Tuesday, November 2, 2010

Ngô Đình Diệm - bảy nguyên nhân thất bại

Ngô Đình Diệm - bảy nguyên nhân thất bại

                                                                             

Bùi Kha 

Sinh ra trong một gia đình theo đạo Công Giáo nhiều đời và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm, hai yếu tố cơ bản và then chốt đó đã tác động sâu đậm lên con người và cuộc đời của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Làm quan dưới thời Nguyễn mạt, Ngô Đình Diệm thất bại trong việc tranh dành ảnh hưởng với Phạm Quỳnh nên từ chức Thượng Thư Bộ Lại năm 1933. Từ đó ông có một cuộc sống không cố định mà phần nhiều là ở ngọai quốc.

Từ sau nửa năm 1950, ông Diệm đi Nhật Bản gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là một chuyện phụ nhưng thực ra là để gặp một cựu sĩ quan tình báo Mỹ là ông Wesley Fishel, rồi đến Vatican yết kiến Giáo Hoàng Pius XII, người nỗi tiếng vì đã từng thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ thả từ 1 đến 6 quả bom nguyên tử xuống Bắc Việt để giải cứu quân Pháp bị quân Việt Minh bao vây tại Điện Biên Phủ năm 1954. Sau đó ông Diệm đến Hoa Kỳ rồi đi Thụy Sỹ, Bỉ, Pháp, đến Vatican lần thứ hai, và trạm cuối là trở lại và ngừng chân lâu dài tại Mỹ từ năm 1951. Trong khoảng thời gian hai năm, ông sống trong hai tu viện Maryknoll, vùng Lakewood, bang New Jersey và Ossining, bang New York. Nhờ sự gởi gắm của người anh ruột là Giám mục Ngô Đình Thục, ông Diệm được Hồng y Spellman tiếp nhận, nâng đỡ và tạo cơ hội giao tiếp với dư luận địa phương qua các buổi nói chuyện tại một vài đại học cũng như tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, rồi cuối cùng được lọt vào mắt xanh của một vài chính khách thời đó như Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield, John Kennedy, Dân biểu Walter Judd, Chánh án Williams Douglas.... Tháng 5 năm 1953, ông qua Bỉ và sống trong tu viện Benidictine de St. André-les-Purges, năm sau qua Pháp chờ thời trong khi quân Pháp đang bị bại trận tại Điện Biên Phủ.

Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ năm1954, chính sách thuộc địa của Pháp tại Đông Dương qua bao năm xương máu đã đến hồi chung cuộc. Thay chân Pháp, Hoa Kỳ tiếp tục con đường chính trị mới ở Đông Dương mà điểm nóng và then chốt là Việt Nam. Với áp lực của chính phủ Mỹ, nhờ sự can thiệp tích cực của Hồng-y Spellman mà đàng sau là Vatican và sức ép của Phong trào Cọng hòa Bình dân thân Vatican, chính phủ Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại buộc lòng phải cử Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng trên nửa phần đất phía Nam bằng sắc lệnh 38/ QT do Bảo Đại ký ngày 16. 6. 1954.

Điểm lại một vài dấu tích trên hoạn lộ chính trị của Ngô Đình Diệm, chúng ta sẽ thấy hoạn lộ đó nỗi bật hai điểm đã quyết định cuộc đời chính trị thăng trầm của ông. Thứ nhất, Ngô Đình Diệm là một con chiên ngoan ngoãn của Vatican. Thứ hai, Ngô Đình Diệm là con người được lựa chọn để thừa hành chương trình của Mỹ ở Đông Dương sau khi Pháp thất bại.

Bài viết nầy chỉ giới hạn trong phạm vi truy tầm một số nguyên nhân đưa đến sự thất bại của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, trước là để góp phần vào việc soi sáng lịch sử và định vị trí của ông trong dòng sử Việt, sau là để giảm thiểu tình trạng đánh bóng cho nhau hoặc bôi bẩn người khác vì lý do tín ngưỡng.

