Friday, September 9, 2011

THỰC TRẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM NGÀY NAY (tập 1)

THỰC TRẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM NGÀY NAY (tập 1)



TAP I

LỚI NÓI ĐẦU


Trong quá trình tồn tại của PGVN hàng thế kỷ qua, sự phát triển và hình thành một sắc thái đặc thù vào hậu bán thế kỷ 19, đã vực dậy một cơ thể trầm tích hư ảo mông lung mà một thời sáng chói trên nền trời Đông Á vào kỷ nguyên Lý Trần, một thời mà ngỡ chừng PG không còn hiện hữu trong những tháng năm cận đại trước trào lưu vọng ngoại từ tín ngưỡng đến kỷ thuật, từ cách sống đến giao tế, những truyền thống tốt đẹp của cha ông như bị chối bỏ một lạc hậu lỗi thời; Nhưng, những nhân sĩ trí thức đã kịp thời nhận diện cái phù phiếm giả tạo của nền văn minh thiếu chân đứng tâm linh được du nhập từ Tây phương, nhân dân ta hô hào phục hưng nền văn hóa dân tộc, trong đó PG được xem là mầm sống cốt lỏi góp phần xây dựng truyền thống tốt đẹp cho đất nước.

PG đã thật sự trổi dậy sau những tháng năm dài ngũ quên và bị bức bách bởi gia đình trị họ Ngô, chính sách nhuộm đen dân tộc bởi Kitô giáo. Trong sự vội vã chạy đua với thời gian cực ngắn, PGVN đã có những kỳ tích phục hồi sức sống giữa lúc đất nước còn nồng mùi binh biến, một mình đứng giữa các phe phái đầy thao túng, lợi dụng và xách động, một thân một mình chống chọi bảo tố tàn dư của Cần Lao Nhân Vị.

Tránh né những cám dổ bên ngoài, PG đã vạch một kế sách xây dựng quê hương, củng cố nội lực và hoá giải hận thù. Tiếng nói của PG lúc bấy giờ quả có trọng lực và nhiều khó khăn, nhưng 1975 cuộc diện đổi thay, như một vận động viên đang hăng say bổng dưng bị ngưng đấu, quả có choáng váng trong bước đầu, giáo hội bấy giờ đang định hướng để có một sinh hoạt thích hợp với thể chế mới, nhưng xã hội đã thay đổi mọi cơ bản, vì vậy một giáo hội mới ra đời, PG bắt đầu trở lại điểm khởi xuất với một cơ chế nhiều chắp vá thiếu đồng bộ. Trong gần 30 năm, một thời gian gần gấp 3 so với thời gian của GHPGVNTN trước đây tồn tại và hoạt động, thế nhưng hiệu quả và dư âm quá khiêm tốn, thậm chí là số không với một khung sườn chệnh choạng, nhân tài không thiếu nhưng thiếu cách trọng dụng nhân tài, và tự mình dựa quá nhiều vào sự bảo trợ mà không tự nổ lực cởi trói để đóng góp sứ mạng cho dân tộc như quá khứ cha ông đã làm, từ đó nẩy sanh quá nhiều tệ nạn làm đau lòng quần chúng.

Là một Phật tử, không thể nhắm mắt, đành mạo muội nói lên cái hiểu hạn chế của mình, hy vọng nơi đó, một chút sáng kiến hoặc lòng tha thiết được chiếu cố, lòng tin của tín đồ chúng tôi không bị đánh mất, và tiền đồ PG sẽ được vững trụ trong lòng nhân dân VN, đó là lý do bản tham luận Thực trạng PGVN hiện nay ra đời.


MINH MẪN
10/2002


THỰC TRẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY



DẪN NHẬP

Trong chiều dài lịch sử dân tộc, P.G.V.N. đã có mặt, hòa nhập và đóng góp cho dân tộc trong nhiều lãnh vực: Chính trị, văn hóa, y học, xã hội, giáo dục...lúc đất nước độc lập,tự trị. Khi quốc gia bị xâm lăng đô hộ, P.G. cũng không quay lưng với đất nước, không tiếp tay cho ngoại bang, cũng không bòn rút tài sản nhân dân để làm giàu cho kho tàng thánh địa viễn vông ở nước ngoài.


QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN

Trong quá khứ, từ ngày lập quốc đến khi đất nước trải qua nhiều cuộc chinh chiến ( từ nội chiến đến ngoại xâm ) dân tộc được thống nhất hiện nay, P.G. và dân tộc như hình với bóng. Có những lúc vận nước tăm tối, P.G. cũng hiu quạnh như đồng hội đồng thuyền, đó là lúc Bắc thuộc và Pháp thuộc, cứ ngỡ P.G. vắng bóng, nhưng tiềm lực P.G. đã bàng bạc trong huyết mạch nhân dân, mãi đến lúc Ngô đình Diệm nắm quyền,kết hợp với thủ đoạn Gia tô hóa dân tộc, buộc lòng P.G. trổi dậy để sinh tồn, từ đó, nói lên tinh thần trách nhiệm đối với đất nước từ 1964 đến 1975 song song việc phục hồi sinh lực mà non thế kỷ suy kiệt dưới sự bành trướng của thực dân Pháp, phát xít Nhật và tập đoàn Catô giáo. Sứ mạng chưa thành, đã bị phân lập do ngoại lực chính trị đương thời. 30/4/1975 cũng là thời điểm đình chỉ sách lược góp phần trách nhiệm với đất nước của P.G.mà trước đây, có kẻ ác ý nghĩ rằng P.G. muốn trở thành một lực lượng chính thay thế lực ảnh hưởng của Catô tại miền Nam V.N.

Sau khi nhà nước C.S.V.N. ổn định an ninh xã hội,qua giai đoạn ban liên lạc phật giáo yêu nước,tổ chức phật giáo do nhà nước thành lập bắt đầu hoạt động, mặc dù một vài khía cạnh có thừa hưởng của Giáo Hội Phật Giáo V.N.Thống Nhất( G.H.P.G.V.N.T.N. ) như nhân sự,cơ sở,nhưng pháp quy,chủ trương, đường hướng hoàn toàn khác biệt tổ chức P.G.trước 1975.Dĩ nhiên gặp không ít trở ngại trong bước đầu điều hành,bởi lẽ vẫn còn lấn cấn tình cảm và pháp lý đối với G.H.P.G.V.N.T.N. mà cán bộ và nhân sự của giáo hội mới, và tăng ni phật tử dẫu sao cũng xuất thân từ G.H.P.G.V.N.T.N.Và một bất lực khá lớn mà hơn 20 năm giáo hội P.G. hiện nay vẫn chưa điều hành được toàn bộ cư sĩ, trong đó có gia đình Phật tử ( G.Đ.P.T. ) ta sẽ bàn sau vấn đề này.

Từ ngày thành lập (1982) đến nay,G.H.P.G.V.N. đã làm được những gì ?

ĐẠO-PHÁP - DÂN TỘC - XÃ HỘi CHỦ NGHĨA

Đó là tiêu đề của tổ chức giáo hội P.G V.N. hiện nay, ta chưa đề cập đến X.H.C.N. hãy thử phân tích hai phạm trù tương liên trong suốt 2000 năm qua mà hiện tại G.H. P.G.V.N. đã kế thừa.

Trước tiên ta hiểu đạo pháp một cách khái quát là mạng mạch,sinh mệnh của P.G. vì bản thể của P.G. là trí tuệ,giác ngộ, giải thoát. Tướng là kinh-luật-luận, và dụng được thề hiện qua văn học, nghệ thuật, chính kiến,y đạo...mọi mặt trong đời sống thường nhật ở một giai tầng cao thượng, thánh thiện; đó là tinh hoa cập nhật và thường tại của phật pháp.

Ta không nhắc lại quá trình đóng góp của P.G.từ ngày lập quốc đến thời Trần vãng – sách sử đã ghi nhận.

Giai đoạn mà quốc gia ổn định, độc lập, hòa bình là lúc P.G. phát tiết tinh hoa ươm mầm sống cho xã hội,khi cây cổ thụ dân tộc bị bảo tố xáo trộn,nhựa sống cũng bị hạn chế cho cây cổ thụ ít sum suê tươi tốt, đó là quy luật tất yêu ! Chiều dài thăng trầm của đất nước đã phản ảnh rõ qua biên sử.

Ta tạm lấy thời điểm Ngô Đình Diệm cướp quyền Bảo Đại để đánh giá sự có mặt của P.G.V.N. đã làm được gì cho đất nước.

Pháp-Nhật đua nhau cướp bóc V.N. Do cán cân lực lượng trên chiến trường và chính trường quốc tế thay đổi, lần lượt Pháp Nhật rút lui,Mỹ vội chen chân thế chổ,tuy gia tộc nhà Ngô được ân sũng sâu đậm từ Pháp,nhưng Mỹ dùng Ngô Đình Diệm như là con bài mới, đưa về nước,khi tổ quốc tạm thời chia đôi, nhà Ngô làm lãnh chúa từ vĩ tuyến 17 trở vào, ra sức củng cố đế vị bằng hậu thuẩn từ Rome và Mỹ.

Với sự cộng tác đắc lực của Ngô Đình Nhu, con người đầy thủ đoạn, nham hiểm, áp dụng thủ thuật của Vatican triệt tiêu dị giáo,xóa tan tín ngưỡng địa phương, nhà Ngô lập ấp chiến lược, đưa đồng bào di cư 1954 đến các đồn điền, các khu trù mật rãi rác từ Trung vào Nam, lên cao nguyên, xuống các đồng bằng, khoanh vùng da beo làm thành trì chống Cọng mà nhà Ngô tuyệt đối tin tưởng, đồng thời là vết dầu loan triển khai đạo chúa mà họ tin rằng trong vòng 30 năm sẽ Giatô hóa V.N. trấn áp tối đa các chùa miền quê, nơi đó các sư chưa kịp trang bị kiến thức trong suốt thời Pháp thuộc.Đồ hộp thừa mứa đổ vào V.N. cũng được gia đình trị nhà Ngô tận dụng làm lợi thế mua chuộc dân nghèo phải theo đạo,tiền của Mỹ viện trợ lọt vào tay các cha cố và con chiên. Địa vị chức quyền cũng là miếng mồi câu kẻ tham quyền háo danh, ngược lại, cán bộ,công chức,binh sĩ, ai không theo đạo sẽ bị trù dập, gặp vô vàn khó khăn,thậm chí bị qui kết là C.S. Người dân cô thế càng khốn đốn nếu không chấp nhận Chúa. Tóm lại, họ tận dụng mọi lúc để mở mang nước Chúa song song với thế quyền, hy vọng con dân thế quyền và con dân giáo quyền sẽ là một như Itali, Philippine... 

Vào thời điểm đó, một số người lương, P.G.,Hòa Hảo, Cao đài đã bị khống chế cải đạo khá đông, dù miễn cưỡng rửa tội, nhưng sau thời gian bị tẩy não cũng trở nên cuồng tín và mù quáng, dù tân tòng cũng ngoan đạo không thua đạo dòng nhiều đời. Những tín đồ P.G. có đức tin kiên cố, gặp không ít khó khăn trong đời sống, luôn luôn bị khủng bố đe dọa.

