguy hiểm rồi mới "cắm đầu đuổi theo xe hơi".

Sự "lơ đãng" đó có thể kể một vài trường hợp cụ thể khi bệnh này mới bắt đầu;

- Con bị sởi, cả 2 lần khám ở BV Nhi Trung ương nói là bị sốt virus.

Chị Nhung (ở Khương Trung, Hà Nội) kể với phóng viên một tờ báo: Tối ngày 23/2, con bị sởi, cả 2 Bác sỹ ở BV Nhi Trung ương nói là bị sốt virus. BS cho thuốc uống về điều trị ở nhà. Nhưng 6 ngày sau cháu vẫn không khỏi. Chị lại đưa con vào BV đó khám lại và BS vẫn kết luận "sốt virus, không có gì đáng ngại và cho về nhà uống thuốc theo đơn cũ". Tối về, tình hình của cháu vẫn không hề khả quan hơn, thậm chí còn không ăn, không uống được bất cứ gì kể cả nước lọc. Chị đánh phải đưa con vào BV Saint Paul khám lại. Vừa nhìn qua bé Minh, bác sĩ quay sang chị trách mắng vì để con sởi quá nặng, đã biến chứng với những vết lở loét vòng quanh miệng, lợi và họng.... Cháu nhập viện ngay hôm đó. Đến nay sức khỏe của cháu Minh đã ổn định hơn nhiều.

Sau khi cho con nhập viện, chị Nhung được biết, những trường hợp như của chị không phải là ít. 

Phòng bệnh quá chật chội, hai mẹ con bệnh nhi phải
trải chiếu nằm ở hành lang bệnh viện St. Paul.
Người mẹ dùng tay làm gối và thức suốt đêm để quạt cho con.

Đó chính là nguyên nhân lớn gây ra sự lan tràn của bệnh này. Có người lại đổ tội cho báo chí đã loan tin trẻ em tiêm ngừa vaccine sởi bị chết nên nhiều bà mẹ không cho con đi chích ngừa. Nhưng đến khi thấy nhiều trẻ em chết vì không chích ngừa mới hột hoảng mang con đến BV. Nhưng vì thế nhiều BV quá đông, đến nơi đã hết chỗ. Phòng bệnh quá chật chội, có khi hai mẹ con bệnh nhi phải trải chiếu nằm ở hành lang bệnh viện (Xanh Pôn). Người mẹ dùng tay làm gối và thức suốt đêm để quạt cho con.

Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm, trong bối cảnh bệnh viện đông đúc, giường bệnh chen chúc, có khi các em phải nằm chung giường, các điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường cực kỳ hạn chế, bênh lây nhiễm gia tăng từng ngày.

- Báo cáo láo: Bệnh viện có 130 bệnh nhân, Sở Y tế báo cáo chỉ có 32

Ngày 20-4, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết báo cáo của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho thấy từ đầu năm đến nay đã ghi nhận được 32 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó qua xét nghiệm, có 9 trường hợp dương tính với virus sởi ở 7 huyện, thị, thành phố và chưa có trường hợp nào tử vong. Điều bất ngờ là con số báo cáo của Sở Y tế Thanh Hóa lại thấp hơn rất nhiều so với con số thống kê bệnh sởi của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh viện này đã có khoảng 130 bệnh nhân nhập viện bị sốt phát ban dạng sởi.

Vậy mà báo cáo của Sở Y Tế chỉ có 32 thì quả là điều quái gở. Lại thêm một nguyên nhân khiến hơn 100 trẻ em "chết oan" vì báo cáo láo.

- Nước chậm tiến cũng hơn VN

Vào tháng 08 năm 2013, với 57 trường hợp sởi tại Uganda, và 02 trường hợp bị chết do sởi, Bộ Y tế Uganda đã công bố dịch và hành động tương tự, kêu gọi cả WHO, UNICEF trợ giúp, tiêm văcxin cho 01 triệu trẻ em. Sau gần 02 tháng, số ca sởi tổng cộng có 129 em, nhưng không em bé nào bị tử vong. Đó là một thành công về sự nhanh nhạy kịp thời đối phó, mang lại hiệu quả, cho dù cả Guinea lẫn Uganda chưa phải là những quốc gia phát triển.

Đưa con đi tiêm chủng (chích ngừa bệnh sởi) hết chỗ phải mang con trở về

Ở cả hai nước chậm phát triển như Guinea và Uganda, họ đã ứng phó rất nhanh, và kịp thời dập tắt dịch sởi. Trong khi VN phát triển hơn thì ngành y tế vẫn cứ vòng vo không muốn công bố dịch.

Ban đọc đã có thể hình dung ra VN đang lao đao như thế nào trước dịch bệnh này.

- Một quyết định hợp lý

Đã từng có rất nhiếu nghị định, quyết định "trên trời, cuộc đời dưới đất"  vừa thò ra đã bị dân phản ứng mạnh mẽ. Nhưng lần này quyết định VN không tổ chức Đại hội Thể Thao Asiad đã được hầu hết người dân đồng tình. Lý do rất giản dị là nước còn quá nghèo, kinh tế sa sút trầm trọng mà tổ chức những thứ đại hội chỉ mua lấy danh hão thì chỉ làm khổ dân thêm, làm con cháu trả nợ bao nhiêu đời mới hết. Ấy thế mà vẫn có những Bộ, những quan cứ "thoải mái" đề nghị tổ chức hết đại hội này đến đại hội kia, làm hết công trính này đến công trình khác để phục vụ đại hội rồi sau đó để hoang. Rất nhiều công trình, hạng mục được xây dựng công phu với số tiền đầu tư khổng lồ, sau một lần sử dụng rồi xuống cấp trầm trọng hoặc biến thành nơi kinh doanh với các dịch vụ tổ chức cưới hỏi, rạp chiếu phim, massage... Hãy đơn cử vài địa điểm cụ thể:

- Nuôi ngỗng ở công trình nghìn tỷ

Sân vận động (SVD) Mỹ Đình cách đây 11 năm được đánh giá là hiện đại nhất Đông Nam Á với vốn đầu tư hơn 50 triệu USD, tương đương với trên 1.000 tỷ đồng.   

Được biết, Khu liên hợp thể thao quốc gia (KLHTTQG) Mỹ Đình được khởi công xây dựng ngày 6/12/2001 để chuẩn bị cho SEA Games 22 năm 2003 tại Hà Nội với tổng diện tích 247 ha.

Sau những trận cầu gay go khiến người hâm mộ bóng đá nghẹt thở thì giờ đây, SVĐ Mỹ Đình rơi vào cảnh đìu hiu khi mỗi năm chỉ tổ chức gần chục sự kiện thể thao.

Nhiều người khi đi qua đường Lê Đức Thọ, phía mặt tiền của SVĐ không khỏi xót xa khi chứng kiến ánh sáng lấp lánh của biển quảng cáo rạp chiếu phim, khu massage, trung tâm tổ chức tiệc cưới chứ không phải là nơi dành cho người yêu thích thể thao. Phía sau khán đài D, nơi sát khu dân cư giờ cũng trở thành sân golf và quán nhậu.

Đi sâu vào bên trong SVĐ Mỹ Đình, tại các cửa ra vào của khán đài C và D, những bức tường đã bị nứt toác nhiều vệt dài, chiều rộng 5 - 7cm.

 
Một phần sân Mỹ Đình là nơi nuôi gia cầm

Phía bên hông SVĐ Mỹ Đình, tại những khu đất bỏ trống, gà, ngan, ngỗng được nuôi thả tự do. Tiếng gia cầm kêu inh ỏi, mùi khó chịu bốc lên khiến không khí bên trong SVĐ ngày thường trở nên ảm đạm. Quan sát toàn cảnh KLHTTQG Mỹ Đình có thể thấy nhiều khu đất được bao bọc kín cổng cao tường nhưng vẫn để hoang khiến cỏ dại mọc cao hơn dáng người đứng.

Ngoài ra, nhà thi đấu Gia Lâm cũng từng được báo chí lên tiếng về sự xuống cấp rất đáng lo ngại. Từ sau SEA Games 22 (tổ chức môn karate), nhà thi đấu nay chỉ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cấp huyện, cấp xã, thậm chí còn cho thuê là nơi biểu diễn văn nghệ, đám cưới…

Tương tự là nhà thi đấu Quần Ngựa và nhà thi đấu Hoàng Mai, giờ đây chỉ được biết đến là nơi tổ chức các sự kiện giải trí, hay thậm chí chỉ là địa điểm… trông giữ xe.

Trong khi đó nếu tổ chức Đại Hội Asiad con số kinh phí phải bỏ ra cho tất cả các dịch vụ phải là hàng tỉ đô la. Vậy hảy thử tìm hiểu xem những vị nào đã đề nghị "đăng cai" đại hội này.

- Mang "nhân dân" ra làm bình phong đỡ đạn

Khi vấn đề Việt Nam nên hay không nên đăng cai ASIAD 18 năm 2019 tại Hà Nội đang gây tranh cãi gay gắt, có những lập luận quen thuộc đến mức cũ mòn là "nâng cao hình ảnh đất nước, quảng bá du lịch…", những người ủng hộ việc VN "cần phải tổ chức Á vận hội đã liên tục mượn danh nhân dân, lấy nhân dân ra làm lá chắn cho các lập luận của mình.

Ông Đoàn Thao - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao, phát biểu rằng: "Việc đăng cai Asian Games 2019 đã được Chính phủ đồng ý và trên thực tế đó cũng là ý nguyện của toàn dân nên giờ đừng nói chuyện thoái thác nữa, trừ khi đất nước có sự cố, thiên tai, chiến tranh. Việc rút lui là hạ sách bởi nó ảnh hưởng đến nhiều mặt từ hình ảnh, uy tín đến vị thế của đất nước sau bao nhiêu nỗ lực mới có được... Đến giờ này đừng bàn tới chuyện rút lui không đăng cai Asian Games mà hãy chọn việc nào tốt cho dân, cho nước thì làm".

Chưa nói đến việc thông tin không chính xác là "Chính phủ đồng ý", không biết ông Đoàn Thao dựa vào thống kê nào mà phát ngôn rằng "đó là ý nguyện của toàn dân"? Tòan dân nào?

Còn Giáo sư, Tiến sĩ Dương Nghiệp Chí - người từng phục vụ 8 đời trưởng ngành Thể dục Thể thao (các Bộ trưởng, Tổng cục trưởng) - phân tích: "Giờ chúng ta đã nhận đăng cai Đại hội rồi thì cũng không nên nói tới việc rút lui nữa, bởi như thế chúng ta sẽ đẩy các nước khác trong châu lục vào thế bị động trong việc chuẩn bị cho Đại hội, vì thời gian bây giờ không còn nhiều. Chúng ta luôn muốn hội nhập với thế giới thì cũng phải có trách nhiệm với phong trào chung, đừng xem việc đăng cai Asian Games là một gánh nặng rồi tìm cách đẩy gánh nặng đấy cho các nước khác... Còn những lo lắng về chuyện lãng phí, tôi cho rằng nếu chúng ta làm bài bản, căn cơ trên tinh thần tiết kiệm tối đa, tránh lãng phí, tránh tham nhũng, thì dân người ta sẽ hiểu".

Ông Chí cũng lôi nhân dân vào trong câu chuyện và cho rằng "dân người ta sẽ hiểu". Nhưng tôi tin không một người dân Việt Nam nào có ý nghĩ kỳ cục như ông Giáo sư, Tiến sĩ kia. Người ta nhớ cô cựu Đại sứ du lịch Việt Nam Lý Nhã Kỳ đã ủng hộ tổ chức này bởi cô này đã viết thư ngỏ: "ASIAD không chỉ là cơ hội riêng của ngành Thể thao trên đấu trường châu lục mà còn là ngày hội trọng đại của nhân dân".

Mang "nhân dân" ra làm cái bình phong đỡ đạn dường như đã ăn vào máu của một số người chỉ quen thói lợi dụng vào những ý muốn riêng tư. Còn rất nhiều điều phải kể đến sự lãng phí

- Việt Nam lãng phí 444 nghìn tỷ đồng trong 10 năm qua

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đầu tư công với 20 cảng biển quốc tế; 22 sân bay dân dụng (trong đó 8 sân bay quốc tế); 267 khu công nghiệp (trung bình 1 tỉnh có 4 khu công nghiệp); 18 khu kinh tế ven biển; 28 khu kinh tế cửa khẩu; 1.757 dự án trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi và di dân với tổng mức đầu tư lên tới gần 444.000 tỷ đồng. Cả nước có tới 440 trường đại học và cao đẳng (tính trung bình, 1 tháng thành lập hai trường đại học). Điều đáng nói là những dự án này kém hiệu quả khi đưa vào khai thác.

Từ nhiều năm nay, đầu tư công được chỉ ra là lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng lớn nhất ở VN. Nhiều công trình được đầu tư vốn hàng trăm tỷ rồi đắp chiếu, xây "hoành tráng" cuối cùng chỉ để làm cảnh. Nhiều tỉnh mở sân bay, hải cảng, cửa khẩu nhưng khi đi vào khai thác lại kém hiệu quả. Tình trạng này kéo dài, gây nhức nhối cho xã hội, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về những quyết định sai lầm. Khi đưa ra kế hoạch ông nào cũng tuyên bố hùng hồn là lo cho nhân dân. Nhưng đến khi thất bại thì yên lặng là vàng. Chỉ có anh "nhân dân" là đói nhăn răng! Xin các ông đừng vẽ vời nữa, dân chúng tôi lãnh đạn như thế quá đủ rồi./.