Bài nghiên cứu nầy cũng không nhằm so sánh Tổng thống Ngô Đình Diệm với Chủ tịch Hồ Chí Minh vì tính bất cân xứng và những dị biệt lớn giữa hai nhân vật. Nhưng vì muốn làm sáng tỏ luận điểm Bảy Nguyên Nhân Thất Bại Của Ngô Đình Diệm, chúng tôi không thể tránh khỏi một vài đối chiếu lúc nghiên cứu. Do đó, trước lúc đi vào chủ điểm chính của bài viết, tôi xin trình bày vài nét về quan điểm của mình trong những nghiên cứu.

Sau 1975, nhiều người Việt ở nước ngoài phải sống giữa hai "lằn đạn": bên nầy chụp mũ Cọng sản, bên kia vu khống CIA, mà cá nhân tôi là một. Nhưng không phải vì vậy mà tôi lại méo mó trong việc nghiên cứu và viết lách của mình, mặc dầu tôi thấy có rất nhiều cây bút đã bị uốn rất cong. Lại nữa, tôi chỉ là một người nghiên cứu chứ không phải là người hơn thua nhau trong một trận chiến tuyên truyền nào, nên tôi sẽ cố tránh những danh từ xem ra thiếu ái ngữ hay hạ cấp.

Nếu trong bài nầy có những luận điểm mà quí vị không đồng ý hoặc cách xưng hô mà quí vị không hài lòng, thì cũng xin thông cảm rằng, để cho tôi có cái quyền và cái cách được phát biểu quan điểm của mình, dẫu quan điểm đó không hợp với quí vị. Kính mời độc giả cùng tôi tìm hiểu 7 nguyên nhân căn bản đưa đến sự thất bại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

MỘT: Tính Truyền Thống.

Đối với phong tục và tập quán Việt Nam, một người xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng hay một gia đình thuộc giai cấp "thế gia vọng tộc" thì dễ được xã hội chấp nhận và dễ thành công hơn là những người xuất thân từ một gia đình gốc gác mù mờ. Ngô Đình Diệm (1901-1963) ra làm quan dưới thời Nguyễn mạt, vua chỉ là kẻ bù nhìn sống xa hoa lộng lẫy trên xương máu của những người dân bị trị trong một quốc gia bị Pháp đô hộ. "Tam Cương Ngũ Thường, Lễ Nghĩa Liêm Sĩ " không còn là những khuôn mẫu dẫu là khuôn mẫu thô sơ của nhân thế. Xã hội tiêu điều đến như vậy, mà Ngô Đình Diệm lại còn xuất thân từ một gia đình vượt qua các lằn mức đó nữa thì làm thế nào mà có thể thành tựu được sự nghiệp cách mạng, dù ông có muốn đi nữa. Bức thư (viết tay) được tìm thấy trong thư khố Pháp, do Giám Mục Ngô Đình Thục, anh ruột của Ngô Đình Diệm chứ không phải do "cọng sản ngụy tạo", gởi cho Toàn Quyền Decoux đã cho chúng ta biết gia thế của ông như sau:

BẢN DỊCH THƯ VIẾT TAY BẰNG PHÁP NGỮ CỦA GIÁM MỤC NGÔ ĐÌNH THỤC GỞI ĐÔ ĐỐC JEAN DECOUX, TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG (1)

Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21/8/1944

Thưa Đô Đốc,

Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sài Gòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi vừa được báo cáo có đúng sự thực hay không.

Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy – nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.

Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].

Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám mục nầy ngay.

Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không bị đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.

Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đã có thể chống lại các chủ đích của các em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.

Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thúù thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.

Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.

Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn nầy được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.

Thưa Đô Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ nầy, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi.

NGÔ ĐÌNH THỤC

Vicariat Apostolique de Vinh Long

(Cochinchine)

Nguyên bản tiếng Pháp:

Vinh Long, le 21 Aout 1944

Amiral,

Je viens d'apprendre par un prêtre de ma Mission, envoyé à Saigon pour les affaires du séminaire, que deux de mes frères ont été l'objet de poursuites judiciaires à Hué. N'ayant recu de Hué depuis longtemps aucune nouvelle, je ne sais si ce qu'on m'a rapporté corespondait à la vérité.