Sau khi thoát ách đô hộ của Pháp, như người bệnh vừa khỏi, P.G.V.N.chỉ có miền Trung tương đối còn sinh lực và có qui củ, từ Nha trang,Bình định trở ra Huế có sức sống, các tỉnh phía Nam còn rời rạc, sau nầy mới có Phật học Lưỡng Xuyên,xuất hiện sau các trường Báo Quốc,Liểu Quán...Công cuộc chấn hưng P.G., một công trạng to lớn được cổ súy bởi bác sĩ Lê Đình Thám và số nhà trí thức đương thời,chư tôn đức tài danh trong lịch sử P.G.V.N. đương đại xuất thân phần lớn từ lò Phật học lúc bấy giờ, công cuộc chấn hưng kéo dài cho đến đất nước bị chia đôi. Miền Trung được chư tôn đức tổ chức hành chánh trên cơ sở khuôn hội lên đến tỉnh hội, sau khi G.H.P.G.V.N.T.N.ra đời,các vùng được chia theo miền.Huế lúc bấy giờ được xem là cái nôi của P.G.V.N.cũng còn gọi là trung tâm văn hóa P.G.V.N. bởi lẽ đền đài,miếu mạo,lăng tẩm,bia tháp mang nét cổ kính,nghệ thuật rãi đều và nhiều trên đất thần kinh.Các tạp chí,nguyệt san,tuần báo như : Từ bi Âm,Đuốc Tuệ,Từ Quang... đã gióng lên tiếng chuông truyền bá,tạo sự lưu tâm trong giới trí thức ,Và cũng từ các vị trí thức như Mai Thọ Truyền,Đoàn Trung Còn...đã góp phần phục hưng P.G.V.N.không ít, ngọn lửa bé nhỏ từ từ lan tỏa và bùng phát !

Trên đà tiến triển,P.G.V.N. đi vào ổn định thuần túy sinh hoạt tôn giáo và văn hóa thì nạn kỳ thị tôn giáo của nhà Ngô bắt đầu xuất hiện.

Ngô Đình nhu, Trần thị Lệ Xuân, Ngô đình Cẩn,Ngô Đình Thục,đã lạm dụng uy quyền Ngô đinh Diệm, dùng quân đội, công an, cảnh sát trấn áp P.G.nhất là vào dịp lể Phật Đản.Dùng đảng cần lao nhân vị, một tổ chức chính trị hậu thuẩn nhà Ngô để thanh trừng các phần tử đối lập, chống đối chế độ và các giáo phái phi Kitô.

Lợi dụng chiến trường hai bên đang củng cố tổ chức, chính trường miền Nam âm ỉ nữa nạt nữa mỡ, tay chân nhà Ngô ra sức bành trướng đạo, nhuộm đen tòan vùng, nên P.G. trở thành cái gai cần phải nhổ, đây là thái độ chủ quan và khinh bạc thường có của Giatô giáo, nhất là khi giáo quyền và thế quyền đều nằm trong tay gia đình trị. Có một bất lợi cho Ngô triều , tuy là con cờ của Mỹ thế nhưng Nhu Diệm vẫn muốn tách rời ảnh hưởng đó, tinh thần hướng Pháp còn nặng, dẫu sao mẫu quốc Pháp một thời cũng nhiều ân nghĩa ! Bấy giờ miền Nam bốc cao niềm bất mãn về sự kỳ thị tôn giáo, chính trị bất ổn ngấm ngầm, miền Bắc đã tung quân vào Nam, lập mặt trận giải phóng, bộ đội mở đường mòn hai ngã : Trường sơn và biển. Mỹ dự đoán trước mối đe dọa tiềm ẩn đó, đã làm áp lực nhà Ngô phải giải tỏa vụ P.G. Nhu Cẩn và Cần Lao càng ra sức bịt miệng và thủ tiêu tín đồ P.G. bắt bớ, giam cầm các tu sĩ, ngoài mặt vẫn có nhiều cuộc họp thương lượng, vừa đánh vừa đàm, biết chúng không thật tâm giải quyết, chư tôn T.T. đã cùng nhau hợp lực đoàn kết đấu tranh, nhiều thông cáo chung giữa P.G. và chính quyền được ký, nhưng hạ tầng cơ sơ P.G. vẫn bị trấn áp. Lần đầu tiên P.G.V.N. có sự đoàn kết công khai, chặc chẽ và thống nhất để đấu tranh một mất một còn với chế độ ngoại đạo thiểu số làm tay sai cho thực dân Lamã và da trắng thao túng miền Nam V.N. Một ủy ban dược mang tên ủy ban liên phái P.G.

Công cuộc đấu tranh của P.G.V.N. không có hậu thuẩn và chỉ đạo từ bên ngoài, thuần túy xuất phát từ nhân dân V.N. Nhờ sự trung thực của báo chí đã giúp nước ngoài hiểu được sự thật mà bà Trần thị Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu đã đi nước ngoài giải độc và xuyên tạc vụ P.G.Do đó ông Uthant tổng thư ký liên hiệp quốc dã phải lên tiếng.Mục đích cuộc đấu tranh đòi hỏi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo, phủ nhận đạo dụ số 10, tàn dư của Pháp, ghép P.G. vào khuôn khổ một hội đoàn. P.G.V.N. không đòi hỏi thay đổi thể chế như sự kiện 1/11/1963 do quân đội bất mãn đứng ra lật đổ, vì vậy sau khi hội đồng quân nhân cách mạng phế quyền nhà Ngô, Dương văn Minh lãnh dạo,liên tục xẩy ra đảo chánh để cuối cùng một chế độ độc tài khác ra đời,P.G. vẫn tiếp tục là nạn nhân của sự trả thù do tay chân Diệm Nhu còn sót lại.


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT RA ĐỜI


- Sau 1963 nhà Ngô sụp đổ, Diệm Nhu chết, Ngô đình Cẩn tử hình, Trần thị Lệ Xuân bôn tẩu, Ngô Đình Thục ẩn náo ở Rome Gia tô giáo tạm thời im lặng nhưng vẫn còn ảnh hưởng rất lớn với các chính quyền kế tiếp. 1964 các tông phái sơn môn được sự vận động đã ký tên tham gia một tổ chức mới với danh xưng Giáo Hội Phật Giáo V.N. Thống Nhất (G.H.P.G.V.N.T.N. ) một cuộc vận động làm việc ngày đêm đã cho ra đời một giáo hội thống nhất các hệ phái Bắc Nam tông Một tổ chức P.G. đầu tiên có tầm vóc đã có mặt sau hàng thế kỷ bị lãng quên bởi trào lưu vọng ngoại ( của một số người hãnh diện sống bằng bơ sữa và thêm cái mark tín ngưỡng Tây phương, mode thời thượng cứ ngở mình văn minh tiến bộ so với đại bộ phận quần chúng đương thời ) G.H.P.G.V.N.T.N. đã có một hiến chương, không những có pháp nhân, ngay cả là thành viên của P.G. thế giới, từng bước uy tín P.G.V.N. đã đứng vững và tạo sự kính nể đối với bạn bè thế giới.

Chủ trương của G.H.P.G.V.N.T.N. là đào tạo tăng tài,hoằng pháp lợi sanh, nâng cao kiến thức phật học cho tín đồ, thêm vào đó, có trách nhiệm đối với dân tộc đang chìm trong bom đạn, P.G. phải đấu tranh cho một đất nước hòa bình và một xã hội công minh theo khuynh hướng hóa giải, vì thời gian quá ngắn,một giáo hội non trẻ phải đối đầu quá nhiều vấn đề cần phải làm, đã bị các thế lực chính trị phân hóa và lái chệch hướng.

Về nhân sự lúc bấy giờ, hàng giáo phẩm trung ương, phần lớn chư tôn đức có học vị,thực tài và có khả năng lãnh đạo, nhất là đạo hạnh mô phạm như đức cố tăng thống H.T. Thich Tịnh Khiết, H.T. Thích Giác Nhiên... Hàng T.T. năng nổ nhiệt tình, vô tư,mẫu mực và nguyên tắc;Một tăng tài như chư H.T. T. Huyền Quang, T.Quảng Độ.T. Thiện Minh, T. Trí Quang,T. Thiện Hoa, T. Thiện Hòa...lấy đâu ra để điều hành giáo hội hiện nay?

Nhờ uy tín, phẩm hạnh, tài năng đó mà các cấp địa phương đã tuân chỉ một cách nghiêm túc,phật sự trôi chảy và tiến bộ thấy rõ từ trung ương đến cấp huyện,xã,khuôn hội.Một tổ chức giáo hội cấp quốc gia, vừa khai sinh, tự mình vươn lên, củng cố tổ chức nội bộ, còn phải xây dựng quê hương bằng chính sách hóa giải hận thù. Thực ra trên mặt trận đấu tranh ý thức hệ gay gắt, một mất một còn giữa hai khối C.S. và tư bản lúc bấy giờ. Tiếng nói của P.G.V.N. như tiếng vọng giữa sa mạc, chủ trương hóa giải hận thù khi hai bên còn đấm đá chí chóe nó mang tính lãng mạng mơ mộng hơn là ý thức chính trị, nhưng dẫu sao cũng còn nói lên nổi ưu tư và trách nhiệm đối với dân tộc. Tuy chưa đạt kết quả và có lúc bị lạm dụng, tiếng nói ấy đã đổ một ít máu xương trên quê hương cho lý tưởng mình và được một bộ phận nào đó bên ngoài lắng nghe,nghiên cứu,trong lúc đó, Giatô giáo suốt thời gian dài đã im lặng một cách khó hiểu,ngược lại bòn rút tài sản làm giàu cho giáo hội, thậm chí Vatican còn nhúng tay vào chiến tranh để thủ lợi !

Việc ý thức trách nhiệm đối với dân tộc không phải mới có từ G.H.P.G.V.N.T.N. mà đã có từ ngàn xưa, cũng chính việc năng nổ nầy có người ngại rằng P.G. muốn thay Giatô giáo chi phối chính trị tại miền Nam V.N.đó là một ý tưởng đố kỵ ác tâm sợ tôn giáo mình văng khỏi vũ đài chính trị,P.G. hoàn toàn không có mưu đồ đó và không tham danh thủ lợi.Song song vời hoạt động đó,P.G. cũng có những đóng góp văn hóa,văn học có tầm cở do H.T. Nhất Hạnh, Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát,H.T. Trí Tịnh, cố H.T. T. Thiên Ân, H.T. T.Thiện Hòa.H.T. T.Minh Châu...