Văn Quang

Monday, April 28, 2014

30 THÁNG 4: NHÂN VÀ QUẢ

30 THÁNG 4: NHÂN VÀ QUẢ
DuyenSinh
DyenSinh@Live.com
—————
Khi những người lính Mỹ đánh trận trở về sau cuộc chiến, họ bị khinh bỉ, bị sỉ nhục. Nước Mỹ bị mất hết thể diện đối với thế giới. Tại sao vấn đề lại được đưa lên trang giấy trắng mực đen thêm một lần nữa? Bởi vì Chiến Tranh Việt Nam thật ra là "Chiến Tranh Tôn Giáo". Một cuộc chiến kích động do Vatican, một tên điếm trong Sách Khải Huyền, chương 17 và 18. 
Avro Manhattan
Vietnam: Why did we go?

DẪN NHẬP:
Khi Hồi Giáo Ottoman phát xuất từ Thổ Nhĩ Kỳ, tràn ngập Ấn Độ, lan tràn sang Đông Nam Á, tạo thành nhiều quốc gia Hồi Giáo mới như Chiêm Thành, Mallacca… rồi đánh thẳng qua Âu Châu, đã đánh thức châu Âu về những vùng đất phì nhiêu châu Á. Năm 1494, tòa thánh La Mã ký hiệp ước Treaty of Tordesillas với hai đế quốc thực dân Ca-tô Rô-ma giáo đầu tiên là Bồ Đào Nha và Tây ban Nha. Theo hiệp ước này, giáo hoàng La Mã Alexander VI sẽ phân định làn ranh cơ bản trên quả địa cầu, chỉ rõ nơi nào thuộc về Ca-tô Rô-ma giáo Bồ Đào Nha đánh chiếm, và nơi nào thuộc về Ca-tô Rô-ma giáo Tây Ban Nha đánh chiếm. Làn ranh bắt đầu bằng một cột mốc tưởng tượng, một trăm dặm về phía Tây đảo AzoresCape Verde. Hiệp ước nhấn mạnh: "Tất cả các vùng đất phía Tây Nam thuộc về Tây Ban Nha. Tất cả các vùng đất phía Đông thuộc về Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có quyền đánh chiếm đất đai của bất cứ quốc gia nào nằm trong vùng phân chia của Vatican, ngoại trừ một ngoại lệ là quốc gia đó đã có hơn phân nửa đất đai thuộc chủ quyền của Ca-tô Rô-ma giáo La Mã1, và bất cứ nơi đâu trên quả địa cầu mà hai đế quốc Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha cắm được lá cờ của họ, thì nơi đó Vatican được cắm cây thánh giá của Vatican.   

Năm 1510, Bồ Đào Nha, dưới sự chỉ huy của đô đốc Afonso de Albuquerque, đánh chiếm được Goa (một phần Ấn Độ)2 Năm sau, năm 1511, Afonso de Albuquerque đánh chiếm được Malacca3, một tiểu quốc nằm trên eo biển Mã Lai. Cũng năm 1511, Tây Ban Nha bắt đầu các chuyến thám hiểm Philippines, nhưng cho tới năm 1571, họ mới hoàn toàn chiếm được Philippines. Họ không chiếm được Philippines sớm vì có sự tranh dành thuộc địa với Bồ Đào Nha, mặc dù Vatican đã phân định ranh giới để đánh chiếm. Tất cả những bản đồ tại Á châu vào thời buổi đó được các nhà truyền giáo vẽ một cách khái quát. Có rất nhiều ghi nhận không được rõ ràng, hoặc cố tình vẽ sai để tranh dành thuộc địa, đưa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào ngững cuộc xô xát, đôi khi còn bắn giết lẫn nhau.

Malacca là trung tâm buôn bán nô lệ của Vatican. Ngay sau khi chiếm được Malacca, Afonso de Albuquerque bắt tất cả dân cư ngụ trên bán đảo phải tới khai lý lịch với hắn. Sau khi kiểm soát lý lịch từng người, Albuquerque cho tống giam tất cả những người đạo Hồi. Những người đạo Hồi là những người đầu tiên tại Á châu bị buôn bán làm nô lệ, hoặc bị giết4, trong khi tất cả người của tôn giáo khác được tha để trở về nguyên quán của họ. Đây là một chuyện lạ lúc đó không ai hiểu tại sao!

Năm 1520, Tomé Pires, một đại sứ chính thức của Bồ Đào Nha được gởi tới Trung Quốc. Pires, cùng với nhiều người Bồ Đào Nha khác bị Hoàng Đế Minh Thành Tổ (Yongle Emperor) giam trong ngục tối, chờ ngày đem ra chém đầu, đã viết lại lời trăn trối: "Sự nghiệp của tôi là cuộc Thập Tự Chinh của Ca-tô Rô-ma giáo chống lại Hồi giáo và giá trị sự nghiệp của tôi là chết dưới bàn tay của người Trung Quốc" (My cause was that of the Catholic religion's Crusade against Islam and it was worth dying at the hands of the Chinese for my cause)3. Lá thư trăn trối của Tomé Pires làm cho Trung Quốc phải bừng tỉnh cơn mê.

Sự việc đã trở thành rất rõ ràng là người Bồ Đào Nha không có ý định đánh chiếm Malacca vì tham vọng thống trị thương mại, hoặc để làm trung tâm kiểm soát thương mại châu Á. Trái lại, họ đã làm đảo lộn hệ thống chính trị, kinh tế, và thương mại châu Á bằng cách đưa châu Á vào "chiến tranh tôn giáo giữa Ca-tô Rô-ma giáo và Hồi giáo đã kéo dài hàng trăm năm qua".  
Hồi giáo Ottoman phát xuất từ Thổ Nhĩ Kỳ, tràn ngập Ấn Độ, rồi tràn lan qua Đông Nam Á, đã bị Vatican đặt ba tiền đồn ngăn chận. Tiền đồn thứ nhất là Goa5 tại Ấn Độ, để trừng phạt Hồi giáo và Dị giáo qua hình thức "Tòa Án Dị Giáo". Tiền đồn thứ hai là Philippines để án ngữ bành trướng Hồi giáo, chuẩn bị xâm nhập tôn giáo quy mô vào Đông Dương; và chuẩn bị phá sập bức tường Phật giáo tại Trung Quốc, Nhật Bản, và Đại Việt. Tiền đồn thứ ba là Malacca, một pháo đài kiên cố ngăn chận thương mại Hồi giáo trên Ấn Độ Dương, đồng thời cũng để làm một nhà kho tồn trử nô lệ. Malacca trong thời gian này, đã trở thành một "trung tâm buôn bán nô lệ quốc tế" của Vatican.

Để trừng phạt những kẻ dám chống lại Vatican, người Hồi giáo là mục tiêu đầu tiên làm con dê tế thần cho Vatican về nhu cầu nô lệ trên khắp thế giới. Khi nô lệ Hồi giáo không cung cấp đầy đủ vì người Hồi giáo rất khôn ngoan, Vatican phải bước thêm một bước nữa, là "buôn bán nô lệ Phi châu", mà hầu hết người Phi châu là những người vô tội trong cuộc chiến của Vatican. Malacca cũng là một địa điểm rất thuận lợi cho Albuquerque tới lui Phi châu để săn bắt hoặc mua nô lệ về bán lẻ.

Nhà truyền giáo Dòng Tên Francis Xavier (Jesuit missionary Francis Xavier) đã lui tới nhiều lần tại Malacca. Cùng lúc với sự cấu kết giữa Vatican và hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong Hiệp Ước Tordesillas, phân chia thế giới để đánh chiếm thuộc địa; cùng với hình ảnh Hồi giáo tại Malacca bị tàn sát hoặc bị buôn bán làm nô lệ sau trận tấn công của Albuquerque tháng 8 năm 1511; cùng với hình ảnh các cuộc "Thánh Chiến" (Crusades) liên tục xảy ra giữa Ca-tô Rô-ma giáo và Hồi giáo. Những hình ảnh vừa nêu trên rất rõ nét, rất đặc biệt cho thấy các giáo hoàng La Mã có một đường lối chính trị tuyệt vời. Tuyệt vời vì vừa san bằng hậu cần Hồi giáo và Dị giáo (Phật giáo và thờ cúng ông bà…) tại châu Á, cùng lúc tạo được một lợi tức khổng lồ do buôn bán nô lệ trên thị trường quốc tế.

Trước khi đặt ba tiền đồn đánh phá hậu cần Hồi giáo, đánh phá Dị giáo, và mở "vựa" buôn bán nô lệ trên thị trường quốc tế, giáo hoàng Pope Nicholas V đã tung ra hai giáo chỉ: Dum Diversas năm 1452, và Romanus Pontifex năm 1454, để mở đường cho hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Giáo chỉ "Dum Diversas" viết: 
"Chúng tôi cho phép quý vị [vua của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha] qua các tài liệu này, với sự đồng ý của Cơ Quan Tông Đồ của chúng tôi, quý vị được toàn quyền và được tự do xâm lược, được tự do tìm kiếm, bắt giữ, và chinh phục tất cả các dân tộc Man Di Mọi Rợ (Saracens), các dân tộc Dị giáo (Pagans), những người không tin Chúa và những kẻ thù của Chúa, ở bất cứ nơi nào, cũng như tại đế quốc của họ, tại lãnh địa công tước của họ, tại lãnh địa của quận, công thổ và các tài sản khác của họ [...] và quý vị được phép tướt đoạt quyền làm người của họ và biến họ thành những người nô lệ vĩnh viễn".
"We grant you [Kings of Spain and Portugal] by these present documents, with our Apostolic Authority, full and free permission to invade, search out, capture, and subjugate the Saracens and Pagans and any other unbelievers and enemies of Christ wherever they may be, as well as their kingdoms, duchies, counties, principalities, and other property [...] and to reduce their persons into perpetual servitude (slavery)".

Giáo chỉ Romanus Pontifex là giáo chỉ theo sau giáo chỉ Dum Diversas, để xác nhận một lần nữa với chính phủ Bồ Đào Nha về đất đai họ đánh chiếm thời kỳ khám phá (Age of Discovery). Giáo chỉ Romanus Pontifex cho phép Bồ Đào Nha bắt nô lệ và đánh chiếm đất đai phía Nam đảo Cape Bojador tại Phi châu. Cùng lúc khuyến khích Bồ Đào Nha đánh chiếm đất đai của người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ (Sacracen Turks) và người Ngoại giáo (non-Christians, mang nhãn hiệu "Pagans"). Giáo chỉ Romanus Pontifex chỉ là sự lập lại giáo chỉ Dum Diversas. Giáo chỉ Romanus Pontifex cấm các quốc gia Thiên Chúa giáo khác xen vào quyền lợi buôn bán nô lệ của Bồ Đào Nha và Vatican; làm nổi bật thắng lợi của Bồ Đào Nha đối với Hồi giáo Bắc Phi; sự thành công đánh chiếm Azores và Phi châu, phía nam Cape Bojador. Giáo chỉ cũng lập lại huấn lệnh không được cung cấp vũ khí chiến tranh, hoặc các kim loại chế tạo vũ khí cho người Hồi giáo và người Ngoại giáo. Một phần của giáo chỉ viết:

"...vì trước đây chúng tôi đã có giáo chỉ cho phép, cùng với những thứ khác của chúng tôi, về sự tự do và mở rộng pháp quyền đã nói trước đây, tới vua Alfonso – là quý vị được tự do và có đủ pháp quyền để xâm lược, để lục xét, để bắt giữ, để đánh bại, để làm chủ tất cả các người Man Di Mọi Rợ (Saracens), làm chủ tất cả các dân tộc Dị giáo (Pagans), làm chủ tất cả những người không tin Chúa và kẻ thù của Chúa, ở bất cứ nơi nào, cũng như ở tại đế quốc của họ, tại lãnh địa công tước của họ, tại lãnh địa, công thổ, và tại tất các động sản và bất động sản khác của họ, và quý vị cũng được phép tướt đoạt quyền làm người của họ và biến họ thành những người nô lệ vĩnh viễn. Để áp dụng và thích hợp cho chính họ và cho những người kế nhiệm họ, kế nhiệm các bá tước, quận, công tước, lãnh địa, tài sản, hàng hoá, và biến thành sở hữu làm lợi cho quý vị – bằng cách bảo đảm pháp quyền đã nói, của vua Alfonso, hoặc do sự cho phép của vua Alfonso, do quyền lực của các Infante nêu trên, một cách công minh, một cách đúng đắn theo pháp luật, và làm chủ các quần đảo, đất đai, hải cảng, biển, và các liên hệ đến quyền lợi của vua Alfonso và người kế nhiệm vua, cũng không cần phải có giấy phép đặc biệt từ vua Alfonso và người kế nhiệm, thậm chí của các tín hữu Kitô cũng được hưởng, mà không cần dự vào".
("...since we had formerly by other letters of ours granted among other things free and ample faculty to the aforesaid King Alfonso -- to invade, search out, capture, vanquish, and subdue all Saracens and pagans whatsoever, and other enemies of Christ wheresoever placed, and the kingdoms, dukedoms, principalities, dominions, possessions, and all movable and immovable goods whatsoever held and possessed by them and to reduce their persons to perpetual slavery, and to apply and appropriate to himself and his successors the kingdoms, dukedoms, counties, principalities, dominions, possessions, and goods, and to convert them to his and their use and profit -- by having secured the said faculty, the said King Alfonso, or, by his authority, the aforesaid infante, justly and lawfully has acquired and possessed, and doth possess, these islands, lands, harbors, and seas, and they do of right belong and pertain to the said King Alfonso and his successors, nor without special license from King Alfonso and his successors themselves has any other even of the faithful of Christ been entitled hitherto, nor is he by any means now entitled lawfully to meddle therewith").