Mais, en pensant a la peine immense et à la juste indignation que vous avez du éprouvées, si ce qu'on leur imposait était fondé, je m'empresse de vous écrire, pour vous exprimer, Amiral, ma grande douleur en l'occurence.

S'il était prouvé que leur activité a pu nuire aux intérêts de la France, je la désapprouve du fond du coeur, comme évêque, comme annamite, et comme membre d'une famille dont le père a servi la France dès sa première venue en Annam et a exposé maintes fois sa vie pour elle dans les expéditions memées, comme lieutenant de Nguyễn Thân, contre les rebelles commandés par Phan Đình Phùng à Nghệ An et Hà Tịnh.

Cette déclaration n'a pas pour but, Amiral, de sauvegarder ma situation personnelle: car ce sera avec joie que je quitterai mon évêché si tôt qu'il sera constaté que mon humble personne pourrait porter préjudice aux intérêts de la Religion.

Elle n'a pour objet que de vous montrer que vous n'avez pas accordé votre bienveillante confiance à un indigne ou à un ingrat. Amiral, je n'ai jamais tant regretté mon éloignement de Hué. Là j'aurais pu mieux conseiller mes frères et, à, l'occasion, m'opposer à leur desseins, si vraiment ils en ont concu de nuisibles aux intérêts de la France.

Je puis hélas me tromper, mais je vous confesse, Amiral, que je ne puis croire, jusqu'à preuve du contraire, qu'ils se sont montrés si rebelles aus traditions de notre famille, qui s'était attachée à la France dès le début, tandis que les aieux et les pères des mandarins actuels, presque tous, combattaient contre elle, et ne s'étaient décidés pour elle que lorsqu'il n'avait plus que profit à le faire.

Mes frères eux-mêmes ont exposé leur vie continuellement pour la France lors de la révolte communiste. Mon cadet Diệm a failli tomber sous les coups de révolver d'un chinois de Cholon envoyé à cet effet à Phan Rang où Diệm défendait énergiquement l'entrée de l'Annam aux émissaires communistes envoyés de la Cochinchine.

Certes, leur dévouement dans le passé n'est pas l'excuse de leur imprudences actuelles; s'il est prouvé qu'elle est coupable. Mais je crois ne pas faire en vain appel à votre miséricordieuse clémence en leur faveur, qui juge du présent sans pourtant oublier le passé. Celà en considération des services que mon père Ngô Đình Khả a eu l'honneur de rendre à la France au péril de sa vie, et de la longue conduite de mes frères faite d'un dévouement sans bornes à la France, sans peur de sacrifier leur vie pour elle.

En vous exprimant de nouveau, Amiral, toute la douleur que je ressens dans cette affaire, je vous prie d'agréer mes hommages les plus respectueux.

NGO DINH THUC

 

Ngoài việc làm tay sai cho Pháp đã được Giám Mục Ngô Đình Thục thuật lại khá rõ trong lá thư nói trên, lịch sử còn cho thấy rằng ông Ngô Đình Khả, thân sinh ông Diệm, đã cùng với tên Việt-gian Nguyễn Thân đào mã và đốt xác vị anh hùng ái quốc Phan Đình Phùng, rồi lấy tro trộn với thuốc súng mà bắn cho hả giận. Về sự kiện nầy, thời đó cán bộ của ông Diệm có cho phổ biến tại Huế một câu vừa bào chữa vừa xác nhận hành động ác đức và Việt-gian của ông Ngô Đình Khả : "Đày vua không Khả, đào mã không Bài". Có nghĩa là, ông Ngô Đình Khả không dính đến việc đày vua Thành Thái nhưng ngầm hiểu là có đào mã (cụ Phan), còn Nguyễn Hữu Bài không liên hệ vào việc đào mã nhưng lại chủ xướng việc đày vua.