Bộ phận giáo dục,P.G. cũng đã có đại học Vạn Hạnh và trung học Bồ Đề các tỉnh đồng hành với công tác từ thiện xã hội. Khi P.G.V.N.thoát khỏi vùng kềm tỏa tăm tối suốt thời Pháp thuộc và Ngô triều, do nổ lực cá nhân với sự lãnh đạo của chư tôn đức đã tạo được cảm tình với bên ngoài,nếu có sự tài trợ của mạnh thường quân nào đó, đó là việc tất yếu, vì vậy quỷ tài trợ châu Á đến với P.G. là việc tự nguyện, nếu có dụng ý là từ phía tài trợ chứ không từ kẻ được tài trợ. Trong quá trinh chiều dài giáo sử P.G.V.N. nói riêng và P.G. thế giới nói chung, đạo Phật chưa hề phản lại dân tộc vì quyền lợi hay vì thọ ân kẻ khác,P.G. có quyền hảnh diện không để lại vết nhơ lịch sử trong vấn đề nầy.Một tu sĩ của tôn giáo nào đó được đào tạo và du học, ngoài ngân khoản do gia đình chu cấp nếu có,giáo hội phải đài thọ, còn P.G.không hề có một tài khoản để bao trọn gói cho tu sĩ, một tăng tài được hoàn thiện do nổ lực cá nhân, sự giúp đở của bá tánh, hoặc tài trợ học bổng của tổ chức nào đó, vì vậy trước 1975,số lượng tu sĩ du học rất hạn chế vì khó khăn về tài chánh; Tu sĩ nhận tài trợ cho việc học không là vấn đề được đặt nghi ngại mà vấn đề được đặt ra là P.G. do những tu sĩ đó, sau nầy lãnh đạo có đi ngược lại quyền lợi dân tộc hay không ! Trí thúc thế học đối với P.G. có tính khế cơ tạm thời, cập nhật theo thời đại chứ không là yếu tố quyết định uy tín và sự tồn tại của P.G. Cho nên chúng không là vấn đề ưu tiên một. Cốt lỏi của đạo Phật là trí tuệ do giới đức tu chứng, hạnh đức là thân giáo, Giới Định Tuệ là cánh hoa ngát hương ngược gió lan tỏa trong nhân gian, vì vậy P.G. không cần so sánh số lượng tu sĩ trí thức với các tôn giáo khác mà tri thức là chất liệu sống của người con Phật.( cám ơn ông Nguyễn Văn Trung đã thầm mừng cho P.G.V.N. nếu mở lại đại học Vạn Hạnh sẽ không thiếu giáo sư như trước 1975 ) Trong giáo sử đã minh chứng, ngoài lục tổ Huệ Năng vẫn có những H.T. dốt đặc cán mai, thế mà vẫn được quần chúng ngưỡng mộ tôn kính ngài qua đạo phong và tâm chứng.Tôi còn nhớ 1980 tại Mũi Né, H.T. trụ trì chùa Linh Long bị bắt vì chứa người vượt biên, địa phương lập tòa án nhân dân kết tội thầy để đoạt chùa, không người dân nào nở tâm tố thầy, họ đã khóc suốt vì thầy.Thầy sống chất phát chơn tu, tuy không biết chữ, nhưng đạo hạnh thật tuyệt vời. Thế đấy, P.G.V.N.tồn tại trong lòng dân không do quyền uy thế lực,trí thức, mà suốt bao thế kỷ chìm trong tăm tối, tu sĩ đã gắn bó với dân tộc,sống vì dân và cũng là điểm tựa tâm hồn cho dân quê nghèo khổ.

Khi G.H.P.G.V.N.T.N. ra đời, các chùa quê cũng được sống lại theo một nề nếp và nghi thức thống nhất, tu sĩ được trang bị một kiến thức tối thiểu, giáo hội đã đào tạo các lớp cán bộ hoằng pháp, hành chánh, tổ chức đưa về các tỉnh, quận lỵ xa xôi như đoàn Phú Lâu Na do cố H.T. T.Thiện Minh lãnh đạo,Thanh niên phụng sự xã hội do H.T. Nhất Hạnh sáng lập. Các tổ chức thanh thiếu niên như G.Đ.P.T. mà tiền thân là Gia Đình Phật Hóa Phổ được phát triển mạnh, giáo dục cho thanh thiếu niên một lý tưởng sống, có phong cách mẫu mực đạo đức.

Phải công nhận một cách khách quan, sau khi G.H.P.G.V.N.T.N. hình thành, trong chín năm liên tục hoạt động, giáo hội là mãnh đất phì nhiêu hội tụ nhiều danh tăng và nhân tài trong nhiều lãnh vực, ví dụ: đại học Vạnh Hạnh nổi bậc hẳn các bộ mặt trẻ lừng danh như Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát,Phạm công Thiện, Bùi Giáng, Trí Hải, Phạm Thiên Thư...Cấp lãnh đạo lưỡng viện như quý H.T. Đức Nhuận, Trí Quang, Quảng Độ,Huyền Quang, Thiện Minh,Thiện Hoa...Bất cứ tăng tài có khả năng nào đều tự do phát triển và được lắng nghe. P.G. bấy giờ lan tỏa từ giới trí thức đến tiểu thương lao động, quân dân chính đều có đại diện phật tử, trong không khí đoàn kết,hòa hợp,đạo vị và nhất quán. Mỗi người phụ trách một chức năng, không kiêm nhiệm, mỗi chức năng thích hợp với sở trường của mỗi vị, vì thế công việc luôn trôi chảy. Cơ cấu hành chánh phân định rõ ràng,gọn nhẹ trong từng bộ phận, từng tổng vụ, không dẫm chân nhau; cán sự được huấn luyện,bổ cử về địa phương,được giào hội tại chổ tiếp đón và chấp hành nghiêm chỉnh; Không kỳ thị, băng nhóm, phe đảng để cản trở công việc chung. Nếu không có những năm tháng đấu tranh liên tục để bị phân hóa, có lẽ P.G.V.N. lúc bấy giờ là một giáo hội năng động và hiệu quả nhất trong các giáo hội P.G.của khu vực châu Á.

Trong thời kỳ đấu tranh gay cấn nhất,hàng giáo phẩm trung ương đã nghĩ đến việc tách hai giáo hội để thích nghi và tiện việc tranh đấu, một thông tư do Viện Hóa Đạo phổ biến, H.T. Huyền Quang ký tên lúc bấy giờ, ngầm giải thích cho tín đồ hiểu rằng – sự rạn nứt của vỏ cây biểu thị cây đang tăng trưởng, nghĩa là muốn đạt hiệu quả trong việc đấu tranh không thể giữ nguyên một khối, dể bị thương tổn, là điểm duy nhất cho các thế lực chỉa vào, do vậy phân đôi G.H.P.G.V.N.T.N. là một chiến lược ! Nhưng dẫu sao, quý H.T. T.T. vẫn là người thuần phát chân tu làm sao tránh khỏi mưu ma chước quỷ của thế lực chính trị bằng mọi cách lợi dụng và phân hóa hòng làm suy giảm tiềm lực G.H.P.G.V.N.T.N. lúc bấy giờ, kết quả việc tách đôi giáo hội trở thành một thực thể đầy thất bại !

Nếu P.G. là tôn giáo có xu hướng lợi dụng, cơ hội,sau khi Nhu Diệm mất, các thể chế kế tục, kể cả Mỹ, cũng muốn lấy lòng P.G. dùng P.G. như một lực lượng hậu thuẩn cho chính trường miền Nam,đó là lợi điểm và thời cơ tốt nhất để P.G. củng cố nội bộ và bành trướng tôn giáo, nhưng cấp lãnh đạo P.G.không thể vì tư lợi đó, quây lưng lại quyền lợi dân tộc, thậm chí bắt tay với thế lực bên ngoài như Giatô giáo đã làm tại V.N. và trên thế giới.Trong khi đó,Hội Đồng Giám Mục V.N.suốt thời Nhu Diệm Thiệu Kỳ chưa hề có tiếng nói bênh vực dân tộc, Vatican ngược lại còn đầu tư tài nguyên vũ khí với tập đoàn kinh doanh chiến tranh để nhuộm đen V.N, nghĩa là cái im lặng khó hiểu đó đã đồng hóa với quyền lợi kinh tế và sự ưu đãi truyền bá tín ngưỡng, P.G. không biết lợi dụng thời cơ đó để thủ lợi !

Từ 1964 đến 1975, 11 năm thuận lợi cho P.G.V.N. cuối cùng vẫn là số không, nhưng uy tín và pháp nhân vẫn còn lưu dấu, quan trọng nhất, người phật từ V.N.tự hảnh diện và lòng thanh thảng đã thủy chung cùng dân tộc, không lưu vết đen trong sử sách !


VẤN ĐỀ CỦA GHPGVNTN


– Sau 1975 trong buổi giao thời, lãnh đạo miền Bắc đang hân hoan thắng lợi, nhân dân miền Nam hoang man,hổn loạn, kẻ vượt biên, người tù tội, các tôn giáo đều thúc thủ lắng nghe chính sách an dân của chính quyền Cách Mạng lâm thời hay Mặt Trận Giải Phóng do ủy ban quân quản điều hành, mỗi tôn giáo đều có lời trấn an, riêng P.G.được mặt trận khích lệ:.." P.G. là điểm son của dân tộc..." trong giới lãnh đạo P.G.có những vị như H.T. Huyền Quang,H.T. Quảng Độ, H.T. Tâm Châu...quá khứ đã là nạn nhân của C.S. nên những lời trấn an đó chưa đủ để an lòng P.G. Rồi H.T. Minh Nguyệt, Thiện Hào từ rừng về vận động thống nhất P.G.do hậu thuẩn của mặt trận và chính sách của ban tôn giáo chính phủ, kể cả H.T. Trí Hải từ Bắc vào, tuy là pháp lữ sư môn với cấp lãnh đạo G.H.P.G.V.N.T.N. cũng khó ngồi nói chuyện chung với nhau.

Nhiều lần chính quyền mời họp và làm áp lực,viện Hóa Đạo và Viện Tăng Thống vẫn chưa nhất trí việc thốnh nhất, bởi lẽ G.H.P.G.V.N.T.N.chưa nắm được mô hình và quy chế thống nhất P.G.Bắc Nam do nhà nước chỉ đạo. Trước đó,1977 hội đồng lưỡng viện đã cấp tốc tổ chức đại hội kỳ 7 tại Ấn Quang để chỉnh đốn nhân sự. Tại các tỉnh, do áp lực của chính quyền, giáo hội các cấp như tê liệt, một số cán bộ giáo hội bị bắt và bị khủng bố tinh thần để phải chấp nhận một giáo hội mới.Đó là thời kỳ chuyển tiếp do ban liên lạc P.G. yêu nước vận động.

Đến nay, một số tu sĩ vẫn còn mù mờ đặt vấn đề: P.G. vẫn là P.G.mỗi giai đoạn có một danh xưng thích nghi với hiện thực, tại sao cố chấp duy trì danh xưng G.H.P.G.V.N.T.N.?

Xin thưa,đây là vấn đề pháp lý chứ không phải là danh xưng ! Nếu 1975,nhà nước đối xử tôn giáo như bây giờ, hay ít ra biết lắng nghe và tôn trọng nguyện vọng của dân,cùng nhau tìm hướng giải quyết những gút mắc, có lẽ mọi sự đều tốt đẹp,nhưng kiêu binh là thói thường của kẻ chiến thắng, Mỹ Pháp còn cút xéo nghĩa gì mấy sư,do vậy chỉ thị chứ không nói chuyện phải quấy, bắt buộc chấp hành không cần thương lượng.Hậu quả thật trầm trọng, toàn bộ cấp lãnh đạo cương nghị của G.H.P.G.V.N.T.N. đều đi tù, các cán bộ nhân sự như Thông Huệ,Thanh Thế, Minh Mẫn,Không Tánh...tại Sài Gòn đều vào khám,các tỉnh lẽ lần lượt bị an trí nếu không thay đổi thái độ.