Sau khi ổn định tình hình tại Goa (Ấn Độ), Malacca, và Philippines, Vatican cùng với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bước thêm bước thứ hai, là dòm ngó Trung Quốc và Việt Nam. Để phá vỡ bức tường thành Phật Giáo Đông Nam Á nói chung, và tại Việt Nam nói riêng, Vatican đã có ba âm mưu:

DỰNG ĐỨNG CÂU CHUYỆN ĐỂ VU KHỐNG ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Cách thức thu nhận các con chiên vào đạo của Vatican là phương pháp "hốt rác" càng nhiều càng tốt, được thể hiện qua một số câu chuyện như:

Năm 1614, có một người Bồ Đào Nha tên là Jao Da Cruz lập một xưởng đúc súng tại Thợ Đúc gần Huế. Ông được chúa Nguyễn cấp giấy phép để xây một ngôi nhà thờ, và nhà thờ bắt đầu tiếp nhận các nhà truyền giáo ngoại quốc. Tháng Giêng năm 1615, có một linh mục người Ý tên là Francesco Buzomi tới cửa Hàn. Vị linh mục này tháp tùng một số người khác tới từ Nhật. Họ ở lại Thợ Đúc một thời gian, rồi rời khỏi cửa Hàn, để lại chỉ có một mình linh mục Buzomi.

Ở lại cửa Hàn một mình, linh mục Buzomi đã tìm mọi cách học nói tiếng Việt trực tiếp với các thiếu nhi. Mỗi khi ông đi đâu thì con nít đi theo ông một dọc dài nhằng. Tuy nhiên, thay vì bực mình, ông lại vui vẻ tiếp xúc bọn trẻ. Một thời gian sau ông được trẻ em dạy nói một số tiếng "bồi", và trẻ em cũng học được từ ông một vài tiếng Ý. Chỉ một thời gian ngắn, ông đã dám đi dạy đạo tới tận Quảng Nam và Bình Định. Con chiên, thuộc hạng dân quê, cũng theo ông khá đông. Họ không cần giáo lý gì cả, họ chỉ cần có một ông râu trắng, tóc trắng, giống như ông "tiên trên trời", là họ thích rồi.

Thuở ấy, người Việt Nam vẫn còn mê tín về vấn đề nguyệt thực và nhật thực. Cả làng thường đánh chiên đánh trống om sòm để hỗ trợ cho mặt trăng hoặc mặt trời khỏi bị nuốt hoàn toàn. Họ nói nếu bị nuốt hoàn toàn, thì năm đó sẽ bị thất mùa, không đủ lúa gạo để ăn (mặt trăng ăn mặt trời, tiếng Hán Việt là "nguyệt thực", và mặt trời ăn mặt trăng, tiếng Hán Việt là "nhật thực").
Mỗi lần sắp có hiện tượng nhật thực hoặc nguyệt thực, các nhà truyền giáo thường lợi dụng sự mê tín của người dân để "cấy" vào đầu óc họ đạo Thiên Chúa. Các nhà truyền giáo xem lịch Tây để biết trước ngày tháng nhật thực hoặc nguyệt thực, rồi thách thức các quan lại Việt Nam mở cuộc "đánh cá". Nếu họ nói đúng ít nhất 8 ngày trước khi nhật thực hoặc nguyệt thực xảy ra, thì ông quan Việt Nam phải trả giá bằng cách "học một khóa kinh thánh". Đây là một lối truyền đạo "rẻ mạt", nhưng kết quả rất lớn vì thu hút rất dễ dàng người mê tín. Sau khi thắng cuộc đánh cá, chẳng những các nhà truyền giáo được coi là một chiêm tinh tài ba, mà còn được coi là một "ông tiên từ trên trời xuống", biết trước được quá khứ vị lai. "Đức tin" được bắt đầu bằng sự lường gạt là như vậy!

Lợi dụng sự chất phác của người dân đã xảy ra trước khi Alexandre de Rhodes tới Việt Nam, tuy nhiên mối hiểm họa mà cả hai chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã thấy trước, chưa trở thành trầm trọng cho tới khi nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes tới Việt Nam. Thời gian này, Việt Nam được coi là hai quốc gia riêng biệt sau hơn 200 năm chia cắt: Đàng Ngoài thuộc Chúa Trịnh, Đàng Trong thuộc Chúa Nguyễn. Cuộc nam tiến của Chúa Nguyễn lúc này chỉ tới khoảng Phan Rang, Phan Thiết.

Khoảng năm 1610, nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes tới Đàng Trong. Ký giả người Mỹ, Stanley Karnow viết về cuộc hành trình của Alexandre de Rhodes:
"Ba trăm năm sau, các nhà truyền giáo Dòng Tên bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản đến cảng Hội An, một thương điếm của Bồ Đào Nha, thiết lập Hội Truyền Giáo Giao Châu (Cochinchina Mission). Mặc dù các nhà truyền giáo khác có tràn đầy nhiệt tâm và không biết mệt, họ bị lu mờ đối với Alexandre de Rhodes, một thiên tài độc nhất vô nhị mở cửa cho người Pháp vào đánh chiếm Việt Nam."17

Stanley Karnow rất rõ ràng. Ca-tô Rô-ma giáo đi tới đâu, là đánh chiếm thuộc địa tới đó. Tới Việt Nam, Dòng Tên đã nhanh chóng tuyển dụng người giúp Alexander de Rhodes làm việc gấp đôi, cố gắng chuyển hai tiểu quốc Annam và Tonkin thành hai quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo, cùng lúc khám phá tiềm năng và tài nguyên của hai tiểu quốc này. Công việc này, trong con mắt của Rome và Paris, không thể tách rời. Đó là những bước quan trọng nhất của Pháp trong sự thôn tính bằng quân sự lẫn chính trị Đông Dương sau này.

Họ đạo Phanxicô, Họ đạo Dominicans, và những họ đạo khác, mặc dù nổi tiếng, không bao giờ có thể so sánh nổi với Dòng Tên, Một họ đạo được chỉ định trồng cấy sức mạnh tinh thần và văn hóa của giáo hội Ca-tô tại Đông Nam Á. Đến Đông Nam Á, họ đã gây lan tràn hoạt động trong tất cả mọi lĩnh vực. Họ đã cố gắng với nhiều thành công khác nhau, áp đặt ảnh hưởng văn hóa và chính trị trên mọi giai tầng xã hội, mà không giống như các nhà truyền giáo khác, chỉ đặc biệt làm công việc cải đạo. Nỗ lực đầu tiên của Dòng Tên là in ấn "Phép Giảng Tám Ngày," một văn bản tiếng Việt đầu tiên.

Năm 1620, Rhodes tới Hà Nội. Tuy nhiên hội truyền giáo dòng tên đã được thành lập tại Hà Nội từ năm 1615. Trong thời gian Alexandre de Rhodes tới Hà Nội, Đàng Ngoài đang dưới sự cầm quyền của chúa Trịnh Tùng và Trịnh Tráng. Năm 1624 ông được Vatican gởi tới East Indies, cho tới năm 1627 thì lại được trở về Đàng Ngoài, và lưu lại Đàng Ngoài cho tới năm 1630. Năm 1630, ông bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất. Chúa Trịnh Tráng nói: "Ca-tô giáo là một hiểm họa"6.

Bị trục xuất, Alexandre de Rhodes sang sinh sống tại Macau cho tới năm 1640, thì sang xứ Đàng Trong. Tại Đàng Trong, ông dạy đạo cho tới năm 1649, thì bị Chúa Nguyễn Phúc Lan kết án tử hình. Chúa Nguyễn Phúc Lan cũng nói giống hệt như Chúa Trịnh Tráng: "Ca-tô giáo là một hiểm họa"6. Tuy nhiên sau đó Alexandre de Rhodes được giảm bản án, bị trục xuất, thay gì bị giết.

Giáo sư tiến sĩ sử học Đông Nam Á Mark McLeod viết:
"Các nhà truyền giáo đạo Ca-tô cố ý tách rời người theo đạo Ca-tô ra khỏi quyền lực của Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Khuyến khích họ chống lại và từ chối hợp tác xây dựng đền miếu mà họ cho là "mê tín". Bên trong cộng đồng người đạo Ca-tô thì các nhà truyền giáo ngăn cấm họ thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong các đền miếu trong làng. Ngăn cấm tục lệ đa thê mà luật lệ Việt Nam cho phép. Để biện minh, các nhà truyền giáo còn nói Thượng Đế của người đạo Ca-tô là chúa tể vũ trụ, tất cả các chủ thuyết và tất cả các đạo khác là tà đạo, là sai lầm. Các nhà truyền giáo đạo Ca-tô là đại diện cho tất cả muôn loài trên quả địa cầu, và quyền lực của các nhà truyền giáo đạo Ca-tô Việt Nam, là đứng trên tất cả các giới chức phàm tục, những người mà họ không thể nhận thấy được Thượng Đế của người đạo Ca-tô"14.

Một trong những bằng chứng mà cả hai, Chúa Trịnh Tráng và Chúa Nguyễn Phúc Lan đã diễn tả Ca-tô giáo là một hiểm họa, vì Ca-tô giáo là đạo của "chiến tranh", của "thù hận", và của "xảo quyệt…" mà trong suốt hai ngàn năm lịch sử tôn giáo của họ, họ có rất nhiều cuộc thánh chiến7, đã tham gia vào việc buôn bán nô lệ với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha4, đã ăn thịt người9, đã giết người cùng tôn thờ chung Chúa là Tin Lành giáo7, v.v… và một đoạn "Kinh Thánh Cựu Ước" của họ cũng đã viết rất giống những gì họ đã và đang làm:8

Isaiah 13:15-18

●Tìm thấy người nào thì đâm người đó, tất cả ai bị bắt sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm.
●Trẻ sơ sinh của họ sẽ bị bằm nát trước mặt họ, nhà của họ sẽ bị cướp, vợ của họ sẽ bị hãm.
●Nghe này, ta khuấy động Medes, là người không cần bạc, là kẻ chẳng thích vàng.
●Cung tên của họ sẽ tiêu diệt bọn trẻ, không tha trẻ trong tử cung, không chừa trẻ ngoài tử cung.
Để chứng minh cho sự khơi động chiến tranh, thù hận, và xảo quyệt trong đạo Ca-tô giáo, giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã thể hiện một cách rõ ràng trong bài giảng đầu tiên của ông được viết bằng chữ quốc ngữ, đó là "Phép Giảng Tám Ngày". Trong Phép Giảng Tám Ngày, Alexandre de Rhodes đã dựng đứng ra câu chuyện không có thật bất cứ trong kinh sách nào của Phật Giáo, để xuyên tạc, bôi bẩn, vu khống, và đòi "đốn ngã" Đức Phật Thích Ca. Đoạn văn nầy được ghi lại trong sách "Hoa Sen Trong Biển Lửa" của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh:
"Chúng ta hãy bắt đầu nói đến đạo này mà nguồn gốc ở Ấn Độ. Sự sai lầm của đạo này biểu lộ ra ngay tức khắc từ chính nguồn gốc của nó.
Vào khoảng 3.000 năm sau khi tạo thiên lập địa, ở Ấn Độ có một ông vua tên là Timphan có một người con rất thông minh, nhưng rất kiêu ngạo, người này lấy con gái độc nhất của một ông vua lân bang, rồi một mình đi tu, không được vợ con chấp thuận. Ông ta tu theo ma thuật, không biết để được người ta khen ngợi hay để có thể tranh luận dễ dàng hơn với các lão tà đạo. Ông học theo các lão Alala và Calala và đứng giữa hai lão này. Hai lão bèn dạy cho ông đạo Vô Thần và đặt tên là Thích Ca.

Khi ông ta muốn đem cái đạo Vô Thần ấy, cái đạo nghịch thường ấy dạy cho người ta ai cũng xa lánh ông. Thấy vậy, ông ta cùng với hai lão kia dạy một thứ đạo mới đầy rẫy những chuyện hoang đường để níu kéo một ít đệ tử. Ông ta dạy thuyết luân hồi và sự thờ cúng các thần tượng, cho mình là thần tượng cao nhất trong các thần tượng, làm như ông ta là đấng tạo hoá, là chúa tể trời đất... Bằng những câu hoang đường và những câu phù chú, ấn quyết, ông ta bắt thiên hạ phải điên cuồng đến độ buộc họ phải chấp nhận sự thờ cúng các thần tượng, hứa hẹn cho kẻ nào thờ cúng thần tượng, dù kẻ đó ngày hôm nay là kẻ hạ tiện nhất sẽ được tái sanh làm con vua nhờ luân hồi... Còn đối với các đồ đệ thân tín, ông dẩn họ đến vực thẳm của vô thần... Tất cả đều từ hư không mà ra, rồi trở lại về hư không.

Đạo ấy có hai mặt. Mặt ngoài là sự thờ cúng vô luân các thần tượng, với vô số những câu chuyện hão huyền, các bài hát phù chú, nó lôi kéo dân chúng vào sự thờ cúng thần tượng nhảm nhí, phạm vào vô lượng tội ác. Mặt thứ hai, mặt trong, còn tệ hại hơn nhiều, đó là nọc độc. Cho nên Khổng Tử, người thông thái nhất của dân Tàu, gọi sự thờ cúng thần tượng là đạo của bọn mọi rợ..."

Về Phật giáo ở Trung Hoa, Alexandre de Rhodes viết:
"Các người có thể hỏi: tại sao sự thờ cúng thần tượng đó có thể truyền bá ở Trung Hoa, bởi vì sự thờ cúng đó phát sinh ở Ấn Độ, xứ mà người Trung Hoa coi như là một xứ thô lỗ dã man? Người ta trả lời rằng người Trung Hoa dĩ nhiên văn minh hơn các bộ lạc Ấn Độ nhiều về lĩnh vực khoa học và tâm linh cũng như về lĩnh vực thể xác. Trước hết, người Ấn Độ rất ngu dốt về khoa học, sau đó về sự chăm sóc thể xác. Họ thường ở trần, ở lỗ (...) Khổng Tử có báo trước trong sách của ông ta rằng phải đi tìm một vị thánh tại đất phương Tây. Vua Trung Hoa Hán Minh Đế đọc được sách đó đã nghe được lời khuyên của Thượng Đế đi tìm đạo chân chính tại miền Đại Tây. Chính vì vậy mà nhà vua mới sai một ông quan lớn nhất triều đình đi tìm. Sau một cuộc hành trình dài mấy tháng, ông quan này đến Ấn Độ, xứ mà người Trung Hoa cho là phương Tây. Nhưng mà đây chưa tới được nửa đường của Đại Tây. Vì quá mệt mỏi và vì đường đi quá khó khăn, ông ta không muốn đi xa hơn nữa. Ông ta bèn hỏi thăm xem ở Ấn Độ có một thứ đạo nào để mang về cho vua Trung Hoa chăng. Người ta mới nói với ông quan đó về thứ đạo vô luân của Thích Ca. Ông quan sung sướng mang đạo đó về từ phương Tây vĩ đại".