Trong bài viết cẩu thả vô căn cứ với tựa đề "Ông Ngô Đình Diệm Dưới Nhãn Quan Của Tinh Thần Nho Học" đăng trên báo Người Việt ngày 22. 8. 2003, mục "Ông Ngô Đình Diệm Người Thừa Hưởng Tiếng Tăm Của Gia Đình", tác giả Nguyễn Lý Tưởng viết:

"Người ta nói rằng vua Thành Thái có tư tưởng chống Pháp một phần chịu ảnh hưởng của ông Ngô Đình Khả vì ông là thầy dạy và là Thượng Thư, rất gần vua...Tất cả các quan trong triều đình trong đó có người là bà con ruột thịt của vua đều ngoan ngoãn đặt bút ký, ngoại trừ ông Ngô Đình Khả, vị Thượng Thư duy nhất và là người Công Giáo duy nhất trong nội các đã không chịu ký tên đồng ý đày vua".

Đoạn văn của ông Nguyễn Lý Tưởng cho thấy 2 điểm sai. Như thư viết tay của Ngô đình Thục nêu trên đã cho thấy, ông Ngô Đình Khả không bao giờ có tư tưởng chống Pháp như ông Nguyễn Lý Tưởng nhận bừa mà thật sự đã là một tên Việt-gian tận tụy: "đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến Annam và đã nhiều lần đưa mạng sống vì nước Pháp". Thật ra thì chính ông Khả đã tình nguyện để cho thực dân Pháp gài vào dạy, cho làm Thượng Thư, và rất gần vua nên mới biết tư tưởng chống Pháp của nhà vua, rồi thông báo cho Pháp. Pháp tránh tiếng, nên bắt buộc mấy ông Thượng Thư không thân cận vua ký giấy đày, còn Ngô Đình Khả, một người Pháp tay trong, phải giả vờ phản đối để che dấu việc làm nội gián của mình, nhưng thực sự ông là vai chính trong việc đày vua Thành Thái.

Cũng vì muốn đánh bóng mà sử liệu thì không bao giờ có, nên ông Nguyễn Lý Tưởng đã sơ hở làm lộ thêm một chi tiết quan trọng khác: chức Thượng Thư của Ngô Đình Diệm là do thực dân Pháp ban phát: "Pháp muốn trả ghế Thượng Thư lại cho gia đình họ Ngô nên đưa ông Ngô Đình Diệm vào Nội Các" (tr. B6). Là một gia đình Việt-gian, cong lưng xin chức và quì gối nhận quyền nên dân chúng thời bấy giờ tóm lược hành động bán nước đó bằng hai câu thơ khinh miệt:

"Vây cánh Ngô Đình ghê gớm thật

Mềm lưng dẻo gối chóng lên cao."

Một điểm khác cần nói là ông Ngô Đình Khả, một giáo sĩ tu xuất đã từng được huấn luyện ở Pénang (Mã Lai) để làm linh mục nhưng hoàn tục, ông ta chưa bao giờ "là người đã đưa ra chương trình xây dựng trường Quốc Học ở Huế vào năm 1896" và chưa bao giờ "là hiệu trưởng" trường nầy, mong ông Nguyễn Lý Tưởng nên thận trọng trong lúc viết và báo Người Việt cũng nên dè dặt khi đăng những bài không có sử liệu.

( Không trích ) ..........................................................................................................................