Khách quan nhận xét, các cụ nhà ta quá cứng, không uyển chuyển như Giatô giáo, đến nay Gia tô giáo vẫn duy trì được tổ chức và giáo quyền của mình, phải nói thêm, họ có hậu thuẩn tại Rome và quốc tế nên cũng khó mà sứt mẽ, tan vỡ nhu GHPGVNTN.

Song song việc giam giữ đó, số còn lại bị áp lực, mua chuộc, cuối cùng miễn cưỡng tham gia giáo hội P.G.V.N. do nhà nước thành lập. Các vị có uy tín như H.T. Trí Thủ, H.T. Trí Tịnh,H.T. Minh Châu, H.T. Thiện Siêu...đều được duy trì ở vị thế tương xứng; các ngài, với tư cách thành viên G.H.P.G.V.N.T.N.tham gia giáo hội mới kể cả H.T. Trí Thủ lúc bấy giờ là viện trưởng viện Hóa đạo,không có quyền tuyên bố khai tử G.H.P.G.V.N.T.N. để gia nhập giáo hội mới, chỉ gia nhập với tư cách cá nhân.

Hiện nay,trong nước G.H.P.G.V.N.T.N. chả là cái gì ngoài danh xưng còn vang vọng, mọi hoạt động đều tê liệt. Nếu G.H.P.G.V.N.T.N. không còn giá trị nữa thì tại sao vẫn có kẻ muốn đứng ra hòa giải để mời nhị vị H.T. tham gia giáo hội mới ? Mấy vấn đề cần lưu ý:

- Pháp nhân – vẫn còn là một tổ chức P.G.V.N. trên trường quốc tế.
- Một số cán bộ của giáo hội mới vẫn là pháp lữ,đồng môn,huynh đệ của chư tôn H.T. giáo phẩm giáo hội cũ
- Cơ sở G.H.P.G.V.N.T.N. trong nước không còn, nhưng phần lớn 
Tu sĩ và phật tử vẫn dành nhiều cảm tình và ủng hộ ngầm, cấp lãnh đạo tuy chỉ còn nhị vị H.T. đại diện lưỡng viện, nhưng uy tín và cơ sở hạ tầng tại hải ngoại vẫn giữ được tầm vóc, dược chính giới quốc tế biết đến.
- Lực lượng tăng tín đồ G.H.P.G.V.N.T.N. tại nước ngoài là thành phần có học vị, có năng lực, ảnh hưởng lớn .
- Sau khi C.S. Liên Sô sụp đổ, từ Liên Sô về, Nguyễn văn Linh đã họp với bộ chính trị và chính phủ tìm thế đứng ở lòng dân. Liên sô và Trung Quốc không còn là điểm tựa quốc tế nữa, P.G. chiếm hơn 80% tại V.N.một tôn giáo biết nghĩ đến quyền lợi dân tộc, từng đóng góp cho đất nước một thời gian dài độc lập phú cường an lạc. P.G.V.N. không bị ràng buộc với P.G. quốc tế, không cực đoan cuồng tín. P.G. là dung môi hòa hợp mọi dị biệt tôn giáo và tập quán, vì vậy P.G. là cơ sở tốt nhất làm nền tảng duy trì xã hội và phát triển đất nước.
- Nếu thống nhất toàn bộ P.G.V.N. hiện nay sẽ là lợi thế cho đất nước.


Về phía nhà nước V.N. hiện nay, thật đáng tiếc đã bỏ lở cơ hội đoàn kết các tổ chức và giáo phái P.G. Tổ chức P.G.V.N. hiện hữu chỉ thống nhất hành chánh nhưng không thống nhất tình cảm và ý chí. Một số giáo phái trước 1975 rút khỏi G.H.P.G.V.N.T.N. nhưng vẫn nương P.G.T.N. nếu 1980 nhà nước tế nhị và tôn trọng thì G.H.P.G.V.N.T.N. đã vui vẻ tham gia G.H.P.G.V.N. hiện nay và các giáo phái khác cũng sẽ đồng lòng nhất trí trong một tổ chức nhất quán. Một bên mặc cảm tự tôn của thế quyền, một bên mặc cảm tự ti của tôn giáo đã kéo dài sự rạn nứt mà bên ngoài như chừng không đáng kể, nhưng thực lực hao mòn cho dân tộc là việc nhạy cảm và tế nhị.

Cái lấn cấn duy nhất của nhà nước V.N. hiện nay đối với G.H.P.G.V.N.T.N. là chuyện lở dĩ đã rồi, không thể hạ mình phân bua qua trung gian của giáo hội hiện tại hoặc nhân sự của giáo hội P.G.V.N.T.N. như H.T. Quảng Liên, T.T. Thông Bửu...để giàn xếp hòa giải là chuyện không thể chấp nhận, bởi lẽ vấn đề là giữa nhà nước hiện tại và giáo hội P.G. quá khứ qua quy chế pháp nhân, hai giáo hội cũ và mới không có vấn đề để giải quyết nhau,( thầy Quảng Liên và thầy Thông Bửu không đủ tư cách để hàn gắn vấn đề ), và một trở ngại không kém phần tế nhị, thật lòng mà nói, giới lãnh đạo P.G. hiện nay rất ngại chư tôn đức như H.T Quảng Độ,H.T. Huyền Quang,nếu hai giáo hội sáp nhập với nhau, ai sẽ lãnh đạo ai ? đó là ái ngại về phía giáo hội do nhà nước bảo trợ, về phía G.H.P.G.V.N.T.N. sẽ đặt vấn đề sáp nhập như thế nào ? quyền hạn tối đa của cơ chế P.G. hiện nay tới đâu, giáo hội có quyền quyết định mọi vấn đề trong nội bộ mà không phải xin phép hoặc có sự đồng ý của nhà nước và đảng?Mọi hoạt động độc lập của P.G. như trước 1975 liệu chính phủ và đảng có chấp nhận ? dĩ nhiên giáo hội không thểvượt quá giới hạn cho phép làm tổn thương dân tộc.Nghĩa là G.H.P.G.V.N.T.N.chưa có một thông tin tối thiểu để có thể quyết định việc giải thể giáo hội cũ,gia nhập giáo hội mới lúc bấy giờ ( vả lại từ 1975 đến 1980 giáo hội mới chưa định hình rõ nét, một dự án chung chung làm sao G.H.P.G.V.N.T.N.có thể tự mình quyết định giải thể. Lãnh đạo một tôn giáo lớn như P.G.chư tôn đức không thể nhắm mắt quyết định liều để đưa hàng triệu tín đồ và vận mệnh P.G. đi vào con đường mà mình chưa nắm rõ sẽ về đâu,nhà nước phải hiểu và cảm thông,ngược lại dùng quyền lực loại trừ G.H.P.G.V.N.T.N. ra ngoài vòng pháp luật mà không hề có một văn bản giải thể là một việc làm sai nguyên tắc, chỉ có kết quả trên mặt quyền lực mà phản tác dụng trên khía cạnh pháp lý và tâm lý, đó là sai lầm trong bước đầu giải quyết để dẫn đến lấn cấn kéo dài gần 30 năm, ăn vào không được, nhả ra không xong ! )

Và nếu chính quyền hiện tại thực sự vì quyền lợi nhân dân và tiền đồ dân tộc, cần sự đoàn kết toàn dân để phát triển và cạnh tranh,mà P.G là thành phần cốt lỏi của dân tộc, nên giải quyết vụ P.G.V.N.T.N.theo khuynh hướng vừa lòng đôi bên ! hãy lắng nghe và tiếp thu ý kiến mọi chiều để có phương án thích hợp hòa giải dân tộc mà chính quyền đã nêu...hòa giải các tôn giáo, giáo phái dị biệt trong xã hội để đồng lòng xây dựng quê hương chứ không chỉ hòa giải giữa hai thành phần của chế độ cũ và mới.

Người Việt ta bản chất hiền hòa,dể tha thứ, nhưng lòng tự ái quá lớn, dàn xếp một việc nhỏ giữa lối xóm đến việc lớn của quốc gia đều khó dể dàng thỏa mái. Nếu nhà nhước không cảm thấy dể chịu để chủ động việc giải tỏa mắc mứu đó ( G.H.P.G.V.N.T.N. )tu sĩ P.G. cũng không bận tâm đến việc nghiệt ngã ấy, chư tôn H.T. lãnh đạo G.H.P.G.V.N.T.N. cũng không khó khăn gì để tạo sự đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh và nhất là phát tiết tinh hoa cung ứng cho tâm linh và đặc tính cho dân tộc. Chúng ta không đặt vấn đề quá khứ lên bàn mổ hay gắn một y liệu lên vết thương càng tạo thêm một ấn tượng mà không bên nào dể quên,vậy xin mạo muội đề nghị:

-Về phía chính quyền V.N. vào các dịp lể lớn của dân tộc và của P.G.nên cử cán bộ trung ương đến thăm viếng, vấn an chư tôn đức của G.H.P.G.V.N.T.N. dù các ngài còn bị quản thúc tại gia, tham vấn ý kiến các ngài trong lĩnh vực liên quan đến tôn giáo và dân tộc. Lắng nghe nguyện vọng của các ngài. Hãy xem các ngài như bậc cha anh để xóa bớt thành kiến. Tâm sự một cách chân tình như gia đình.
- Về phía G.H.P.G.V.N.T.N.cấp lãnh đạo uy tín tại V.N. chỉ còn hai H.T. Huyền Quan và H.T. Quảng Độ, các ngài không hề câu mâu thắc mắc, vì tâm từ, tánh hỷ xã không cho phép các ngài làm nặng lòng một chuyện mang tính giai đoạn và vô thường, nếu nhà nước biết lắng nghe và biết đối thoại, tôn trọng, thiết nghĩ từ đó sự cảm thông sẽ nẩy mầm. Dẫu sao bây giơ, tuy là mark X.H.C.N. nhưng sự thay da đổi thịt từng ngày trên quê hương và đời sống nhân dân từng bước cải thiện đã nói lên tinh thần cải tiến của một chủ nghĩa trước 1985 chủ trương tuyệt đối vô sản.