ÂM MƯU TÁCH RỜI VĨNH VIỄN MIỀN NAM RA KHỎI VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT (1833-1835)
Âm mưu tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam lần thứ nhất của Vatican dưới thời vua Minh Mạng xảy ra sau khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cùng lúc đánh tan bốn đạo quân, gồm đạo quân thứ nhất của Chúa Nguyễn; đạo quân thứ hai của vua Xiêm, theo lời yêu cầu của chúa Nguyễn; đạo quân thứ ba của chúa Trịnh; và đạo quân thứ tư của vua Càn Long nhà Thanh. Sau khi đánh tan bốn đạo quân, vua Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, và thống nhất Việt Nam sau gần 300 năm phân tranh Nam Bắc. Sự thống nhất Việt Nam của Nguyễn Huệ đã làm cho Vatican tiếc hùi hụi.

Qua sự báo cáo của các nhà truyền giáo, Vatican biết rất rõ vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh là một vựa lúa phì nhiêu; một vùng đất của nhiều giống dân tạp chủng như Ấn, Thái, Mã Lai, Việt, Miên, Lào, Tàu, v.v… Nhất là mỗi khi có một tàu "Minh Hương" nào tới xin tị nạn, Chúa Nguyễn cũng chỉ đường cho họ tìm tới vùng Sài Gòn, Gia Định để định cư và lập nghiệp, vì trong thời gian này cọp beo, voi, trâu rừng, heo rừng… còn đầy rẫy khắp nơi, rất cần được khai phá trước khi đặt bộ máy chính quyền vĩnh viễn để cai trị. Thấy trước mối lợi này, Vatican cũng dốc toàn lực truyền giáo tại nơi đây.

Vì bất thình lình bị Nguyễn Huệ thống nhất lãnh thổ và phỏng tay trên, Vatican trở thành thù oán Nguyễn Huệ. Vì biết không lợi dụng được Nguyễn Huệ, Vatican đã âm thầm nhờ Pierre Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) tìm đủ mọi cách để giúp Chúa Nguyễn Phúc Ánh tiêu diệt Nguyễn Huệ, trước là để lấy lòng chúa Nguyễn Phúc Ánh, sau là để tạo một cơ hội mới tách rời Miền Nam ra khỏi Việt Nam.

Trước khi sang Pháp, thế tử Cảnh đã bị Bá Đa Lộc "dụ" vào đạo Ca-tô, vì chính sách xâm nhập tôn giáo của Ca-tô giáo rất rõ ràng. Họ đã lập đi lập lại nhiều lần, như tại Thái Lan, tại Trung Quốc… xâm nhập tôn giáo vào bộ máy cai trị là một đòn thâm độc, mà Chúa Nguyễn Phúc Ánh quá thờ ơ vì thế tử Cánh bị mắc bẫy quá sớm khi Nguyễn Phúc Ánh vẫn còn là Chúa, chưa phải là vua Gia Long.

Giám Mục (Bá Đa Lộc) lợi dụng sự dễ dãi đối với đạo Thiên Chúa trong vùng kiểm soát của chúa Nguyễn Phúc Ánh để cải đạo Thế Tử Cảnh, con trưởng của Ánh, và Tống Phúc Đảm, một ông quan lớn của triều đình, thành người đạo Ca-tô. Cả triều đình chúa Nguyễn Phúc Ánh bị "shock" khi thế tử cảnh từ chối các nghi lễ truyền thống trước bàn thờ tổ tiên.16
Khi Bá Đa Lộc mang thế tử Cảnh theo làm con tin, sang Pháp xin cứu viện, dã tâm của Vatican được chứng minh qua tên "giáo gian Ca-tô" Pigneau de Béhaine. Béhaine đã thuyết phục thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam vì tham vọng thuộc địa, được các nhà viết sử Tây Phương ghi lại:

"Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đến Verseilles đầu năm 1787, cung cách ngoại lai của ngài làm mọi người luôn chú ý… Lúc đó Pháp đang trong thời kỳ gần sụp đổ hệ thống tiền tệ. Trước tiên, vua Louis XVI bác bỏ ý kiến mạo hiểm và hao tốn, nhưng Bá Đa Lộc cảnh cáo là Anh Quốc sẽ vồ lấy Việt Nam nếu Pháp tiếp tục chần chờ. Ngay lúc đó, Bá Đa Lộc liền đưa ra một kế hoạch đánh chiếm Viêt Nam, ngay cả việc phát hoạ chính xác kế hoạch tổ chức quân đội cần thiết để Pháp có thể đánh chiếm một cách dễ dàng đến vua Louis XVI"17.
"Mặc dầu được tiếp đón như một đặc ân, Bá Đa Lộc có một mục đích sâu sắc riêng. Ông đi Pháp với mục đích vận động hành lang cho một chương trình đầy tham vọng – đó là một điềm tốt về Một Đế Quốc Thiên Chúa tại Châu Á cho Thuyết Tạo Hoá. Ông chết trước khi giấc mộng thành tựu, nhưng với những lời thẳng thắn, ông đã vận động Pháp đánh chiếm Việt Nam một trăm năm sau."17
"Đã từ lâu, giám mục Bá Đa Lộc nuôi nấng tư tưởng dựng lên một Đế Quốc Thiên Chúa (Catolic Empire) tại Á Châu, và lý luận rằng sự thắng thế một cách từ từ của chúa Nguyễn, với sự trợ giúp của ông là một giám mục Ca-tô Rô-ma giáo, sẽ đóng một vai trò quan trọng đem lại nhiều lợi ích cho đạo Ca-tô."15

Khi sắp chết, vua Gia Long quyết định lập Hoàng Tử Đởm, là con của một thứ phi lên làm vua. Tuy nhiên quan đại thần Lê Văn Duyệt can gián, cho rằng Hoàng Tử Cảnh là người có công lớn đối với hoàng tộc, và đề nghị lập con của Hoàng Tử Cảnh là Nguyễn Phúc An Hoà. Đề nghị này đã làm Hoàng Tử Đởm, sau này là vua Minh Mạng, nuôi mối thù trong lòng. Nhưng Minh Mạng không làm gì được Lê Văn Duyệt khi uy thế của Lê Văn Duyệt quá lớn. Năm 1832, Lê Văn Duyệt chết, Minh Mạng xuống chiếu cho bãi chức tổng trấn thành Gia Định, chia Miền Nam thành 6 tĩnh (Nam Kỳ Lục Tỉnh) rồi cắt quan lại vào cai trị. Mỗi tỉnh đều có Tổng Đốc, Bố Chính, và Án Sát. Thành Gia Định được đổi ra Thành Phiên An, thuộc tỉnh Gia Định. Các quan mới trấn thủ thành Phiên An gồm có: Nguyễn Văn Quế làm Tổng Đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố Chính, Nguyễn Chương Đạt làm Án Sát.

Bố Chính Bạch Xuân Nguyên nói ông phụng mật chỉ của vua Minh Mạng truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt. Rồi Bạch Xuân Nguyên hạch hỏi nhiều người trong gia tộc Lê Văn Duyệt, lập thành một hồ sơ dày cộm trình lên Minh Mạng kể rất nhiều tội của Lê Văn Duyệt và viết sớ xin Minh Mạng chém đầu 16 người trong gia tộc và trừng trị cố Tổng Trấn Lê Văn Duyệt. Trong lúc hạch hỏi, Nguyên và Quế còn dùng những lời lẽ xấc xược, chẳng kiêng nể một bậc đại công thần của tiên đế… Không thể dằn được, Lê Văn Khôi bắt đầu lớn tiếng trở lại, rồi toàn thể gia tộc Lê Văn Duyệt đều bị bắt giam vào ngục. Trong ngục thất, Khôi gặp lại 27 người bạn từng làm loạn với Khôi ở Bắc Kỳ, bị phát vãng vô Nam. Những người này có bí mật liên lạc với bên ngoài, là quân giải phóng, đang tổ chức một trận đánh cướp ngục.

Một cuộc cách mạng bùng nổ. Đêm 10.5.1833 (có nơi ghi là 5.7.1833), ngục thất bị phá tan. Sau đó Khôi và phó vệ Nguyễn Văn Bột, ấm tập Tân Bảo, vệ uý Thái Công Triều, phó vệ uý Lê Đắc Lực, phó quản Đặng Vĩnh Ưng, cùng với một số đồng chí khác, đột nhập dinh Bố Chánh bắt cả nhà Bạch Xuân Nguyên, Nhưng Nguyên trốn thoát. Khi đoàn quân của Khôi ra tới cửa dinh gặp đoàn quân đến cứu Nguyên, đoàn quân này cũng bị Khôi đánh tan. Tổng Đốc Nguyễn Văn Quế đang có mặt trong đoàn quân cũng bị giết. Cũng đêm hôm đó, quân của Khôi tập nã bắt sống được Bạch Xuân Nguyên và Nguyễn Chương Đạt.

Hôm sau xác chết của Nguyễn Văn Quế, và hai xác sống của Bạch Xuân Nguyên và Nguyễn Chương Đạt được bó thành 3 cây đuốc, dựng đứng và đốt trước bàn thờ của cố Tổng Trấn Tả Quân Lê Văn Duyệt. Một buổi lễ tế cáo Trời Đất và thệ nguyện trước bà thờ của ngài tả quân gồm có Đại Nguyên Soái Lê Văn Khôi, Quản Trung Quân Thái Công Triều và Lê Đắc Lực, Quản Tiền Quân Nguyễn Văn Đà và Nguyễn Văn Tông, Quản Tả Quân Dương Văn Nhã và Hoàng Nghĩa Thư, Quản Hữu Quân Võ Vĩnh Tiền và Võ Vĩnh Tài, Quản Hậu Quân Võ Vĩnh Lộc và Nguyễn Hữu Bột, Quản Thuỷ Quân Lưu Tính và Trần Văn Tha, Quản Tượng Quân Nguyễn Văn Tâm và Nguyễn Văn Chân… cùng với nhiều quan chức được đặt ra để trông nom các địa hạt hành chính và quân sự ở các nơi.

Để biểu dương chính nghĩa, Lê Văn Khôi tuyên bố lật đổ triều đại Minh Mạng, lập lại dòng con trưởng Hoàng Tử Cảnh, đưa con của Hoàng Tử Cảnh là Nguyễn Phúc An Hoà lên làm vua. Về phía vua Minh Mạng, sau khi nghe tuyên bố của Lê Văn Khôi, Minh Mạng liền đem Nguyễn Phúc An Hoà, và bà mẹ của An Hoà ra chém đầu, rồi cấm truyền đạo Ca-tô còn gắt gao hơn.

Sau lời tuyên bố, Khôi được dân chúng ủng hộ đông đảo. Chỉ vài ngày sau cuộc khởi nghĩa, quân dân Miền Nam hưởng ứng khắp nơi, chỉ trong vòng một tháng, Nam Kỳ Lục Tỉnh hoàn toàn vào tay của Khôi. Về tôn giáo thì Khôi còn mời các Linh Mục Ca-tô đến trú ngụ trong thành Phiên An để được che chở, và tuyên bố người Ca-tô sẽ được bảo vệ. Các nhà truyền giáo Ca-tô trước đó cũng đã kêu gọi ủng hộ chi hệ Hoàng Tử Cảnh, và lời kêu gọi cũng được sự hỗ trợ của Tổng Trấn Lê Văn Duyệt. Khôi cũng kêu gọi hỗ trợ của vua Thái Lan là Rama III và được vua Thái ủng hộ. Rama III cho quân sang đánh Hà Tiên, An Giang, và các toán quân của Minh Mạng đóng rải rác tại Lào và Miên.

Sau hai năm chiến tranh, quân triều đình của vua Minh Mạng có vẻ không thắng được quân của Lê Văn Khôi. Bộ tham mưu chỉ huy mặt trận thay đổi chiến lược. Sử gia Phạm Văn Sơn viết: "Bộ tham mưu hành quân của Minh Mạng đưa ra mưu kế thâu dụng các binh sĩ đầu hàng còn khoẻ mạnh, ưu đãi các giáo dân (cho tiền và gạo) để họ trở lại Phiên An dụ dỗ các người đồng giáo với họ và tung một số người bí mật vào thành trong đêm tối."10 Sau đó Lê Văn Khôi chết. Theo sử gia M. Gaultier, Khôi chết vì bị đầu độc. Quân cách mạng đưa con trai của Khôi là Lê Văn Cu, 8 tuổi, lên thay. Phụ tá của Lê Văn Cu là Nguyễn Văn Chân, làm Tổng Chỉ Huy Quân Đội Miền Nam.