..................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

HAI: Chính Nghĩa

Sau khi bại trận tại Điện Biên Phủ, theo thỏa ước Genève, Pháp phải rút về nước, trao trả chủ quyền và độc lập cho Việt Nam. Mỹ thay chân Pháp với sách lược chận đứng làn sóng xâm lăng của Cọng Sản quốc tế mà đứng đầu là Nga Sô. Ông Diệm được Mỹ đưa về làm Thủ tướng rồi Tổng thống một nửa nước Việt Nam với quốc hiệu Việt Nam Cọng Hòa. Dẫu biện minh hoặc giải thích thế nào chăng nữa, nhưng đối với tâm cảm và truyền thống của người dân Việt bình thường, thì người Mỹ lại chỉ là một loại thực dân mới trên quê hương của dòng giống Việt không khác gì người Pháp, người Nhật, người Tàu trước đó. Chương trình viện trợ ồ ạt và sự hiện diện của các cố vấn và chuyên viên người Mỹ trên mãnh đất miền Nam đã làm cho ông Diệm mất thêm uy tín và dễ tạo sự tuyên truyền hữu hiệu cho chính quyền miền Bắc: "Mỹ là một đế quốc thực dân mới" chẳng khác nào thực dân Pháp trước đây.

Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chính phủ ông cũng nhận viện trợ của Trung Quốc và Nga để đánh Pháp rồi đánh Mỹ, nhưng thành phần nhân sự của hai quốc gia nầy không hiện diện trên đất Bắc, nên bộ máy tuyên truyền của miền Bắc đã tiến hành được một đòn tâm lý chiến vô cùng lợi hại cho việc vận động nhân dân tham gia cuộc chiến gọi là "Chống Mỹ Ngụy cứu nước".

 

BA: Lực Lượng Chủ Chốt Của Cách Mạng.

Thời kỳ Pháp chiếm và đô hộ Việt Nam, hầu hết những người Công Giáo đều hỗ trợ đắc lực cho thực dân Pháp. Câu nói thời danh của Giám Mục Puginier sau đây đã mô tả trọn vẹn tâm chất và hành động của một thành phần người Pháp tay trong:" Không có giáo sĩ và giáo dân, thì người Pháp cũng như cua bị bẻ gãy hết càng" (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes).

Cũng trong cái nhìn "cua phải có càng", viên tình báo cao cấp của Hoa Kỳ là Đại tá Edward G.Lansdale đã vận dụng các kế họach nhằm di cư trên bảy trăm ngàn giáo dân từ Bắc vào Nam năm 1954, để cùng với số giáo dân sống ở miền Nam, hậu thuẫn và làm lực lượng nòng cốt cho ông Diệm.

Hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính phủ như bộ trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng và các tướng lãnh, các chức trọng yếu trong quân đội, Tổng thống Diệm đều sử dụng người Công giáo. Nếu không thể kiếm được người Công giáo ông mới sử dụng đến thành phần các tôn giáo khác, nhưng sau đó đem bả công danh vật chất dụ họ cải đạo như Nguyễn Văn Thiệu là một trường hợp điển hình mà ai cũng biết. Những người không chịu cải đạo thì khó được thăng cấp và bổ nhiệm mặc dầu họ có đầy đủ khả năng và thâm niên công vụ. Trái lại, nhiều người không có khả năng nhưng vì họ là con chiên thì ông Diệm giao phó những trọng trách mà họ thực sự không có khả năng.

Thật vậy, sự thảm bại tại trận Ấp Bắc (tỉnh Mỹ Tho) vào tháng 1, năm 1963 do Đại tá Bùi Đình Đạm (Tư lệnh sư đoàn 7) và Tướng Huỳnh Văn Cao (Tư lệnh quân khu 4) chỉ huy. Sự thảm bại nầy là hậu quả do hai người chỉ huy nầy không có tài nhưng được giao phó trọng trách quá lớn vì họ là người cùng một tín ngưỡng với ông Diệm..

Để gia tăng số lượng tín đồ, mà mục tiêu chính là để làm hậu thuẫn cho chế độ và bành trướng nước Chúa; mở mang biên cương cho Vatican, ông Diệm và chính phủ ông một mặt thì dùng các linh mục và bà sơ dụ người vào đạo qua các chương trình giáo dục, cô nhi, ký nhi, và từ thiện. Vì thế mới có câu "Vào đạo có gạo mà ăn". Mặt khác qua mạng lưới công an mật vụ, chính phủ Ngô Đình Diệm tìm cách chụp mũ Cọng sản lên đầu tín đồ các tôn giáo khác, tra tấn hoặc bỏ tù họ cho đến lúc họ chịu theo đạo mới thả ra.