Người P.G. hiểu rằng nhà nước gặp không ít khó khăn từ bao cấp chuyển qua kinh tế thị trường, cởi bỏ từng bước ràng buộc là điều tất yếu để ổn định an ninh xã hội, đời sống kinh tế đang gặp khó khăn và xuống cấp do nhiều nguyên nhân, mặc dù chính phủ cố gắng cải thiện chính sách đầu tư và ngoại thương, xoá đói giảm nghèo và nâng cấp tiện nghi đời sống,tuy chưa được như Cuba trong lãnh vực y tế và học đường, nhưng cũng giải tỏa được cơ chế ràng buộc vô lý đối với bệnh nhân và học sinh trước 1985. Nhà nước đang nâng cấp hạ tầng cơ sở để kịp thích nghi kinh tế, giao thương, đầu tư với quốc tế. Trong thời gian đổi mới vừa qua đã được quốc tế công nhận có tiến bộ,dỉ nhiên một số tiêu cực vẫn tồn tại, đó là việc tất yếu, Chư tôn H.T. lãnh đạo G.H.P.G.V.N.T.N.không thể ngẫu nhiên tự đứng ra làm hòa hay xin hòa với nhà nước, vì các ngài vẫn chưa là công dân chính thức (còn bị quản chế). Các ngài cũng không là thành phần đáng sợ, lạm dụng uy tín để làm hại dân tộc. Nếu thuận lợi từ phía nhà nước tạo sự cảm thông, các ngài sẽ hòa hợp xây dựng một P.G.V.N. thuần túy để đóng góp tâm linh cho dân tộc được phong phú về nghệ thuật,đạo đức, ý thức dân tộc,ổn định xã hội, và một đất nước thịnh vượng. Nếu cứ phải bị hạn chế mọi mặt như hiện nay thì các ngài chỉ chăm lo tâm linh cá nhân và soạn dịch kinh điển, sẽ mai một một nhân tài dân tộc. Biết rằng dẫu 100 người như vậy cũng không cần thiết cho nhà nước hiện nay, nhưng nếu biết trọng dụng một người có nhân cách đạo đức,thực tài như quý ngài, dẫu sao cũng là một nguồn lợi vô tận ( biết trọng dụng hiền nhân ) cho dân tộc huống nữa không chỉ là vấn đề lợi hại mà là tinh thần hòa hợp đoàn kết giữa nhà nước và nhân dân, tạo sự đoàn kết trên dưới một lòng mà hiện nay nhà nước đang bị sức ép và sự phá hoại từ mọi phía. Một vết thương nhỏ, được giai tỏa cho cơ thể khỏe mạnh vẫn tốt hơn là mang vào cơ thể !

Hơn ai hết, qua kinh nghiệm máu xương giải phóng đất nước khỏi ách thống trị ngoại bang, chính quyền C.S. biết rõ thực lực của sự đoàn kết toàn dân. Ngày nay, kể từ kinh tế thị trường mở cửa, giải thể bao cấp, hạn chế cửa quyền quan liêu, áp dụng luật pháp trong đời sống, sinh khí dể chịu hơn, do vậy đời sống nhân dân thoải mái, không ai nghĩ đến chuyện vượt biên nữa,kể cả những động thái vô ích, ngoại trừ những kẻ vì lợi ích cá nhân, tạo nhiều tệ nạn xã hội. Phải chi từ 1975 sự cởi mở hòa hợp được thực hiện sớm hơn, có lẽ đất nước ta không mất nhiều nhân tài, không sứt mẻ tình đoàn kết, không thất thoát nhiều lợi ích, không thua kém các nước trong khu vực, nhân dân ta không phải điêu đứng hoảng loạn trong 10 năm liền. Dân tộc ta vốn hiếu hòa, không nặng đầu óc kỳ thị,không quan trọng chính kiến chế độ chính trị, miễn người dân sinh sống thoải mái,tự do làm ăn, đi lại, cư trú và một số quyền cơ bản, không bị o ép quá đáng và được thụ hưởng do công sức đem lại, thế là đủ. Tư bản hay C.S. không thành vấn đề, tuy X.H.C.N. nhưng chỉ còn là cái mark, V.N. cũng như Trung quốc có thể chủ nghĩa hiện nay chỉ còn là trade mark. 

Vì sự phát triển và đoàn kết dân tộc, nhà nước nên đi trước một bước tìm hiểu nguyện vọng của giới lãnh đạo G.H.P.G.V.N.T.N. và tăng tín đồ của họ,họ không phải tội phạm chiến tranh, không là kẻ thù dân tộc, không nợ máu nhân dân, không làm tay sai cho ngoại bang, không là mầm mống đe dọa an ninh đất nước, hãy cùng nhau thảo luận bàng bạc tìm cách giải tỏa bế tắc hiện nay, thiển nghĩ chư tôn đức cũng đã về chiều, tuổi cao, sức yếu, tâm hồn muốn được thanh thảng trước khi buông xuôi, không muốn mang theo niềm ân hận những phật sự còn dang dở,không muốn phiền muộn chuyện không dính dáng đến đạo đức tâm linh, do vậy các ngài cũng không cố chấp, cực đoan để khai thông một bế tắc không đáng có. Đừng ai nghĩ rằng chuyện nội bộ tôn giáo không quan trọng bằng chuyện bang giao quốc tế, việc gia đình hay việc xã hội đều có một cái giá nhất định, không thể xem thường và thiếu tế nhị hoặc bỏ qua.Tất cả bỏ lại sau lưng, hãy thể hiện thiện chí, đừng vì bất cứ mặc cảm nào.Giải quyết được mắc mướu P.G. hiện nay là ta đã ổn định tâm lý và niềm tin phần lớn của nhân dân ta đối với chính quyền.Cấp lãnh đạo đất nước nhiều tự ái chả giúp ích gì cho nhân dân, ai cũng vấp phải sai lầm, biết sửa sai là tốt.Mọi lợn cợn trong xã hội là trách nhiệm của nhà nước.

Thành phần trí thức nhân tài của đất nước đang nằm ở nước ngoài, đa phần họ có tôn giáo, giải quyết êm đẹp tôn giáo của họ là tiếp nhận được tài năng của họ.

- G.H.P.G.V.N.T.N. không phải là C.S hay Tư bản như sự chụp mủ của các phe phái.
- G.H.P.G.V.N.T.N. đặt quyền lợi dân tộc lên trên mọi chủ nghĩa.
- G.H.P.G.V.N.T.N. chú trọng an sinh xã hội và đạo đức con người
- G.H.P.G.V.N.T.N. không chủ đích trở thành một lực lượng chính của dân tộc.
- Quá khứ cho thấy sau khi hoàn thành nghĩa vụ đối với dân tộc và đất nước về mặt ổn định đời sống xã hội,P.G. luôn rút khỏi chính trường và quyền lợi.
- P.G. không lợi dụng thời cơ để bành trướng quyền lực tôn giáo,không lòn cúi tìm sự dể dải,chổ an thân cho tôn giáo mình.


Đó là những yếu tố để bất cứ chế độ chính trị nào đương quyền không thể e ngại lo sợ hoặc lợi dụng P.G. và nhất là P.G. không tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức quốc tế; P.G.V.N. là tín ngưỡng thuần túy của nhân dân V.N.

Nhà nước xử dụng P.G. như một tiềm lực phát triển văn hóa đặc thù cho V.N. xây dựng đoàn kết ổn định xã hội và là dung môi hòa hợp mọi dị biệt,thì đó là chính sách đúng hướng; Nhưng, cái Nhưng quá lớn để ta thấy hiện nay vẫn chưa có một đóng góp khả dĩ xứng đáng nào từ P.G. cho đất nước kể từ 1982 G.H.P.G.V.N. được sự bảo trợ của nhà nước ra đời. Vậy G.H.P.G.V.N. có mặt hôm nay, nhà nước được gì ? Dân tộc lợi gì? Mà trong buổi giao thời 1975 đã chấm dứt chủ trương của G.H.P.G.V.N.T.N.làm trung gian hóa giải các thế lực đối kháng, đồng thời xây dựng một xã hội bình đẳng theo học thuyết P.G.


THỰC TRẠNG PGVN HIỆN NAY


- Tôn giáo là một thành phần trong xã hội, dù tôn giáo mang tính thần quyền như Giatô giáo hay nhân bản như P.G. cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội.

Trong quá khứ Trung quốc dùng Khổng giáo để ổn định xã hội theo giai cấp và giáo dục nhân dân qua tiêu chuẩn tam cương,ngũ thường, đó là căn bản mà các thể chế quân chủ phong kiến lợi dụng để vững trị và duy trì đế chế.Thế kỷ thứ 5 Constantine cũng lợi dụng Kitô giáo để củng cố địa vị và bành trướng quyền lực thống trị các nước, sau khi thoát khỏi sự lợi dụng đó,Kitô giáo trở thành tổ chức chính trị mang màu sắc tín ngưỡng cực đoan, luôn bắt tay song hành với các đế quốc xâm lăng mở mang nước chúa.

Riêng P.G.các nước châu Á mà một thời ảnh hưởng sâu rộng trong các từng lớp nhân dân, tuy được vua chúa nâng đở, xử dụng P.G. như phương tiện giáo dục dân, thống nhất ý chí dân tộc,nhưng P.G vẫn không là công cụ xâm lăng của chế độ đó. Các tăng lữ theo thương thuyền đi khắp vùng,mục đích truyền bá chứ không là gián điệp của bất cứ chế độ nào. Tại V.N. qua nhiều thời đại,P.G. được vua chúa yểm trợ đã mang lại kết quả tốt trong việc xây dựng đạo đức,ổn định và phồn thịnh cho nhân dân, thì bây giờ và về sau dù chính quyền nào trọng dụng P.G. như một phương tiện giáo dục đều là việc đúng và cần phải làm (với diều kiện P.G. tự thích nghi và uyển chuyển chứ không là thừa sai).

Từ căn bản này, được sự bảo trợ của nhà nước đương quyền, 1982 đến nay G.H.P.G.V.N. hiện nay vẫn chưa có một động thái tương xứng với thời gian dài hoạt động, nhất là mặt văn hóa do giáo hội chủ trương, tại sao ?

- Dù một tổ chức nào, do sự bảo trợ và quản lý chặc chẽ từ bên ngoài, tự thân nó đã đánh mất tính năng động. 
- Phần lớn cán bộ từ trung ương xuống các cấp không tạo được một thành quả xuất sắc, bởi còn tùy thuộc quá nhiều vào ban tôn giáo, mặt trận và đảng mà giáo hội không toàn quyền quyết định. Ví dụ:Xuất gia, thọ giới phải có sự chấp thuận của nhà nước. Một tăng sinh muốn vào trường phật học, từ sơ cấp đến cao cấp đều qua nhiều cửa ải hành chánh giáo hội và quyết định cuối cùng là ban tôn giáo,mặt trận cấp xã, quận,tỉnh...
- Bổ cử nhân sự các cấp phải có sự đồng thuận của nhà nước.
- Người của nhà nước đưa vào các chức vụ đều có công cách mạng, từ đó ỷ thế cậy quyền phát sinh, không ai phục ai.
- Phần lớn nhân sự giáo hội hiện nay không qua trường lớp đào tạo, do nhu cầu chức vụ kiêm nhiệm nên phải tấn phong H.T. T.T. non, có nghĩa cấp giáo phẩm đó không do quá trình tu tập, đạo hạnh, kiến thức và tài năng mà do thế lực và quyền lực.
- Một số chức vụ không hợp với khả năng của người đảm nhiệm mà lại kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ.
- Một số tu sĩ trẻ tốt nghiệp, ngoài việc giáo thọ,không được đứng chủ ngành một bộ phận nào trong giáo hội, chủ ngành có thể là vị quá tuổi, trình độ lạc hậu,bảo thủ, thậm chí không có khả năng,kiến thức ngoại trừ vây cánh thế lực.Lớp trẻ thừa hành chờ chỉ thị, không có quyền đóng góp sáng kiến và chủ động sáng tạo.
- Các chức vụ trong guồng máy hành chánh tuy không có lương bổng, vẫn có lắm kẻ cầu danh, bằng mọi giá phải nắm cho được dù là phó đại diện hay phó thư ký cấp huyện,xã, từ đây đưa đến tệ nạn tham nhũng,hối lộ.
- Một chức vụ liên tục nhiều nhiệm kỳ, không tạo một thành quả xuất sắc thế mà không chịu rời chức vụ. Nói nghe như đùa,điều nầy có thực tại quận 7, thầy chánh đại diện không nhường chức vụ, tuy tăng ni không tín nhiệm,thành hội miễn cưỡng lưu nhiệm khi vị nầy cậy một cán bộ cấp thành phố can thiệp( với lý do ông ta đã giúp cán bộ nầy trong thời kháng chiến).
- Một quyết sách hay dự án đều phải thông qua ban tôn giáo.