Tuy vậy quân của vua Minh Mạng vẫn còn phải gian nan vất vả thêm suốt một năm nữa mới dẹp yên được cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi. Ngày 8.9.1835, quân của Minh Mạng tấn công ồ ạt các cửa thành với các tướng tài ba như Trần Văn Năng, Trương Minh Giảng… Trưa hôm đó thành Phiên An thất thủ. Trong số những người chiến bại, là 6 lãnh tụ bị bắt có Lê Văn Cu 8 tuổi và Cố Du tức Marchand. Họ bị nhốt vào cũi và đem về dâng cho vua Minh Mạng để xử vào tội lăng trì. Quân dân trong thành bị giết tất cả là 1.831 người hợp táng vào một nơi gọi là "mã nguỵ." Thành Phiên An, tức là Thành Sài Côn, mà Olivier đã ra công xây dựng trên 40 năm trước, nay bị sang thành bình địa. Bàn về sự tham gia của đạo Ca-tô vào việc nổi dậy của Lê Văn Khôi, sử gia Phạm Văn Sơn viết:

…Riêng về phía Thiên Chúa dự vào nghĩa cử của Lê Văn Khôi cũng không ít. Lúc sinh thời, Tả Quân đối với các đồng bào Thiên Chúa có sự quảng đại, cũng như với các người ngoại quốc, họ Lê không để mất lòng ai, do đó uy tín của nước Việt Nam vang dội ra ngoài khá xa. Như vậy thì họ Lê bị "minh tru," giới Thiên Chúa có lẽ nào vô tình? Nhiều người đã mang thư của Khôi đi tìm Giám Mục Taberd lúc đó ở Chantaboun có ý mời Giám Mục về Phiên An tiếp tay cho quân khởi nghĩa. Mưu đồ này bị chận đứng ở ngoài khơi Phú Quốc, nhưng sự kiện trên đây đã làm cho Minh Mạng hoảng sợ, và từ đó đã thi hành mọi biện pháp quyết liệt với các giáo sĩ và tín đồ. Có điều khiến ta ngạc nhiên trước vấn đề giáo dân Gia Định tham gia cuộc cách mạng ở thành Phiên An, là một số đại diện Thiên Chúa Giáo thuở ấy cũng như gần đây, đã cực lực phủ nhận. Họ nói Cố Du bị ép buộc và cả giáo dân cũng bị lôi cuốn theo phong trào khởi nghĩa, Thiên Chúa có bao giờ chủ trương đánh đổ vua chúa! Vô tình hay hữu ý, họ quên rằng trong các chính cương hay lý tưởng của đạo Thiên Chúa đã có thực chất cách mạng vì phải có chiến đấu cho công bằng và bác ái của loài người, thì cái đức công bằng và bác ái đó dung hoà thế nào được với cái gì là độc tài, phong kiến, chuyên chế? Đạo Thiên Chúa ngót 20 thế kỷ trước đã bị vua chúa Tây Phương đàn áp cũng vì nó cấp tiến, vì nó muốn dẹp những mối bất bình và bất công trong xã hội loài người cũng như lý thuyết Khổng Mạnh ở Á Đông đã chủ trương Nhân Trị, Đức Trị, và Dân vi quý, quân vi khinh, khiến những lãnh tụ của nó là Chúa Gia-Tô, là Khổng Khâu đã bị chà đạp thảm bại lúc sinh thời và đều chỉ thành công với thế hệ hậu sinh… Giáo dân Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử đã bị ngược đãi trong đức tin của mình, lại có ân nhân bị sỉ nhục quá đáng, luôn luôn bị chánh quyền đoe doạ đàn áp, sao có thể bó gối ngậm tăm được? Trước phong trào nổi dậy này, sử gia M. Gaultier cương quyết nói rằng các giáo sĩ và đồng bào Thiên Chúa ở Nam Phần thuở đó dám dự vào cuộc cách mạng của Lê Văn Khôi và sau khi lý luận về tôn chỉ của Thiên Chúa Giáo, M. Gaultier nhìn vào thực tế mà đặt ra câu hỏi này:

…Ngoài ra liệu ta có thể tưởng tượng rằng, giữa những giông tố làm rung động toàn quốc hồi đó, giáo dân và các giáo sĩ của họ có thể bàng quan toạ thị, có thể yên lặng mà nghiền ngẫm đạo Chúa là đạo nhất thể, hoặc Thượng Đế với Chúa chỉ là một để đừng nghĩ rằng còn có một vấn đề quan trọng hơn và những ưu tư về chiến tranh chẳng khuấy động sự bình thản của họ sao? Và theo ý chúng tôi ngày nay, nếu giáo đường Miền Nam bây giờ phải chối cãi sự tham gia vào cuộc khởi nghĩa không khỏi là muốn tránh sự hận thù và khủng bố của chánh quyền thuở ấy. Như vậy những giấy tờ cực lực cải chính việc trên đây, trong khi Minh Mạng thẳng tay đàn áp Thiên Chúa, nếu dùng vào việc viết sử ắt phải hết sức thận trọng.11

Trong trận đánh tại An Giang, sử gia Phạm Văn Sơn viết:
"Trong đám hải quân này có 2.000 giáo dân người Việt dưới quyền một linh mục tên là Nguyễn Văn Tâm tham gia trận An Giang. Họ chiến đấu rất hăng bên cạnh người Tàu, Tim, và Mã Lai nhưng khi quân của Trương Minh Giảng đánh mạnh quá thì nhiều quân Tim ra hàng. Cuộc chiến thắng của quân Việt nhờ vậy được mau lẹ. Đối với tù binh là giáo dân hai tướng của Minh Mạng đã tàn sát dã man không sao tưởng tượng được"12.
Tiến Sĩ Sử Học Đông Nam Á Mark McLeod đã nghiên kỹ lưỡng việc này, và cũng đã viết:
"Tháp tùng với quân của Thái Lan có 2.000 quân Thánh Chiến, dưới sự chỉ huy của Linh Mục Nguyễn Văn Tâm. Quân của linh mục Nguyễn Văn Tâm bị cánh quân của Trương Minh Giảng đánh bại vào mùa Hè năm 183413".

Và sau cùng Tiến Sĩ Sử Học Đông Nam Á, Mark McLeod viết lời kết luận. Có lẽ lời kết luận của McLeod đã làm các nhà bình luận Ca-tô Việt Nam không còn có ai chối cãi nữa:
"Mặc dù không có tài liệu nói thẳng về sự tham gia của các nhà truyền giáo Thiên Chúa về cuộc khởi quân của Lê Văn Khôi, nhưng với sự có mặt của Cố Du vào lúc quân Minh Mạng chiếm được thành; với đạo quân 2.000 quân thánh chiến của Linh Mục Nguyễn Văn Tâm; với sự kiện các nhà truyền giáo bản xứ làm việc dưới sự cố vấn của các nhà truyền giáo Âu Châu; với cuộc điều tra cho thấy trong 499 người nổi dậy có 66 người Thiên Chúa bản xứ; cộng với bức thư kêu cứu gởi cho Monsignor Tabert tại Thái Lan, vì vậy sự tham gia của các giáo sĩ cũng như người Ca-tô giáo địa phương là một điều không thể chối cãi được."13

Nếu Lê Văn Khôi không chết sớm, chuyện gì sẽ xảy ra nếu quân của vua Minh Mạng không thắng được quân của Lê Văn Khôi? Có phải Miền Nam bị tách rời ra khỏi Việt Nam, thành một quốc gia Thiên Chúa cha truyền con nối, vì hoàng tử Cảnh đã là một người họ đạo Dòng Tên từ lâu?

ÂM MƯU TÁCH RỜI VĨNH VIỄN MIỀN NAM RA KHỎI VIỆT NAM LẦN THỨ HAI (1955-1973)
Giống như trường hợp tại Thái Lan và Trung Quốc, Pháp và Vatican tranh thủ để lập vua Ca-tô giáo giống như họ đã từng lập đi lập lại nhiều lần, như cùng một khuôn đúc với sự xâm nhập tôn giáo vào Trung Quốc19 và Thái Lan20. Câu chuyện "bốn tháng ba vua" xảy ra ngay sau khi Tự Đức chết. Ngay sau khi Tự Đức chết, Pháp và Vatican lập tức tranh thủ để dành với triều đình Huế, đưa con cháu nhà Nguyễn có đạo Ca-tô lên nối ngôi. Ba ông quan phụ chính đại thần do Tự Đức di chiếu, gồm: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, và Trần Tiễn Thành được Tự Đức cho quyền "tam ban triều điển" cho bất cứ vua nào con cháu của Tự Đức thông đồng với giặc Pháp và giặc Vatican. Tam ban triều điển là một ân huệ để nhà vua tự xử bằng một trong ba cái chết: thanh gươm (tự đâm vào cổ); mãnh lụa đào (tự thắt cổ); và chén thuốc độc (tự cầm chén thuốc độc mà uống).

Sau khi vua Tự Đức chết, ba ông quan phụ chính cho họp triều đình lập Dục Đức, 31 tuổi, lên ngôi. Sau khi hay tin Dục Đức lên ngôi, Pháp can thiệp nhưng đã muộn. Tuy nhiên, Pháp sắp xếp để giám mục Ca-tô lén vào nội cung rửa tội cho Dục Đức.

Vì có đề phòng trước, ông Thuyết cho người theo dõi và thâu thập tất cả các dữ kiện. Trong một buổi chầu, ông Thuyết đưa ra đầy đủ chứng cớ. Vua Dục Đức nhận tội, ông Thuyết đưa ra tam ban triều điển, Dục Đức không còn cách nào từ chối, buộc lòng phải chọn chén thuốc độc, chỉ làm vua được vài ngày.

Dục Đức chết, triều đình lập Hiệp Hoà, 36 tuổi, lên thay. Hiệp Hoà làm vua được vài tháng thì cũng bị vướng vào con đường của Dục Đức. Tuy chọn chén thuốc độc, nhưng vào phút cuối, Hiệp Hoà từ chối uống thuốc, nhiều người phải đè Hiệp Hoà xuống rồi cạy miệng để đổ thuốc nhưng Hiệp Hoà lại phun bỏ. Rốt cuộc người ta phải bóp cổ và đổ thuốc thêm một lần nữa rồi chờ cho Hiệp Hoà gần tắt thở mới buông tay ra. Lúc đó Hiệp Hoà mới chịu "ực" vào!..

Trần Tiển Thành, ông quan phụ chính thứ ba, vì bị Pháp mua chuộc trong vụ Hiệp Hoà, bị ông Thuyết cho đâm chết tại nhà.

Với tình thế nầy, Pháp buộc triều đình Huế phải để cho Pháp tham dự và quyết định mỗi khi có việc tôn lập vua mới. Triều đình lại lập Kiến Phúc, 15 tuổi, lên thay. Không bao lâu Kiến Phúc cũng chết. Triều đình Huế nói Kiến Phúc chết bất đắc kỳ tử vì một cơn bạo bệnh mà không rõ chứng bệnh.

Chỉ trong vòng 4 tháng mà hai ông quan phụ chính, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, đã giết 3 ông vua của nhà Nguyễn, do đó có cái tên "Bốn Tháng Ba Vua."

Sau đó triều đình "lén" lập Hàm Nghi, 13 tuổi, là em ruột của Kiến Phúc lên thay. Pháp buộc tội triều đình tôn lập mà không thông báo. Ông Tường và ông Thuyết nan nỉ, Pháp tạm ngừng chờ giải quyết sau. Trong khi chờ đợi, ông Thuyết thấy không sống nổi dưới bàn tay của Pháp, hai ông liều mạng làm một cuộc tấn công đồn Mang Cá, rồi đem vua Hàm Nghi chạy về chiến khu Tân Sở...

Câu chuyện kể trên được tóm tắc từ sách "Việt Sử Tân Biên" của Phạm Văn Sơn, vì sách này căn cứ vào sử liệu Tây Phương làm sáng tỏ rất nhiều nghi vấn mà sử liệu Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã bị bóp méo bởi người Ca-tô giáo nằm vùng trong các triều đình "bù nhìn". Cố gắng của người Ca-tô giáo là tìm đủ mọi cách để sửa đổi lịch sử, nhất là để đánh lạc sự hiểu biết của các thế hệ sau.

Một câu đối thời đó, không biết ai dán lên cổng bộ lại. Hai câu đối này được dân Huế truyền miệng, làm cản trở rất nhiều "mưu mô bẻ cong lịch sử" của người Ca-tô.

Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết, - [Một sông hai nước nói sao được].
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường. - [Bốn tháng ba vua hiểu đặng nào].

Một sông là chỉ con sông "Hương". Hai nước có ý nói Kinh Thành Huế (Việt Nam) ở phía bên kia con sông, mặt đối mặt với bên này sông là Đồn Mang Cá (trại đóng quân của Pháp).
Vì kêu gọi Hàm Nghi trở về với Pháp và Vatican không được, Pháp buộc lòng phải đưa vua Ca-tô giáo đầu tiên của họ là Đồng Khánh lên làm vua "bù nhìn". Một loạt các vua Ca-tô giáo bù nhìn được tiếp nối theo sau là Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, và Bảo Đại.

Sau ngày ông Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra chiến khu Tân Sở, Pháp giải tán quân đội của triều đình Huế còn lại tại hoàng thành; chở tất cả tài sản của triều đình Huế về Pháp; nhờ các bà phi ký giấy truất phế vua Hàm Nghi; rồi lập vua Ca-tô giáo đầu tiên là Đồng Khánh. Đồng Khánh bắt đầu lập các quan Ca-tô giáo chung quanh mình gồm các ông như Nguyễn Thân, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài… Ông Bài là trưởng Hội Đồng Giám Mục Ca-tô, là cha vợ của Ngô Đình Khôi, làm tổng đốc Quảng Nam cho Pháp. Bà Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) là cháu kêu vua Đồng Khánh bằng ông cố ngoại. Tóm lại, một vòng rào Ca-tô được thành lập bao quanh ông vua Ca-tô, giống hệt như họ đã làm tại Thái Lan và Trung Quốc trước đây. Tất cả họ đều sống nhờ lãnh lương của Pháp.

Để dễ nhận diện: Từ Hàm Nghi trở về trước là các vua thật sự của triều đình nhà Nguyễn do nhà Nguyễn lập ra. Từ Đồng Khánh trở về sau là các "vua lãnh lương", do Pháp và Vatican lập ra.