Tóm lại, lực lượng chủ chốt trong việc đối đầu với miền Bắc là thành phần Công giáo, chiếm 7 % dân số miền Nam. Ngoại trừ một số rất ít thuộc thành phần các tôn giáo khác, còn số người Công giáo làm nòng cốt cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm là thuộc thành phần đã từng theo hay cộng tác đắc lực với Pháp, nay Pháp thua bỏ về nước, họ theo chân Mỹ chạy vào Nam dưới sự hướng dẫn của Đại tá tình báo Lansdale với khẩu hiệu "Đức Mẹ đã vào Nam".

( Không trích ) ...........................................................................................................................

...................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Còn lực lượng cách mạng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là 7 % người Công Giáo, như đã nói ở trên thì làm sao tránh khỏi sự thất bại?

 

BỐN: Gia Đình Trị

Ngô Đình Diệm làm Tổng thống nhưng hoàn toàn thiếu thực quyền. Ông lại tâm đắc với quan niệm "Cái dù che cái cán" hay "Một người làm quan cả họ được nhờ". Vì thế, ông Ngô Đình Khôi, anh ruột ông Diệm, bị Việt Minh giết vì cọng tác với chính phủ bảo hộ thân Pháp thối nát và bù nhìn, thế mà Tổng Thống Diệm bắt dân miền Nam xem ông như một người ái quốc đã hi sinh vì nước, tang lễ lại nâng lên hàng quốc táng.

Giám Mục Ngô Đình Thục, anh ông Diệm và là người con trai thứ nhì trong gia đình, lợi dụng chức quyền của người em làm Tổng thổng để bắt các sĩ quan, quận trưởng, tỉnh trưởng và bộ trưởng đi học các lớp Nhân vị tổ chức tại Tòa Giám mục Vĩnh Long. Lễ Ngân Khánh ngày 29. 6. 1963 (kỷ niệm 25 năm làm Giám mục) được tổ chức như quốc lễ. Các bộ hạ thân tín của Giám mục Thục thành lập một Ủy Ban mừng lễ Ngân Khánh gồm các nhân vật như Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch Quốc hội kiêm chủ tịch lễ Ngân Khánh, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Quang Trình, Viện trưởng viện Đại-học Sài Gòn Lê Văn Thới, Viện trưởng viện Đại Học Huế Cao Văn Luận, và tỉnh trưởng các nơi dĩ nhiên là phải tham gia. Tại các Bộ, các nha, ty, sở, đại học, quân nhân, công, tư chức khắp 43 tỉnh và thị xã toàn miền Nam đều thành lập các tiểu ban để bán vé, và ép công chức và quân nhân cấp úy trở lên mua vé "Mừng Lễ Ngân Khánh". Mỗi vé từ 2.500 đồng đến 5.000 đồng (hối suất lúc đó :1 Mỹ Kim tương đương khoảng 25 đồng tiền Việt Nam). Có người ra sức đóng góp nhiều hơn để lấy lòng "Đức" Giám Mục. Với hành động dĩ công vi tư và bóc lột trắng trợn nầy, Giám mục Ngô Đình Thục thu lượm được bạc tỷ (Vũ Văn Mẫu Sáu Tháng Pháp Nạn 1963, tr. 9, và Hoành Linh Đỗ Mậu Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, California, Hoa Kỳ 1986, tr. 512 & 513).