Đó là mặt hành chánh,trong lãnh vực giáo dục Viện Phật học Vạn Hạnh( còn gọi là trường cao cấp Phật học) do uy tín của H.T. Minh Châu, với sự cọng tác của tăng sĩ trí thức và giáo sư bên ngoài,chương trình phương án giáo dục khá tốt, có tầm vóc.Viện can thiệp học bổng cho tăng ni có khả năng, đến nay đã đào tạo được 5 khóa tốt nghiệp. Trường Cao đẳng và trung cấp tại Vĩnh Nghiêm suốt nhiều khóa do thầy Từ Thông điều hành với các nhân sự cọng tác như Thiện đức, Hoằng Đạt...hình như chương trình giáo dục chưa nhất quán và kém hiệu quả về mặt kiến thức lẫn giáo dục,trình độ tăng ni sinh không có thực chất,thiếu đồng bộ. Ban giảng huấn có số giáo thọ sư không có khả năng truyền đạt, và truyền đạt không theo nguyên tắc sư phạm. Cái khó khăn của tăng ni hiện nay phải đóng học phí quá nhiều cho mỗi đầu người, một triệu đồng đối với ngoài đời cũng đã quá lớn, tăng ni các tỉnh về học,phần lớn chùa quê, nghèo,không có thầy tổ trợ cấp, cư trú khó khăn,do vậy một số ham học,không đủ điều kiện,đã ghi danh học các môn ở trường ngoài không hợp với đời sống thực của tu sĩ.Một chức sắc giáo hội than phiền – mỗi năm hàng tỷ đồng tiền học phí của tăng ni sinh được gởi vào ngân hàng, trên 10 năm nay số tiền đó giáo hội không hay biết.

Đã thế, số lượng ni sinh đông gấp 3 – 4 lần tăng sinh nên ni sinh gặp vô vàn khó khăn,học phí, đơn từ,cư trú, giấy giới thiệu, chứng nhận... Nhất là tại thành phố, chùa ni ít,nên ni sinh đã phải ở nhà phật tử,phòng trọ...Ai bảo đảm để vượt qua vô vàn khó khăn đó đã không nẩy sinh tiêu cực từ ban giám hiệu trường mà tăng ni sinh thường than vãn ?

Số tăng ni sinh hiện nay thi đua học, vì phong trào nhiều hơn là nhu cầu,nên không chọn cho mình một con đường tu học thích hợp, ngoại trừ một số rất ít thành đạt.

- Riêng thầy Từ Thông tuy hiệu trưởng trường Phật học tại Vĩnh –Nghiêm, qua lối giảng phóng khoáng của thầy, tăng ni sinh không hiểu thầy đang truyền đạt thuyết duy vật hay duy tâm,vô thần hay hữu thần, và tệ hơn nữa, không thể hiện rõ một ý thức nhất quán về giáo lý.Thầy dựa vào luận cứ Đại thừa để lắt léo, chỉ đáp ứng thị hiếu nhất thời của người nghe mà kẻ có tầm nhìn và kiến thức Phật học cơ bản không thể chấp nhận; Phong cách diễn đạt mang tính diễu cợt,hề rẽ tiền; một giảng sư, một giáo sư đứng đắn không thể có.Phủ định bác bỏ của thầy đối với mọi vấn đề không phải dựa trên lập cước tính không, nghĩa là không có lập trường nhất định, chỉ biết phủ bác như một phong cách lập dị, khác thường,từ đó,Phật tử họ bỏ đi chùa,không ăn chay niệm Phật,sống cuộc đời của kẻ không tín ngưỡng,kể cả không thờ phượng.Điều này đối với bậc thượng căn không có vấn đề chướng ngại, nhưng hàng sơ cơ phải cần có điểm tựa để đặt niềm tin, thật hiệu quả khi dùng tướng tu sĩ phá hoại đức tin quần chúng ! Riêng tu sĩ trẻ,từ đó cũng dể phát triển tính phóng khoáng, buôn thả một cách tự tại.

- Tình trạng lạm phát tu sĩ, phải nói rằng, từ lúc mở cửa và đổi mới của nhà nước, P.G. trở thành mãnh đất phì nhiêu, sinh sôi nẩy nở nhiều sắc màu tệ hại mà lạm dụng hình thức tu sĩ là một. Thành hội và báo chí kêu ca, hội họp quá nhiều về tệ nạn khất thực phi pháp của số đông kẻ lạm dụng hình thức tu sĩ để làm tiền quần chúng.Họ là những kẻ từ các tỉnh đổ về ngụ các bến xe, nhà trọ,các khu ổ chuột.sáng mặc đồ tu sĩ đi khất, chiều về ăn nhậu cờ bạc, biếng lười lao động, lạm dụng niềm tin của quần chúng đối với tôn giáo, thế nhưng, giáo hội hầu như bất lực,không hiểu cố ý hay vô tình,nhà nước vẫn lơ cho họ hoạt động công khai.nhà nước và giáo hội đều phải có trách nhiệm, bởi lẽ, bôi bác xã hội, sinh nhai bất chính, trây lười lao động,lừa đảo đức tin,mạo dạng tu sĩ...không thể là việc làm chân chính những việc đơn thuần như thế giáo hội không giải quyết được thì quy hoạch một tầm vóc văn hóa cho dân tộc trong tương lai,sẽ làm được gì?

- Thụ động trong giới tu sĩ cho việc chung là điều hết sức phổ biến, ví dụ lể Phật đản không mấy quận huyện chịu làm xe hoa, hay trương cờ, biểu ngữ,vì vậy lể Phật đản quần chúng ngỡ như xa lạ,trong lúc Noel chưa đến, mọi người đều đã nhắc nhở.hành sự tôn giáo cứ như miễn cưỡng đóng góp lệ phí.nhưng thi nhau xây dựng am thất chùa miếu cá nhân một cách vô trật tự và kém thẩm mỹ không có nét đặc thù của P.G.V.N.( nếu giáo hội qui hoạch mỗi quận huyện một ngôi chùa tầm cở làm trung tâm, ngoài ra chỉ là thiền thất, niệm phật đường, thì vấn đề kiến trúc P.G. có nề nếp và công trình có giá trị hơn là tình hình bát nháo hiện nay.) Thật ra, hiện nay giáo hội không thể kiểm sóat tu sĩ hay nói cách khác mọi sinh hoạt và đời sống tu sĩ hiện nay ngoài tầm tay của giáo hội.

- Về văn hóa,ngoại trừ thành phố H.C.M. có sự cố gắng chừng mực từ viện Phật học Vạn Hạnh và báo Giác Ngộ, các đầu sách dịch phẩm, sáng tác, khảo cứu, thư pháp, được khuyến khích, triển lãm, in ấn. Hình như trung ương chưa có một chủ trương rõ nét cho một luồng văn hóa mới thích hợp với xã hội và dân tộc tính; Thậm chí, một tạp chí, nguyệt san văn nghệ P.G. vẫn chưa có mặt mà trong đó nội dung thuần về thơ văn, hội họa, nhạc và thư pháp.
G.H.P.G.V.N. hiện nay chưa định hình và định hướng rõ chiều hướng phát triển văn hóa và tâm linh của dân tộc để chủ động giáo dục quần chúng; P.G.V.N. hiện nay không thiếu nghệ sĩ các ngành,nhưng lòng nhiệt thành của họ không có đất để ươm mầm và phát triển.

- Cái bất lực hiện tại của G.H P.G.V.N.là trên dưới cá mè một lứa, không ai nghe ai, thông tư, chỉ thị không tuân chỉ chấp hành nghiêm chỉnh.( bởi vì tư cách của cấp trên giới đức thiếu trang nghiêm, không thể hiện phong cách của một chơn tăng.) tệ nhất, một cán bộ giáo hội có phong cách cán bộ của đảng hơn là một tăng sĩ, do đó, ngay tại trú xứ của họ chỉ còn là nhà tư thờ tượng bác hơn là chổ tôn trí Phật tượng,cái đầu và chiếc áo chỉ là tấm chắn, phải chăng đó là hồn Trương Ba,da hàng thịt?

- Một tình trạng phổ biến thật đau lòng hiện nay,nghi lể, ngoài sự biểu hiện của tôn giáo, nó là một nghệ thuật tấu âm có giá trị, không những của P.G. mà còn biểu hiện một văn hóa âm nhạc của dân tộc trong quá khứ đến nay, thế nhưng, một tác dụng phụ giúp cho nhiều kẻ bám vào đó làm phương tiện sống.Các chùa thi nhau lập dàn chẩn tế,trai tăng tốn hàng chục triệu trong khi đó tăng ni sinh nghèo thiếu tiền ăn học, một số chùa chơn tu không đủ gạo cho chúng điệu mỗi ngày. Kinh Phật cũng được các thợ tụng ê a để nuôi vợ con ! Kỳ an kỳ siêu vào thời pháp thuộc là phương tiện giao tiếp để đưa quần chúng đến với đạo,bây giờ trở thành kỷ nghệ ma chay chuyên phục vụ kẻ chết mà nhiệm vụ trọng yếu của đạo Phật là giúp đở người sống đúng với đạo đức, đã bị lãng quên.Các chùa thi nhau tổ chức lể lộc,đám tiệc,trai tăng..thiên về hình thức,quá tốn kém.Các chùa miền Bắc còn tràn ngập mê tín,đồng bóng,tứ phủ,các sư kiêm nhiệm trụ trì nhiều chùa mà trình độ phật pháp không có,đưa quần chúng lún sâu vào tà giáo.

- Tăng ni trẻ đang có khuynh hướng nặng về vật chất,hư danh, đua đòi,bỏ quên tâm linh đang cần bồi dưỡng. Các bậc danh tăng, chơn tu đã tìm chốn ẩn cư nên quần chúng khó được giao tiếp.

- Hoằng pháp,một nhiệm vụ trọng yếu của việc truyền bá, các khóa giảng công cộng cho phật tử thường được tổ chức, đó chỉ là đem lại cho quần chúng một cái hiểu chung chung, không nắm vững và sâu giáo lý, không giúp ích thiết thực cho việc tu tập,vì vậy, cần phải có lớp chuyên sâu cho từng trình độ.Cán bộ hoằng pháp cũng được H.T. Trí Quảng tổ chức nhiều khóa, kể cả cao cấp giảng sư, nhưng thực chất một giảng sư do ban hoằng pháp đào tạo,không nắm vững nguyên tắc diển giảng, không nắm rõ trình độ thính chúng tại địa phương mình đang hành sự, không vững nghệ thuật diển đạt, thậm chí suốt nội dung buổi giảng chỉ là kể chuyện kiếm hiệp,tây du...thiếu hẳn trình độ chuyên môn và kiến thức Phật học.Chương trình hoằng pháp mang tính cục bộ, không nhắm đến toàn diện , chỉ nhắm đến một số phật tử gần gủi mà không thấy được nhu cầu hiện thực của đại đa số,chủ đề trọng yếu của giáo lý như nhân quả, nghiệp báo... giải thích một cách cạn cợt.Riêng thầy trưởng ban hoằng pháp, qua các bài diễn giảng luôn đưa cái tôi ra làm gương quá nhiều.