Năm 1933, Franklin D. Roosevelt đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Ông là tổng thống thứ 32, làm việc liên tục bốn nhiệm kỳ. Khi phó Tổng Thống Henry Agard Wallace chết, Harry S. Truman được tổng giám muc Francis Spellman (lúc này chưa thăng chức Hồng Y) giới thiệu, và được tổng thống Roosevelt chấp nhận cho làm phó tổng thống cho ông, thay thế phó tổng thống Henry Agard Wallace. Phó tổng thống Harry Truman là một một người Ca-tô giáo dòng Đền (American Freemason)21. Nhìn bằng con mắt trí tuệ, người hiểu biết sẽ thấy được sắp xếp của Vatican khi Thế Chiến II bắt đầu.

Trong một phiên họp tại Potsdam, tổng thống Franklin Roosevelt đã tuyên bố trả độc lập cho Đông Dương, gồm ba nước Việt, Miên, Lào! Nên nhớ lúc này Cộng Sản còn rất yếu. Cộng Sản chỉ là một đảng phái như bao nhiêu đảng phái khác; Tưởng Giới Thạch (Quốc Gia) vẫn đang làm chủ hoàn toàn Hoa Lục (đọc Ho Chi Minh the Missing Years của Sophie Quinn-Judge).

Tuyên bố của Tổng Thống Franklin Roosevelt không làm cho Vatican hài lòng. Trong một bài diễn văn trước quốc hội ngày 1.3.1945, tổng thống Roosevelt đọc:
"Buổi họp Crimean phải tuyên bố chấm dứt hệ thống hành động độc quyền, chia rẽ đồng minh, phân chia ảnh hưởng, cân bằng quyền lực, và tất cả các thứ khác, đã cố gắng hàng thế kỷ qua – nhưng luôn thất bại. Chúng ta phải đề nghị để thay thế những thứ này, bằng một tổ chức quốc tế, mà tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình, đều được một cơ hội tham dự" (The Crimean Conference ought to spell the end of a system of unilateral action, the exclusive alliances, the spheres of influence, the balances of power, and all the other expedients that have been tried for centuries – and have always failed. We propose to substitute for all these, a universal organization in which all peace-loving nations will finally have a chance to join)"23.

Sau bài diễn văn, Tổng Thống Franklin Roosevelt đột ngột chết mà không tìm ra được nguyên nhân. Và dĩ nhiên Phó Tổng Thống Harry Truman, là một Ca-tô giáo dòng Đền lên thay. Sau khi lên làm tổng thống, Harry Truman đảo ngược tất cả những dự định của Tổng Thống Franklin Roosevelt, tức là hỗ trợ thực dân Pháp tiếp tục chính sách thuộc địa tại Đông Dương. Sự hỗ trợ được Stanley Karnow viết trong quyển "Vietnam a History":
"Tháng 5.1945, không bao lâu sau khi Tổng Thống Franklin D. Roosevelt chết, Phó Tổng Thống Harry Truman lên thay. Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Edward R. Stettinius xác nhận với Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pháp Georges Bidault là Mỹ nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên bán đảo Đông Dương"18.

Tại sao Mỹ vừa mới tuyên bố trả độc lập cho Đông Dương chỉ được vài ngày, rồi lại xoay qua ủng hộ chính sách thuộc địa của Pháp tại Đông Dương? Chỉ cần là một người bình thường, không cần một kiến thức chính trị gì cả, ai cũng có thể thấy ngay tức khắc Vatican đã xâm nhập vào chính quyền Hoa Kỳ. Đã thay thế Franklin Roosevelt bằng Harry Truman, một Ca-tô giáo dòng Đền (American Freemason). Vì lý do này:
"Vatican là kẻ chủ mưu phát động Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ I (1945-1954), giết hàng triệu người dân Việt Nam vô tội".
Đây cũng là:
"Một gáo nước lạnh tạc vào mặt của những kẻ đưa ra luận điệu: Chiến tranh Đông Dương lần thứ I (1945-1954) không cần thiết, tự nhiên Pháp sẽ trả độc lập cho Việt Nam!.."

Sự thâm độc của Vatican còn biểu lộ một cách rõ rệt hơn nữa khi chính John Cooney, người viết tiểu sử cho các vị hồng y và các giới chức cao cấp của tòa thánh La Mã, đã viết:
"Lập trường của Spellman phù hợp với mong muốn của Giáo Hoàng. Malachi Martin, một thầy tu Dòng Tên, người đã từng làm việc tại Vatican trong những năm Mỹ leo thang Chiến Tranh Việt Nam, nói Giáo Hoàng muốn Mỹ chọn Diệm, bởi vì Giáo Hoàng bị ảnh hưởng người anh em của Diệm, là tổng giám mục Thục. Giáo Hoàng sợ Chủ Nghĩa Cộng Sản bành trướng trên lãnh thổ (Việt Nam), nơi mà họ đạo Dòng Tên (Alexandre de Rhodes) đã khai phá hằng mấy trăm năm trước. Martin khẳng định: Giáo Hoàng thúc giục Spellman khuyến khích Mỹ tham gia Chiến Tranh Việt Nam"22.

Chiến tranh Đông Dương Lần Thứ II (1955-1975) được coi là điểm nóng của "Chiến Tranh Lạnh"; là một màn ảo thuật của Vatican với âm mưu tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam để thành một quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo, mà Avro Manhattan gọi là "The Croatia of Asia". Chiến tranh này được dựng lên do Vatican từ năm 1945 và theo đuổi cho tới khi hiệp định Paris 1973 được ký kết. Theo Avro Mahattan, Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ I, Vatican đã âm mưu biến toàn thể thể nước Việt Nam thành một quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo. Một đoạn the American Pope, John Cooney viết:

Do đó nhà thờ đã bắt đầu một cuộc "Thánh Chiến" (crusade) mới, ảnh hưởng tới cả thế giới. Vatican đã trở thành một cường quốc tuyên bố Chiến Tranh Lạnh với Liên-Xô, và Spellman đã đóng vai một quyền lực quan trọng. Ông được giao phó nhiệm vụ cung ứng "thép lạnh" (Cold Steel) của Mỹ cho nền luân lý của nhà thờ. Phần này, Spellman không cần được khích lệ. Là một người Mỹ chỉ đạo các nhà thờ, Spellman đã tìm được cơ hội trả thù cho cả hai, là là "Chủ Nghĩa Ca-tô" (Catholicism) và "Mầm Non Đế Quốc Mỹ" (Burgeoning American Empire). Để làm điều đó, ông đã gắn liền nhà thờ và quốc gia, với mục đích tẩy sạch tư tưởng Cộng Sản bất cứ khi nào nó xuất hiện, hoặc ngay cả khi nó vừa mới đoe dọa xuất hiện. Chính sách này đã đem lại tai biến cho Hoa Kỳ, cho nhà thờ, và cho cả chính Spellman. Nhưng qua hai thập niên chống Cộng dại dột, đã làm tăng trưởng quyền lực căn bản của Spellman tại quê nhà24.

Tuy nhiên, năm 1954, khi trận Điện Biên Phủ tới hồi khốc liệt, Vatican trở thành hoảng hốt, hoảng hốt còn hơn cả Pháp. Vatican vội vàng bỏ rơi Pháp chạy theo Mỹ. Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ II (1955-1973) là cố gắng cuối cùng của Vatican. Vì giấc mơ biến toàn thể nước Việt Nam thành một quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo không thể thực hiện bằng Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ I, Vatican và Mỹ đã phải mở ra "Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ II". Trong cơn hấp hối của Điện Biên Phủ thì Mỹ và Vatican xúc tiến thành lập chánh phủ Ngô Đình Diệm từ ngoại quốc rồi gởi về Việt Nam. Đây là bằng chứng:

[Tháng 10 năm 1950, anh em Diệm gặp nhau tại Washington DC, dự một phiên họp tại khách sạn Mayflower Hotel với các quan chức Bộ Ngoại Giao Mỹ, gồm có Dean Rusk, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục. Đi kèm với Diệm và Thục là Cha Fred McGuire. Ngoài ra còn có ba nhà chính trị tôn giáo làm việc ngăn chận Chủ Nghĩa Cộng Sản, cũng có mặt ngày hôm đó, gồm Cha Emmanuel Jacque, Giám Mục Howard Carroll, và Giám Mục Georgetown Edmund Walsh. Mục đích của buổi họp là để yêu cầu anh em Diệm trả lời về tình hình Việt Nam, và xác định niềm tin chính trị của họ. Sau một hồi đàm luận, cả hai Thục và Diệm rất rõ ràng, Diệm có mục đích "xin" Mỹ cho Diệm được cai trị "xứ sở Ca-tô giáo" của ông. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam có dưới 10% dân Ca-tô giáo, con số này quá thấp. Ngoài ra trước Thế Chiến Thứ II, Diệm làm việc cho triều đình Huế, rất ít tiếp xúc với người Quốc Gia. Sau này Diệm cũng đã nhiều lần từ chối làm việc cho Bảo Đại. Diệm không muốn nhận bất cứ chức vụ gì do Bảo Đại yêu cầu, ngoại trừ chức Thủ Tướng.

…Sau trận Điện Biên Phủ, Tổng Thống Eisenhower muốn hỗ trợ một chính phủ mở rộng hơn chính phủ hạn hẹp của Bảo Đại. Bảo Đại là người rất ít tiếp xúc với quần chúng, và từ lâu, được coi là bù nhìn của Pháp và Mỹ (DS: Mỹ không coi những người làm tay sai cho Pháp là người Quốc Gia. Lúc đó có 3 thành phần: Cộng Sản và Quốc Gia là hai lực lượng chống Pháp, và lực lượng thứ ba là những người bù nhìn tay sai của thực dân Pháp, trong đó có Diệm). Mỹ đã chọn Ngô Đình Diệm vì hai lý do: Lý do thứ nhất là vận động của Vatican; lý do thứ hai là vì Mỹ không tìm ra ai ngoài Diệm (Karnow, trang 229). Mỹ muốn có một người lãnh đạo "Quốc Gia" để phản kháng lại Hồ Chí Minh nhưng không tìm được ai, cuối cùng phải chọn Diệm. Kết quả là Bảo Đại mời Diệm ra làm thủ tướng, một chức vụ mà Diệm luôn luôn mơ ước. Lời tiên tri của Diệm không sai. Diệm trở lại Saigon ngày 26.6.1954. Chỉ vài tuần sau, Edward Lansdale, giám đốc CIA tới Sài Gòn, lãnh trách nhiệm chiến tranh bất nguyên tắc. Mỹ bắt đầu tham gia Chiến Tranh Việt Nam tại thời điểm này…

Do đó Spellman bắt tay vào chiến dịch một cách cẩn thận để làm nổi bật nhân vật Ngô Đình Diệm. Thông qua báo chí và vận động hành lang Washington DC, vấn đề đương đầu với Cộng Sản Đông Dương làm người Mỹ rất chú ý. Một trong những người mà Spellman thúc đẩy hỗ trợ Diệm là Buttinger, một nhà cựu xã hội người Áo, lãnh đạo Uỷ Ban Cứu Trợ Quốc Tế (International Rescue Committee), một tổ chức giúp các người tị nạn Cộng Sản sau Thế Chiến Thứ II. Buttinger sẽ giúp người tị nạn Miền Bắc. Hiệp định Geneva cung cấp phương tiện di chuyển giữa Bắc và Nam chỉ có 300 ngày. Nhưng vì vấn đề người tị nạn trở thành quá lớn. Khi viếng thăm New York, Buttinger đáp ứng Spellman và cắt nghĩa tình hình. Spellman tiếp xúc Thượng Nghị Sĩ Joe Kennedy, thu xếp các buổi họp cho Buttinger với ban biên tập của các báo lớn như Time và Herald Tribune… Một bài xã luận về hoàn cảnh của người tị nạn chạy trốn chính phủ Hồ Chí Minh xuất hiện lần đầu trên báo chí Mỹ.

Hồng Y Francis Spellman và Tổng Thống Kennedy cũng đã giúp đỡ thành lập một cuộc vận động hành lang ủng hộ Ngô Đình Diệm tại Washington DC. Cuộc vận động hành lang này kêu gọi "Chống Chủ Nghĩa Cộng Sản" (Anti-Communism) và "Phục Hưng Cơ Đốc Giáo" (Catholicism). Thông qua kết nối của họ, họ sớm lập được một ủy ban có uy thế lớn, một sự pha trộn giữa trí thức và bảo thủ… Đến một mức độ lớn, nhiều người Mỹ tin rằng "Việt Nam là một Quốc Gia Ca-tô giáo quyền thế" (preponderantly Catholic nation). Hiểu lầm này là do Diệm. Diệm xuất hiện như một người quyền thế, và Bảo Đại thì bị đẩy ra khỏi chính trường. Với sự giúp đỡ của CIA gian lận bầu cử năm 1955, Diệm bãi bỏ chế độ quân chủ và Bảo Đại thì bị buộc phải sống lưu vong. "Màu sắc đậm đà Ca-tô giáo" (Catholic hue) cho cuộc vận động hành lang Việt Nam chiếm phần lớn niềm tin và được phổ biến rộng rãi. Một yếu tố khác, vì cuộc vận động này là cuộc vận động của Hồng Y Spellman.