- Kiểm tăng ? hình như giáo hội hiện nay thả nổi và bất lực. Tình trạng suy đồi đạo đức cá nhân của tu sĩ hiện nay khá phổ biến đến mức báo động. Nhận đệ tử xuất gia bừa bải, không trách nhiệm dạy dổ,vì vậy tu sĩ trẻ dễ kiêu mạn,phạm giới thường xuyên. Oai nghi giới luật của tu sĩ là quân phong quân kỷ của quân đội, một tập thể không bị ràng buộc như vậy sẽ là tập thể bát nháo, ô hợp, thật nguy hiểm ! Số lượng tu sĩ trẻ hiện nay phát triển nhanh và đông , không phải là điềm tốt nếu không có kỷ luật và được giáo dục giới luật nghiêm minh.( một hiện tượng không thể bỏ qua, các nhà lãnh đạo giáo hội P.G.V.N. đương nhiệm cần lưu tâm – số tu sĩ trẻ có năng lực, có trình độ,xuất xứ không rõ ràng, phần lớn gốc đạo Gia tô, nếu chỉ có thế không phải là điều ngạc nhiên, vì quá khứ cũng đã có lắm tăng tài xuất thân từ Giatô giáo, thế nhưng, những tu sĩ xuất sắc nầy không do P.G. đào tạo, đột xuất xuất hiện và len lỏi trong các cấp giáo hội,ai bảo rằng đó chỉ là trường hợp ngẩu nhiên nếu không có sự sắp đặt từ bên ngoài với một mưu đồ đen tối về lâu về dài phá hoại P.G.? )

Trong những bất toàn hiện nay,qua đời sống vàng thau lẫn lộn,quần chúng cũng mệt mỏi và đau buồn nhìn các tu sĩ đánh mất giới hạnh, rất may, cũng có một số chân tăng, vì tiền đồ Phật pháp, không chỉ ẩn thân tu tập, còn cố gắng xây dựng đạo tràng để dẩn dắt Phật tử như thiền có H.T. T.Thanh Từ,các thiền đường như Viên Chiếu, Thường Chiếu, Linh Chiếu, Trúc Lâm...được sinh hoạt trong quy củ. Tịnh độ có thầy T.Chân Tính ở Hốc Môn, mỗi hai tháng có một khóa Phật thất, tuy chưa phải là một sinh hoạt mang tầm vóc quốc gia, nhưng dẫu sao cũng là diểm tựa tâm linh cho tín đồ hiện tại mà hiện nay mỗi khóa tu có hàng ngàn người tham gia,với sinh hoạt thuần túy tôn giáo như vậy, đã đóng góp rất lớn trong việc ổn định xã hội,hy vọng tương lai, mỗi tỉnh, quận đều có những đạo tràng như vậy thì tệ nạn xã hội sẽ được thuyên giảm. Ngoài hai điểm nổi bậc đó còn có các già lam thanh tịnh mang đúng tinh thần P.G. như tu viện Chân Như tại Trảng Bàng của H.T. T. Thông Lạc, tuy không rầm rộ quy mô như các điểm đã nêu, nhưng cũng tạo ấn tượng và có kết quả trong việc tu tập không ít.(Nhưng rất tiếc, thầy quá cực đoan về vấn đề nhục mạ Phật giáo Đại thừa, vì thế, đệ tử chưa thấm tương chao cũng a dua nặng lời đối với Bắc tông).Một vài điểm Thiền thất phái của thầy Duy Lực cũng được thực hiện. Đó là điều đáng mừng !

Trong một chừng mực nào đó,P.G.V.N. hiện nay vẫn được tự do hành đạo theo khuynh hướng riêng, thế nhưng giáo hội và các tông phái vẫn chưa vạch ra một phong cách và phương hướng hành đạo để nẩy mầm nếp sống văn hóa đặc thù ấy.Tình trạng tự phát như cây cỏ rừng hoang,thật đáng tiếc trong tình thế hiện tại ! Hình như phần lớn tu sĩ V.N hiện chưa biết mình phải làm gì và đi về đâu trong tương lai.Các bậc chơn tu đáng kính,thân giáo đủ làm điểm tựa đạo đức cho nhân quần giữa xã hội đầy nhũng lạm, giới đức và hồng ân của các ngài xứng đáng là bậc ứng cúng,nhưng với 80 triệu dân chỉ vỏn vẹn đếm trên đầu ngón tay sự hiện diện các Thánh Tăng chơn sư như thế e rằng cán cân đạo đức và xã hội trụy lạc chưa được cân bằng; tổng số tu sĩ còn lại,phần lớn quên mình là tu sĩ, quên luôn nhiệm vụ thượng cầu Phật đạo,hạ hóa chúng sanh,đời sống thường nhật không khác thế gian là mấy,thử hỏi tam đề,ngủ quán về hạnh đức có tương xứng với niềm tin và sự cúng dường của bá tánh ? Tu sĩ không làm ra của cải, đổi lại tự thân phát tiết dạo lực lợi lạc quần sanh đó là điều sòng phẳng, nếu không đủ tiêu chuẩn như vậy,tu sĩ sẽ là con nợ trầm kha, và tệ hơn nữa – một khất thực phi pháp có quy chế.

P.G là một tôn giáo trong những tôn giáo có mặt tại V.N lâu đời nhất, không chỉ là góp mặt cho vườn hoa đời thêm nhiều sắc màu,mà P.G. từng là tôn giáo mũi nhọn xây dựng tâm linh và tình thần dân tộc cho người V.N. người P.G. ý thức trọng trách đạo đức xã hội và tinh hoa tâm linh cần phải có ở bất cứ thời đại nào, vì đó là điều kiện tất yếu để P.G. có mặt ở cuộc sống,lợi lạc quần sanh. P.G. không phải là tôn giáo ra đời để kêu gọi con người phải quy lụy một thần tượng, nô dịch một thần linh.Không giống bất kỳ tôn giáo nào,P.G gạt thần linh ra ngoài đời sống cá nhân, đề cao và khôi phục nhân cách làm người mà thời gian quá dài con người đã tự quên mình trước ngoại lực vô hình ảo tưởng, vì vậy đạo Phật được mệnh danh là tôn giáo nhân bản,thế thì trách nhiệm của những bậc lãnh đạo P.G.V.N. hiện nay ra sao ?

Về mặt nhà nước V.N. ngành thông tin văn hóa,sau khi mở cửa và định hướng đức tin quần chúng, đã tự do buông thả ! Cái mà trước đây cho là mê tín đị đoan,bây giờ được gọi là dạng văn hóa dân tộc,tín ngưỡng nhân dân,tự do phát triển một cách nguy hại.Ví dụ miếu mạo,đồng bóng tứ phủ,miếu năm ông,bà ngũ hành, chúa Xứ, đồng cô bóng cậu,xin xăm, vay tiền thánh...thờ các ngẫu tượng sặc mùi mê tín, bình vôi,gốc đa,ông táo,thậm chí ông Tề là nhân vật giả tưởng của Ngô Thừa Ân cũng trở thành hiển thánh,một ngôi chùa thuộc quận 12 đã thờ cúng,quần chúng đến tấp nập. người tin không rõ nguồn gốc,không phân biệt lợi hại, chánh tà ! Từ sự khắc khe đến buông thả một cách khó hiểu như vậy,thiết nghĩ nhà nước không cần phân biệt thế nào là chánh tín và mê tín,không nắm rõ thế nào là tín ngưỡng có văn hóa và không văn hóa, văn hóa chánh tín và văn hóa mê tín, đưa xã hội trở lại thời kỳ đa thần lạc hậu.Tuy những dạng đức tin như thế không có một tổ chức rõ ràng, không cấu kết thành lực lượng cuồng tín đe dọa an ninh quốc gia, nhưng nguy hại gấp ngàn lần cho dân trí trong nhiều thế hệ mà hiện nay các nước tiến bộ đã giản lược đức tin,loại trừ thần quyền,hướng về xây dựng đời sống tâm linh cho con người để xã hội có đạo đức lành mạnh. Việc buông thả cho nhân dân mê tín, thậm chí còn được báo,đài,truyền hình ca ngợi, quảng cáo ,đó không phải là tôn trọng tự do tín ngưỡng để xả xú báp cho người dân đang bị nghẹt thở ở mặt khác,vả lại,một nguồn lợi hàng tỷ đồng trong mỗi mùa lể, đem lại cho ngân sách địa phương một số tiền khổng lồ không cần phải đầu tư vốn liếng,đó là món lợi trước mắt mà hậu quả về lâu về dài đất nước phải gánh chịu một tầng lớp dân trí lạc hậu, chậm tiến (thí dụ bà Chúa Xứ ở Châu Đốc,mỗi ngày địa phương thu được hàng chục triệu từ thùng công đức do nhân dân thập phương đền cúng ) Thiết nghĩ nhà nước khởi xướng nếp sống văn hóa mới, nên định rõ đức tin và đời sống văn hóa tâm linh để xã hội V.N. không bị va vào những tệ nạn mà các nước hiện nay trên thế giới vấp phải ( không cực đoan mê tín, cuồng tín của tín ngưỡng, cũng không bát nháo, xáo trộn hụt hẩng niềm tin của xã hội phát triển vật chất không cân bằng với tâm linh; như ta đã thấy có những vụ tự sát tập thể của đạo Cơ Đốc ở Nam Triều Tiên vì tin đã đến ngày tận thế,những kẻ tâm thần xả súng bừa bải vào trường học ở Mỹ...)Trên thế giới nói chung và V.N. nói riêng những tôn giáo có bề dày lịch sử xây dựng và ổn định xã hội bằng tinh thần hòa bình,giáo dục nhân dân có tinh thần dân tộc,đào tạo đạo đức tâm linh để có những con người xuất chúng như thời đại Lý Trần,giới lãnh đạo nhà nước và chuyên ngành văn hóa nên biết tận dụng mà không phải mất thời gian mò mẩm,sửa sai để tìm hướng đi đúng cho dân tộc.Ngay bây giờ cần phải chắt lọc,khai triển và giáo dục nhân dân có một đức tin lành mạnh để kịp cân bằng với nền kinh tế mở cửa du nhập vào nhiều nền văn minh bạo lực,thần quyền mà các nước tiến bộ đang đào thải.

Qua cuộc sống kinh tế thị trường, nhân dân ta đang giành giật,bon chen, ít nhiều ảnh hưởng tâm lý ổn định.Tôn giáo không có cơ cấu tổ chức chặc chẻ như P.G.bị nhiều yếu tố chi phối như đã nêu, cơ quan chủ quản văn hóa không định hình rõ chiều hướng văn hóa V.N. trong tương lai, khuynh hướng vật chất nặng hơn tâm linh và tình cảm của xã hội ta hiện nay,luồng văn hóa ngoại lai không thích hợp tâm lý dân tộc đang là mode thời thượng xâm lấn vào đất nước ta từng ngày và nhất là một tín ngưỡng vong bản,xem con người là công cụ để phục vụ thần quyền quả là một đe dọa trầm trọng cho dân tộc.

Trách nhiệm của giới cầm quyền là một phần,P.G. cũng cần lột xác để cùng có nghĩa vụ với dân tộc cho dù đang bị ràng buộc.Nhất là lãnh vực văn hóa,P.G. thừa khả năng phát tiết tinh hoa nếu tu sĩ được giáo dục cẩn thận và thực tu,thực chứng.Tâm linh mới là nhu cấu gốc của mọi nền văn hóa mà sau gần 30 năm P.G.V.N. vẫn chưa có niềm trăn trở !

Thiết nghĩ, G.H.P.G.V.N. hiện nay cần kiện toàn lại cơ cấu tổ chức gọn nhẹ; khi mà hiệu năng hoạt động kém, tinh giảm các ban bệ chưa cần; Thải hồi những nhân sự thiếu năng lực và không kiêm nhiệm nhiều chức năng.Đặt nặng vấn đề giáo dục Tăng phong đạo cách để một tu sĩ P.G. xứng đáng một Thiên nhân chi đạo sư .Giáo dục bắt buộc mọi tu sĩ và Phật tử có một trình độ giáo lý cơ bản.Mở rộng mạng lưới đạo tràng chuyên tu trên toàn quốc.Đạo Phật đã từng là một kho tàng giáo dục kiến thức và đạo đức đồ sộ từ xa xưa,thế nhưng ngày nay chỉ còn là một khung sườn rổng ruột.Vấn đề nội lực và nội minh đã thế,điều hành nhân sự và quy nạp lực lượng tín đồ còn nhiều bất lực,chẳng hạn như Gia đình Phật Tử, một tổ chức thanh thiếu niên có mặt trên nữa thế kỷ,hiện nay giáo hội vẫn chưa điều động được triệt để,không tận dụng được tiềm năng to lớn ấy.

Thật vậy, cũng như các đoàn thể khác, các chuyên gia, nghệ sĩ,tiểu thương,thương gia, lao động mà G.H.P.G.V.N.T.N. trước đây đã đưa vào tổ chức và điều hành có hiệu quả. G.Đ.P.T. trực thuộc Tổng Vụ Thanh Niên, có quy chế biệt lập,tầm vóc hoạt động mạnh, có hệ thống dọc cân đối, chặc chẽ hơn so với các đoàn thể thanh thiếu niên bấy giờ trong cùng một tổng vụ như Sinh Viên P.T, Học Sinh P.T. Thanh Niên Thiện Chí...

Tiền thân G.Đ.P.T. là Gia Đình Phật Hóa Phổ, một trong những vị sáng lập hiện vẫn còn như nhà văn Võ Đình Cường...một điều đặc biệt đáng lưu tâm,qua bao lần dâu bể, các tổ chức P.G. đều bị biến thiên,riêng G.Đ.P.T. vẫn duy trì được hình thức tổ chức lẫn nội dung sinh hoạt. Gia Đình Phật Tử đã sản xuất nhiều công dân gương mẫu đạo đức,cung ứng cho P.G. nhiều nhân tài và một số trở thành tu sĩ có thực lực.Phần lớn 90% thanh thiếu niên xuất thân từ G.Đ.P.T. đều có bản chất tốt.

Đạo đức,khiêm tốn,tôn trọng sự sống mọi loài,hòa nhã,thương yêu,đức tin trong sáng và loại trừ nhiều tệ nạn xã hội nơi chính bản thân mình, ngoài phần giáo lý cơ bản,G.Đ.P.T. được trang bị thêm một kỷ thuật từ Hướng Đạo sinh quốc tế.

Do tầm vóc chặc chẽ,đạo đức cơ bản của G.Đ.P.T. nó đã đóng vai trò lớn trong lực lượng Phật Tử tại gia. Một thời vào thập niên 1966 – 1970 Tổng Vụ Thanh Niên được cố H.T. Thiện Minh quan tâm,đề nghị hệ thống G.Đ.P.T. làm một ngành chuyên biệt mũi nhọn trong việc củng cố đội ngũ Phật tử thanh niên các ngành.

Tóm lại, trong quá khứ cũng như hiện tại.G.Đ.P.T. đã đào tạo con em thanh thiếu niên trở thành người tốt trong xã hội, tín đồ mẫu mực trong P.G. hoàn toàn có lợi cho đất nước, thế nhưng 1975 đến 1995 G.Đ.P.T gặp vô vàn khó khăn để tồn tại, khắp các tỉnh thành huyện lỵ đã luôn bị áp lực từ mặt trận, ban tôn giáo, trụ trì các chùa, ban đại diện, bắt buộc giải thể vì nó song hành với tổ chức đội đoàn của thanh niên C.S. Thậm chí đội đoàn sinh hoạt còn bị lai tạp bởi trò giải trí, bài ca và cách điều hành của G.Đ.P.T. Các trụ trì không thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục đào tạo thanh thiếu niên, nên có những chùa trục xuất, gây khó khăn cho đoàn thể nầy,ban đại diện các cấp bị áp lực từ mặt trận cũng đã sách nhiểu các huynh trưởng,liên đoàn trưởng và ban hướng dẫn G.Đ.P.T. Trong thời kỳ khó khăn sau 1975 một số gia đình phải sinh hoạt lưu động và không mặc đồ đoàn; sĩ số đoàn sinh tuy có giảm nhưng lòng nhiệt thành và lý tưởng đạo của các em vẫn tăng cao.

Xét thấy không thể phủ nhận sự hiện diện của G.Đ.P.T. mà khi soạn thảo hiến chương,pháp quy tổ chức G.H.P.G.V.N. đoàn thể G.Đ.P.T. không được liệt kê biệt lập, mãi đến 1990, xét thấy G.Đ.P.T. vẫn là tổ chức sinh hoạt bán công khai song song và nằm ngoài giáo hội,bắt đầu giáo hội lập ban hướng dẫn nam nữ cư sĩ để điều hành G.Đ.P.T. thế nhưng, với tuổi đời và quy chế tổ chức dày dạn như G.Đ.P.T. Ban Hướng Dẫn Nam Nữ Cư Sĩ không đủ khả năng quản lý tổ chức này,vì vậy giáo hội làm áp lực bắt buộc các gia đình Phật tử đang còn nằm ngòai phải tham gia giáo hội. Qua nhiều lần thương thảo, vẫn không đi đến kết quả, ngoại trừ vài huynh trưởng vì lý do nào đó đã gia nhập.

Quản lý G.Đ.P.T. là việc cần và quan yếu của giáo hội, một lực lượng Phật tử tại gia có năng lực, có tổ chức nhất, góp tay với tăng sĩ hoàn thành tốt Phật sự, thế nhưng G.H.P.G.V.N. hiện nay cũng không thể điều động được toàn bộ lực lượng G.Đ.P.T.V.N. bởi lẽ bên trong còn nhiều điều kiện vô cùng tế nhị mà người chủ quản vẫn xem thường G.Đ.P.T. Đây là một thiệt hại to lớn song song với việc cảm hóa tăng ni thuộc G.H.P.G.V.N.T.N. Giáo hội hiện nay là một giáo hội có tổ chức trên hình thức nhưng vô tổ chức trong nội bộ, các am tự viện, đoàn thể phật tử vẫn sinh hoạt theo nhu cầu cá nhân vì giáo hội hiện nay chưa tìm được lối đi đúng hướng phục vụ cho dân tộc trong một xã hội lấy kinh tế và cơ giới làm đầu. Một tổ chức có sẳn và nhiệt tâm vì đạo như thế mà giáo hội chưa thực sự điều hành được thì những thành phần khác trong mọi tầng lớp Phật tử hiện vẫn buông thả là chuyện dể hiểu. Do vậy, nhà nước có muốn P.G. là tác nhân chính để ổn định đạo đức xã hội cũng khó mà thực hiện, bởi lẽ nhà nước chỉ có khả năng ổn định chính trị, kinh tế chứ không thể xây dựng nền móng đạo đức như tôn giáo. 


Ý KẾT

Tóm lại, về phương diện nhà nước, việc quản lý mọi tổ chức trong xã hội là diều tất yếu,riêng P.G.đã hiện diện gần 3000 năm trên tinh cầu nầy,mọi sinh hoạt thường nhật chúng ta đã biết quá rõ về mặt lợi ích cho con người trong đời sống vật chất cũng như tâm linh, không còn lý do gì để e ngại.Nếu có bị kẻ xấu lợi dụng chỉ là cá nhân chứ không thể toàn bộ P.G.TRong cuộc sống mở cửa hiện nay, đất nước đang du nhập nhiều luồng văn hoá,tư tưởng bất lợi, nhà nước không chỉ ổn định đất nước trên mặt trật tự xã hội, cần ổn định tâm lý và tư tưởng, việc nầy không thể làm bằng công tác và khuynh hướng chính trị,vì nhân dân ta đã ảnh hưởng sâu đậm tinh thần tôn giáo,do vậy, ngoài việc quản lý hành chánh, nhà nước nên tạo điều kiện để P.G.đoàn kết hoà hợp thật sự,phát triển văn hóa và đóng góp tâm linh cho dân tộc, Có những cuộc hội thảo thường xuyên với giới trí thức và bậc chuyên tu của P.G. để điều chỉnh hướng đi đúng và thích hợp với tinh thần văn hóa dân tộc,không xen vào lãnh vực chuyên môn thuộc nội bộ P.G để giới lãnh đạo P.G.có ý thức tự chủ và chủ động trong nhiệm vụ,năng động trong công tác.Qua những bất an tại cao nguyên, nhà nước đã hành xử đúng, nhưng vẫn khó hiểu tại sao một số người dân tộc thiểu số luân phiên phân tán về ẩn cư tại ngoại vi thành phố mà nhà nước vẫn không biết họ làm gì,có thể bảo nhà nước không quản lý chăng? Thế thì tại sao lại quản lý những điều không cần thiết trong lãnh vực thuần túy văn hóa và tín ngưỡng như P.G.

Đối với giới lãnh đạo P.G.V.N. hiện nay, cần xét lại toàn bộ lề lối sinh hoạt, tổ chức, để chuyển hướng thích hợp với dân trí và nhu cầu tinh thần tương lai của dân tộc,canh tân hoằng pháp, chỉnh đốn tăng ni theo giới luật; giải toả mọi lợn cợn với chư tôn đức thuộc G.H.P.G.V.N.T.N. để cùng nhau đoàn kết vạch kế hoạch phát triển P.G.trong từng giai đoạn và cần một chiến lược thế kỷ tiếp nối công trạng của chư tổ đối với đất nước để P.G. không bị đứng ngoài lề dân tộc, sống bám nhân dân,và không là tội đồ thời đại.


NGƯỠNG MONG !
( hết Tập 1) Tháng 10/2002 
MINH-MẪN

http://bit.ly/ni9FZd

No comments:

Post a Comment