Một bác sĩ trẻ tuổi Ca-tô giáo làm việc một cách say mê là Tom Dooley, một trung úy hải quân hoạt động ngoài khơi Hải Phòng. Tại một thời điểm, Dooley đã tổ chức một toán 30.000 người Ca-tô, kêu gọi xin được di tản ra khỏi Miền Bắc. Ở Mỹ, Dooley đã "quậy" báo chí viết bài, cùng lúc cho tung ra ba cuốn sách bán chạy nhất để tuyên truyền và rao giảng đức tin Ca-tô giáo, kêu gọi chống Cộng trước khi ông chết. Dooley đã "bịa" ra câu chuyện đau khổ của người Ca-tô trong bàn tay tồi tàn Cộng Sản, cởi truồng các linh mục rồi gõ lên các tinh hoàn của họ bằng dùi cui, đánh đập trẻ nít bằng đũa để ngăn cản họ nghe về Thiên Chúa, và mổ bụng phụ nữ mang thai. Là một người xuất thân từ trường Notre Dame, bang Indiana, Dooley đã biến nước Mỹ thành nơi quảng bá sách của ông. Một trong những người tới thăm Dooley trước khi Dooley chết là Hồng Y Spellman. Spellman đã nâng cao người bác sĩ trẻ này như là một thần tượng đối với mọi người. Uy tín của Dooley không hề phai mờ cho đến khi một cuộc điều tra về các thánh La Mã năm 1979 đã khám phá ra sự liên hệ giữa Dooley và CIA]25.

Vatican, đặc biệt họ đạo Dòng Tên, sau nhiều trăm năm bành trướng chủ nghĩa Ca-tô (Catholicism) trên bán đảo Đông Dương, sợ sự bành trướng của Cộng Sản (Communism) hơn cả Mỹ. Sau khi Cộng Sản tràn ngập Trung Hoa Lục Địa và Triều Tiên, Vatican bắt đầu tuyên truyền chống Cộng hơn cả Mỹ tuyên truyền chống Cộng. Sự xuất hiện của chủ thuyết Tiến Hoá (Darwinism) làm cho Vatican càng sợ chủ nghĩa Cộng Sản nhiều hơn nữa, khi chủ nghĩa Cộng Sản là một chủ nghĩa vô thần, hoàn toàn đi ngược lại chủ nghĩa hữu thần của Ca-tô giáo, đang lan tràn trên thế giới. Để mở đầu kế hoạch Ca-tô hóa Việt Nam, tiêu diệt Phật giáo và Dị giáo, năm 1959, Ngô Đình Diệm đã tổ chức một ngày lễ "Marian Congress" cống hiến toàn bộ Miền Nam cho Đức Mẹ Đồng Trinh Maria".

Các mục tiêu quan trọng khác của Vatican gồm: Xúi giục Ngô Đình Diệm từ chối tổng tuyển cử thống nhất đất nước; giáo hoàng Pius XII lèo lái chiến tranh, chông mũi nhọn vào Đại Hàn và Việt Nam; Sử dụng tượng Fatima để cổ động hận thù với Cộng Sản bằng cách kêu gọi chống Cộng Sản Liên-Xô để khơi dậy Chiến Tranh Lạnh; tại Mỹ, Spellman kêu gọi người Mỹ tham gia Chiến Tranh Việt Nam trong khi tuyên bố cải đạo người Nga và dùng người Nga để chống Cộng Sản Liên-Xô; khơi dậy hận thù với Liên-Xô để phân chia thế giới thành hai thái cực; cả hai, Mỹ và Vatican nỗ lực ngăn chận Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam tổng tuyển cử thống nhất theo hiệp định Geneva 1954…

Giống như Nhật đã sử dụng Pháp thay vì hất chân Pháp ngay sau khi đảo chánh Pháp tại Đông Dương năm 1945, Mỹ cũng đã làm như vậy đối với Pháp. Mỹ đã không lãnh phần chống lại Bắc Việt trong Chiến Tranh Đông Dương lần thứ I, mà dùng Pháp như là một tên lính đánh thuê. Khi tên lính đánh thuê đã hoàn thành công tác, Mỹ hất chân Pháp ra khỏi Đông Dương. Tuy nhiên Mỹ còn khôn ngoan hơn nữa. Mỹ đã không tin tưởng bất cứ một tôn giáo nào trong Chiến Tranh Đông Dương, ngoại trừ Đạo Ca-tô. Di cư theo Hiệp Định Geneva năm 1954 là một cuộc thanh lọc người đạo Ca-tô vào Nam càng nhiều càng tốt, với sự ủng hộ và tuyên truyền của CIA, ủng hộ của quốc hội, và ủng hộ của Tổng Thống Kennedy (Ca-tô giáo), di cư người Ca-tô vào Nam hoàn tất một cách tuyệt hảo.

Cuộc di cư qui mô từ Bắc vào Nam năm 1954 thật ra nằm trong kế hoạch của Vatican, kế hoạch này là di chuyển một triệu dân Ca-tô giáo vào Nam, lập một hàng rào Ca-tô giáo bao quanh một tổng thống Ca-tô giáo. Tổng thống Ca-tô giáo đó sẽ điều khiển một bộ máy chính quyền gồm những người Ca-tô giáo, áp dụng cùng một công thức mà Vatican đã làm tại Nhật, tại Trung Quốc, và tại Thái Lan hằng mấy trăm năm về trước. Kế hoạch di chuyển một triệu dân Ca-tô giáo vào Nam đã được dự thảo trước, và được đưa vào Hiệp Định Geneva một điều khoản cho người dân được tự do lựa chọn rút về sống tại Miền Bắc hoặc rút về sống tại Miền Nam trong một thời gian là 300 ngày. Trước hết, kế hoạch này được phát thanh trên các đài radio để gây sự chú ý tới người Ca-tô giáo, rồi tiếp theo là một loạt tuyên truyền của CIA là Đức Mẹ đồng trinh Maria đã vào Nam, Miền Bắc sau này sẽ bị dội bom nguyên tử, Khó khăn sẽ đến với Miền Bắc, v.v… MỹDiệm còn gửi người tới phá hoại bên trong miền Bắc. Rãi truyền đơn kêu gọi biểu tình, phá sập cầu, và sách nhiễu chính quyền Miền Bắc, xảy ra luôn không bao giờ dứt. Tin đồn từ Diệm và CIA gây lan tràn như lửa cháy, nói rằng người Ca-tô giáo sẽ bị bắt và bị giết. Nếu muốn được cứu rỗi, người Ca-tô giáo phải chạy về phía Nam, nơi mà bất kỳ người Ca-tô giáo nào cũng được tiếp đón, cung cấp thực phẩm, cung cấp chỗ ở và việc làm…62

 Sau di cư năm 1954, Mỹ đã tạo được một hàng rào đạo Ca-tô giáo rất vững chắc bao quanh tổng thống Ngô Đinh Diệm. Ngô Đình Diệm, với hỗ trợ của Vatican, qua Hồng Y Francis Spellman, cũng đã hứa hẹn một cuộc "Thánh Chiến" khủng khiếp, mà đối tượng chính là "Phật Giáo," vì Phật Giáo là một lực lượng yêu nước, luôn đứng về phía kháng chiến chống lại cuộc chiến "Tái Lập Thuộc Địa của Pháp." Năm 1956, Ngô Đình Diệm chính thức từ chối tổng tuyển cử toàn quốc thống nhất Việt Nam theo quy ước Geneva 1954, mặc dù bầu cử dưới kiểm soát của quốc tế, vì Vatican biết chắc là Ngô Đình Diệm sẽ thua cuộc. Từ chối tổng tuyển cử thống nhất đất nước là bước đầu trong âm mưu chia cắt vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam.

Với ba cường quốc là Mỹ, Liên Xô, và Trung Quốc đứng phía sau lưng Vatican, hiệp định Geneva 1954 đã bị Vatican biến thành hiệp định chia đôi đất nước một cách vĩnh viễn năm 1955. Năm 1957, Liên Xô còn đề nghị cả hai, Miền Bắc và Miền Nam cùng lúc gia nhật Liên Hiệp Quốc để vĩnh viễn thành hai quốc gia riêng biệt. Biết tổng tuyển cử thống nhất không thể xảy ra, Hồ Chí Minh cho sát nhập đảng Liên Việt vào Đảng Cộng Sản, nhiều người Quốc Gia khác hợp tác với Việt Minh cũng gia nhập đảng Cộng Sản thành một đảng duy nhất, dốc toàn lực vào cuộc giải phóng đất nước. May mắn thay, dưới sự đàn áp mãnh liệt mở đầu kế hoạch "tàn sát dị giáo của Vatican", Phật giáo đã vùng lên và cuối cùng đã dẫn tới cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 (đọc Vietnam: Why did we go? Chương 15).

Sau cái chết của Ngô Đình Diệm, Vatican còn cố gắng bước tới thêm một "tí" nữa. Theo Eric Jon Phelps trong quyển Vatican Assassins. Dưới thời Ngô Định Diệm, Vatican phong cho Diệm làm Crusader để chỉ huy quân thánh chiến. Phong cho Ngô Đình Nhu làm Grand Inquisitor, và Ngô Đình Thục làm Assisstant Crusader. Tất cả dưới quyền của Knight of Columbus, mật danh Black Pope, là Francis Cardinal Spellman. Sau cái chết của Diệm, Nhu, và Thục lưu vong, nguồn tin bán chính thức cho rằng Nguyễn Văn Thiệu thay thế Ngô Đình Nhu tiếp tục điều khiển "Tòa Án Dị Giáo" (Inquisition) với mật danh "Chiến Dịch Phượng Hoàng" (Phoenix Program). Một số các tổ chức bí mật khác của Vatican bị các cựu chiến binh Hoa Kỳ truy tố trong một tập tài liệu hiện còn đang lưu trữ trong thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ, có tên là "Winter Soldier Investigation", bao gồm vụ tàn sát tại làng "Mỹ Lai".

Trận thả bom Bắc Việt bằng B52 Stratofortress khốc liệt nhất trong lịch sử từ ngày 18 tới 30-12-1972 với số lượng bom gấp ba lần bom thả xuống Thế Chiến II. Có vài lý do, mà trong số các lý do đó, là Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Thiệu nói "Miền Nam là một quốc gia riêng biệt", và đòi lập khu phi quân sự, và không bên nào xâm phạm bên nào, trong khi đó Mỹ nhìn nhận bầu cử thống nhất đất nước là ước muốn thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Để bảo đảm với Thiệu là Mỹ sẽ can thiệp nếu Miền Nam bị tấn công, và cũng để bảo đảm với Miền Bắc là sự toàn vẹn lãnh thổ mà Miền Bắc luôn theo đuổi được tôn trọng, Mỹ quyết định dằn mặt cả hai Miền Bắc và Miền Nam, bằng một trận thả bom kinh khủng nhất từ trước tới nay. Mỹ cũng cũng cho biết, sau trận thả bom, nếu Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục từ chối ký tên, Mỹ sẽ đơn phương ký với Bắc Việt, mà không cần tới Nguyễn Văn Thiệu nữa. Sau trận thả bom, Nguyễn Văn Thiệu đã đồng ý ký vào hiệp định Ba Lê 1973 chấm dứt Chiến Tranh Việt Nam.
Âm mưu chia cắt vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam rất rõ ràng. Không còn cách nào chối cãi!

Mặc dù không thành công tiêu diệt Phật giáo và Dị giáo, người Ca-tô đã thành công đập phá hàng loạt chùa chiền của Phật giáo trong suốt hai thời kỳ Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ I và II, giống như họ đã đập phá khắp nơi trên thế giới, đã tiêu diệt thư viện, sách sở, đền miếu của dân tộc Mayan, Aztec, v.v… tại Mỹ Châu, và nhiều dân tộc thiểu số khác tại Úc châu. Một số chùa miếu điển hình tại Việt Nam bị đập phá gồm có:

●Chùa Bửu Quang (Ratana Ramsyarama) là một ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ đồ sộ được quyên góp và xây cất năm 1940, tại Gò Dưa, quận Thủ Đức, Miền Nam, do một vị tỳ kheo có pháp danh là Hộ Tông (Vansarakkhita). Chùa bị lính Pháp và lính khố đỏ Ca-tô giáo cày nát năm 1947. Năm 1951, chùa Bửu Quang được xây cất lại, và giáo hội Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Theravada) bắt đầu hội nhập trở lại vào dòng sông Phật Giáo Việt Nam.
●Chùa Báo Thiên là một ngôi chùa tháp quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt được xây cất từ đời nhà Lý. Năm 1873, Francis Garnier đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, chiếm đoạt và giao toàn bộ ngôi chùa cho giám mục Paul-François Puginier làm nơi cư ngụ và làm việc tạm thời. Lúc đó, giám mục Puginier dựng vài ngôi nhà trong vườn chùa để ở và làm việc cho gần. Năm 1882, Henry Riviere đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Năm 1883, theo yêu cầu của Công sứ Bonnal, kinh lược Bắc Kỳ là tổng đốc Nguyễn Hữu Độ (người đạo Ca-tô giáo) đã giao toàn bộ khu chùa này cho giám mục Puginier phá đi để xây cất "Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội."
●Theo ông Nguyễn Bá Lăng (Chùa Xưa Tích Củ, Lá Bối Bắc Mỹ xuất bản 1988, trang 120) đề cập tới việc Đồng Khánh (người Ca-tô giáo) bất chấp di tích lịch sử đất nước, mượn tay quan kinh lược người Ca-tô giáo là Nguyễn Hữu Độ, cắt đất và phá chùa Lý Quốc Sư cho linh mục Punginier lấy đất xây nhà thờ Chính Tòa Hà Nội và nhiều cơ sở của Tòa Giám Mục. Việc này đã làm diện tích đất đai của chùa bị thu hẹp rất nhỏ thành một mảnh đất hẹp dài khoảng 30m. Đồng Khánh còn ngầm ủng hộ dân lấn đất còn lại của chùa xây nhà trên đó, ngay cả sử dụng bức tường của Chùa làm một phần của nhà. Chùa Lý Quốc Sư là một di tích lịch sử có từ đời nhà Lý, do Thiền Sư Nguyễn Minh Không chủ trì. Thiền Sư Minh Không là một thiền sư nổi tiếng được vua Lý Thần Tông phong làm Quốc Sư.
●Chùa Một Cột là một di sản văn hoá độc đáo của người Việt Nam được vua Lý Thái Tông xây trên một hồ sen đã bị lính Pháp bắn phá hư hại hoàn toàn trong trận đánh sau cùng trước khi họ đầu hàng trận Điện Biên Phủ năm 1954, mà trong trận này chắc chắn có đóng góp bàn tay của người lính khố đỏ Ca-tô giáo Việt Nam. Mặc dù chùa đã được xây lại, nhưng giờ đây chùa Một Cột có còn là một di tích lịch sử trong trong lòng người dân, hay là một vết nhơ bẩn thỉu không bao giờ xoá được để cho hậu thế ngàn đời sau nguyền rủa bọn bán nước tay sai thực dân!
●Chùa Báo Ân được Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai quyên tiền dân xây cất năm 1842. Vì hồ trong chùa có rất nhiều sen nên dân còn gọi là chùa Liên Trì. Một tên khác nữa là chùa Quan Thượng (tên của viên quan lập chùa). Chùa có 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ, nằm ở bờ đông hồ Gươm, mặt trước quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Đất của chùa rộng tới gần 100 mẫu. Năm 1885, toàn quyền De Lanessan ra lệnh đốt một số nhà lá quanh hồ. Năm 1888 lại ra lệnh đốt thêm khoảng 300 nhà nữa. Năm 1891, Pháp ra lệnh lính khố đỏ Ca-tô đốt luôn cả chùa để xây nhà bưu điện.
●Chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ nổi tiếng Miền Nam, được xây trên một ngọn đồi vào năm 1741 tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, bị hai cơ lính khố đỏ đầu tiên người Việt đạo Ca-tô giáo, do Đại Tá d'Airès tuyển mộ, đã đốt phá tan hoang, lúc đó vào khoảng tháng 2.1861. Sau này chùa được xây lại dưới ngọn đồi cách vị trí củ khoảng 100m do Thầy Thích Chánh Đắc kêu gọi. Địa chỉ của chùa hiện tại là 29 đường Chùa Hội Khánh, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, 30km về phía bắc thành phố Sài Gòn. Chùa cách đường cái khoảng 150m. Sau cổng tam quan có chạm rồng, phụng. Chùa tọa lạc trên một vùng đất yên tĩnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu được trồng sau một thời gian ngắn khi chùa được xây lại. Bốn cây dầu này tới nay đã sống hơn một thế kỷ.
Vì là một ông vua đạo Ca-tô, Bảo Đại đã ký "Dụ Số 10," dìm đạo Phật xuống thành một hiệp hội. Cùng lúc, ông Bảo Đại giữ nguyên vị trí đạo Ca-tô giáo là một tôn giáo chính thức, mặc dù Ca-tô giáo chỉ là một thiểu số so với Phật giáo.
●Nhà Văn Miếu Hà Nội được xây cất vào cuối thế kỷ thứ 9. Là một kiến trúc văn hoá cổ nhất thế giới. Mục đích đầu tiên của nhà văn miếu Hà Nội là nơi thờ phượng Đức Khổng Phu Tử. Đầu tiên Nhà Văn Miếu chỉ dành riêng cho các hoàng tử, nhưng sau đó thì được nới rộng thêm tới các thành phần học giả thông thái khác trên toàn quốc. Trong cuộc chiến với Pháp, Nhà Văn Miếu Hà Nội bị lính khố đỏ Ca-tô giáo phá hoại hoàn toàn. Nhà Văn Miếu Hà Nội đã được xây cất trở lại, dù cho có khéo và tinh vi cho mấy, nó vẫn không phải là Nhà Văn Miếu xây cất từ cuối thế kỷ thứ 9.
●Theo Hồi Ký Hoàng Linh Dỗ Mậu, vua Khải Định (một ông vua Ca-tô giáo) đã biến trường Quốc Tử Giám nhà Nguyễn thành trường Hậu Bổ. Ông Mậu Viết:

Rõ ràng vua Khải Định, một ông vua nổi tiếng Việt gian, đã cùng với thực dân Pháp trong buổi giao thời Hán - Việt tây ta lẫn lộn, cải đổi trường Quốc Tử Giám, nơi đào tạo quan trường theo tinh thần "Cần, Kiệm, Liêm, Chính" của đạo lý Khổng Mạnh thành ra trường "Hậu Bổ," nơi khai sinh một số người thừa hành của Nam triều để phục vụ cho bộ máy cai trị của chế độ bảo hộ Pháp. Từ thời đó cho đến ngày tàn của thực dân vào năm 1945, việc thăng quan tiến chức của một ông quan An Nam tùy thuộc vào ba yếu tố: Thứ nhất là phải có lòng trung thành tuyệt đối với mẫu quốc Pháp, lập được nhiều công trạng cho chế độ bảo hộ. Thứ hai là phải có liên hệ thân thiết với nhà vua và các vị đại thần. Thứ ba là phải có tiền lo lót cho cấp trên. Lịch sử còn cho thấy dưới triều vua Khải Định có nhiều ông quan dâng vợ, dâng con gái cho quan Tây để mau lên chức, mau làm quan lo.

Ngoài Việt Nam, nhiều quốc gia Phật Giáo khác trên bán đảo Đông Dương cũng cùng chung một số phận. Dưới làn sóng thuộc địa hoá Đông Năm Á, thực dân Pháp luôn luôn đi đôi với các nhà truyền giáo Ca-tô. Hàng trăm sư sãi Phật Giáo Nam Tông tại Campuchia, Lào, Sri Lanka… bị giết, chùa chiền bị đập phá, hàng loạt cưỡng bức người dân cải đạo tập thể thành người Ca-tô giáo luôn xảy ra. Vì khuôn khổ bài này đã quá dài, chỉ xin trình bày một trường hợp điển hình:

Người Khmer không bị ảnh hưởng trong những năm đầu sống dưới chế độ bảo hộ của Pháp. Người dân quê Khmer vẫn vui vẻ cho đến khi nào họ còn làm chủ được đất đai, còn giữ được đạo Phật, và còn giữ được vua chúa. Những thứ này bảo đảm cho họ một cuộc sống vững vàng. Vấn đề xảy ra sau này là do những người Pháp bảo hộ, họ có ý định áp đặt đạo Ca-tô qua trung gian của các nhà truyền giáo một cách thô bạo. Họ liên tục tấn công người Phật Giáo Nam Tông…

…Năm 1867, người lãnh đạo Phật Tử cuối cùng Khmer chống lại sự đàn áp của Pháp bị bắt, người đó bị Pháp "cắt đầu" để trên một phiến đá rồi đem tới Nam Vang để trưng bày. Các sư sãi phải yên lặng, nhưng họ không bao giờ hoàn toàn ủng hộ người Pháp.

…Năm 1943, người Pháp có ý định thay thế mẫu tự (alphabet) Khmer bằng mẫu tự La Mã (Roman), coi như là một chiến dịch đổi mới. Nhưng những nhà thông thái Khmer đã từ chối và coi đó là một cuộc tấn công truyền thống văn hoá Khmer.

Chỉ trong vài năm, hầu như chùa chiền và các di tích lịch sử ở đâu cũng bị tàn phá. Toàn bộ Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia, đã hoàn toàn trở thành thuộc địa của họ. Cuộc chiến dẩn đầu chủ yếu do các nhà truyền giáo Ca-tô giáo La Mã với sự mở đường của Ca-tô giáo bản xứ. Người Việt Nam, đặc biệt là người Phật Tử, phải tỉnh thức trong cơn dông bão khủng khiếp này!.. Phải thấy rằng các nhà truyền giáo Ca-tô chẳng những có quyền lực tối cao trong các vấn đề tôn giáo và văn hóa, mà còn tối cao về xã hội, kinh tế và chính trị. Và bởi vì sức mạnh của các quan chức quân sự và dân sự thực dân đã luôn luôn đứng phía sau lưng họ. Họ đã không bao giờ do dự sử dụng lưỡi lê của thực dân hoặc do dự áp đặt thánh giá La Mã của họ lên trên đầu trên cổ người dân thuộc địa nghèo nàn khi người dân thuộc địa tỏ ra không phải là những kẻ cuồng tín giống như họ…

Chiến tranh Việt Nam chủ động do Vatican từ lúc bắt đầu. Avro Manhattan, một nhà nghiên cứu về đạo Ca-tô, viết một câu xác đáng:
"Giáo Hội Ca-tô phải được xem là nguồn gốc của động lực chính, leo thang,phát khởi Chiến Tranh Việt Nam. Từ buổi bắt đầu, tôn giáo này đã cổ động dồn dập gây ra thống khổ bất tận trên cả hai lục địa Châu Á Châu Mỹ".

Một câu hỏi được đặt ra cho đề tài: "Âm mưu tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Mam lần thứ hai (1955-1973)", nếu Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn từ chối tổng tuyển cử thống nhất đất nước sau khi hiệp định Ba Lê (1973) được ký kết, và đi tìm một "quan thầy" khác (thí dụ Trung Cộng hoặc Pháp) để đỡ đầu, thì có phải là Miền Nam vẫn bị tách rời vĩnh viễn ra khỏi Việt Nam hay không? Vì vậy hành động lẹ làng đánh chiếm Miền Nam của Bắc Việt là một hành động rất là khôn ngoan. Bắc Việt bị gạt lần thứ nhất (1955), chắc chắn họ sẽ rất cẩn thận lấy kinh nghiệm cho lần thứ hai (1975), chỉ có những tên cuồng tín bán nước, làm tay sai thực dân, luôn luôn âm mưu tách rời Miền Nam ra khỏi Việt Nam một cách vĩnh viễn, mới không đủ khôn ngoan thấy được điều này.
30 THÁNG 4: NHÂN VÀ QUẢ
Người thấu hiểu giáo lý nhân quả một cách sâu sắc, sẽ rất bình thản Mỗi khi ngày 30 tháng 4 đến. 30 tháng 4 là hậu quả tất nhiên của rất nhiều nguyên nhân mà người Ca-tô giáo đã mang tới cho dân tộc Việt Nam. Cái quan trọng đau thương ngày 30 tháng 4 là dân tộc Việt Nam có mở mắt để thấy được những gì tai họa mà cả hai Chúa Trịnh Tráng và Chúa Nguyễn Phúc Lan đã nhắn nhủ cho các thế hệ mai sau: "Ca-tô giáo là một tai họa", và cả hai đã dứt khoát trục xuất Alexandre de Rhodes?

Nếu không có sự gian manh của các nhà truyền giáo, như Alexandre de Rhodes, âm mưu dựng đứng câu chuyện để vu khống và miệt thị Đức Phật Thích Ca thì làm gì có chuyện Alexandre de Rhodes bị người Phật tư khinh bỉ và nguyền rủa? Làm gì có chuyện Chúa Trịnh Tráng và Chúa Nguyễn Phúc Lan, cả hai cùng phát biểu một câu giống hệt nhau: "Ca-tô giáo là một tai họa?"   

Nếu không có "âm mưu tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam năm 1833" thì làm gì ngày nay có việc tiến sĩ sử học Đông Nam Á Mark McLeod và sử gia Phạm Văn Sơn phanh phui ra vụ Linh Mục Nguyễn Văn Tâm dẫn "2.000 quân thánh chiến" giải vây cho Lê Văn Khôi? Làm sao người ta có thể kết án "Ca-tô giáo âm mưu tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Năm năm 1833?"

Nếu không có "âm mưu tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam (1954-1973)", thì làm gì có chuyện chiến tranh dai dẳng hơn 20 năm, giết hàng triệu người Việt Nam vô tội? Làm gì có chuyện vượt biển sau ngày 30-4-1975?

Nếu không có lời "cảnh cáo của Chúa Trịnh Tùng và Chúa Nguyễn Phúc Lan"; không có chuyện "Alexandre de Rhodes dựng đứng câu chuyện để vu khống và miệt thị Đức Phật Thích Ca"; không có chuyện "âm mưu tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng năm 1833"; và nếu không có chuyện "Vatican thực hiện cố gắng cuối cùng tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam (1954-1973)", mà học giả Avro Manhattan và nhà viết tiểu sử John Cooney đã vạch trần ra ánh sáng, thì làm gì có ngày "Quốc Hận 30.4.1975?"

Có phải "Quốc Hận 30.4.1975" là hậu quả tất yếu của "Ca-tô Rô-ma giáo" đã gây ra?

Vậy tổ chức cho ngày 30 tháng 4 hàng năm là tổ chức cho cái gì? Tổ chức để nuối tiếc ngày "thất bại xâm nhập tôn giáo vào dân tộc Việt Nam của Vatican"? Hay ngày "thành công của Vatican đã giết hàng triệu nhân dân Việt Nam, bao gồm trẻ nít, đàn bà… mà họ cho là người Đạo Phật, là Pagans, là Dị giáo… cho một thời tham vọng để thống trị toàn cầu, để buôn bán nô lệ quốc tế", để lập "tòa án Dị Giáo giết hàng triệu người vô tội bằng đủ mọi hình thức"? Còn chần chờ chi nữa! Hãy thức tỉnh để phá tan gông cùm xiềng xích vô minh của chính mình, ngay từ bây giờ, và cho mãi mãi về sau…
DuyênSinh
27-04-2014 

GHI CHÚ:
      A History of Philippines, Luis H. Francia, The Overlook Press, Peter Mayer Publishers, Inc., New York (2010)
[1] Trang 51
       Việt Sử Tân Biên, Phạm Văn Sơn, Xuất bản 1956, in tại nhà in Khai Trí, Sài Gòn
[10] Quyển IV, trang 356.
[11] Quyển IV, trang 359-361.
[12] Quyển IV, trang 367.
THE VIETNAMESE RESPONSE TO FRENCH INTERVENTION 1862-1874 Mark McLeod, Praeger         Publihers, New York (1991)
[13] Trang 31.
[14] Trang 6.
[15] Trang 9.
[16] Trang 14.
        Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997)
[17] Trang 76.
[18] Trang 18.
       THE AMERICAN POPE, John Cooney, Dell Publising Co., Inc. New York, New York (1984)
[22] Trang 309.
[24] Trang 194.
[25] Trang 308-310