Giám mục, và em là Ngô Đình Nhu, độc quyền khai thác gỗ quí vùng Long Khánh và dọc đường từ Định Quán đến Lâm Đồng, làm chủ đại thương xá Tax đường Nguyễn Huệ, nhà sách Xuân Thu đồ sộ trên đường Tự Do, cư xá cho thuê ở đường Trần Hưng Đạo, biệt thự sang trọng trên bờ sông Thị Nghè...Từ thượng vàng đến hạ cám, Giám mục Ngô Đình Thục đã không từ bỏ bất cứ một cơ hội nào để làm tiền. Lấy ngân sách quốc gia để xây cất trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long, cất nhà cho thuê, xây dựng quán ăn, tiệm giải khát chung quanh trung tâm nầy để kiếm lợi nhuận. Lợi dụng cơ hội trùng tu nhà thờ La Vang để hốt bạc. Ngay cả việc nhờ "Tổng Thống Diệm ra lệnh cho Đại Tá Phùng Ngọc Trưng (hiện ở Pháp), đang chỉ huy ngành Quân Nhu ở Quân Khu I, phải mua nước mắm thối của các bà sơ ở Phan Thiết, để bán cho các gia đình binh sĩ" (Hoành Linh Đỗ Mậu Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, tr. 511).

Ngô Đình Nhu. Tại Sài Gòn, vợ chồng Ngô Đình Nhu có hai biệt thự đồ sộ, một ở đường Phùng Khắc Khoan và một ở góc Pasteur và Hiền Vương. Hai biệt thự nầy thuộc loại sang trọng nhất nhì Sài Gòn. Tại Đà Lạt, biệt thự nghỉ mát của vợ chồng bà Nhu nguy nga đồ sộ hơn, "gồm có sân vũ cầu, hồ tắm, và nhiều loại kiến trúc sang trọng khác, đã xây dựng nhiều năm nhưng cho đến trứơc lúc bị lật đổ, năm 1963, mà vẫn chưa hoàn thành"(The building of this huge complex, consisting of tennis courts, swimming pool, and several luxurious structures, took several years and had not really been completed before the coup d'état in 1963. Tran Van Đon, Our Endless War, Presidio Press, San Rafael, Ca. 1978, p. 64).

Ngoài ra, cùng với người anh là Ngô Đình Thục, vợ chồng ông Nhu khai thác rừng gỗ quí ở Định Quán và dọc đường Định Quán – Đà Lạt. Khai thác nước suối Vĩnh Hảo, lông vịt ở Chợ Lớn, phân chim ở các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà thuốc Tây O.V.P. Đó là chưa kể thủ lợi qua các chương trình viện trợ của Mỹ, tổ chức các sòng bạc kín và vĩ đại, buôn bán thuốc phiện.

Trong cuốn "Chính Trị Thuốc Phiện Tại Đông Nam Á": The Politics Of Heroin In Southeast Asia, tiến sĩ Alfred W. McCoy, một chuyên viên bài trừ buôn lậu thế giới và đã từng là cố vấn tại Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An miền Nam Việt Nam, viết như sau dưới tiểu mục:

"Triều Đại Diệm và Đảng Cướp Nhu

Sau khi băng đảng Bình Xuyên bị đuổi khỏi Sài Gòn vào tháng 5. 1955, Tổng thống Diệm, một người Công giáo rất mộ đạo, nhất quyết bài trừ nạn thuốc phiện bằng chiến dịch công khai đốt các bàn đèn, và đóng cửa các tiệm bán thuốc phiện...Nhưng chỉ ba năm sau, chính phủ Diệm đột nhiên thay đổi chủ trương lành mạnh xã hội nầy bằng việc cho buôn bán thuốc phiện trở lại. Ông Ngô Đình Nhu, em ông Diệm và là giám đốc ngành mật vụ viện cớ thiếu tiền trang trải cho các chương trình tình báo. Mặc dù, gần ba năm qua, chương trình viện trợ của Hoa Kỳ và CIA đã cung cấp nhiều tiền cho các hoạt động tình báo của ông, nhưng vì trở ngại về nhân sự và các khó khăn nội bộ nên tòa Đại Sứ Hoa Kỳ chỉ từ chối khoản tăng viện do ông Nhu yêu cầu mà thôi.

Nhưng ông Nhu vẫn quyết định cho các Bang Trưởng người Hoa Chợ Lớn mở lại các tiệm bán thuốc phiện và các bàn đèn đã bị dập tắt trong ba năm qua...rồi thành lập đường dây chuyên chở thuốc phiện từ Lào về. Cho nhân viên rải khắp nước Lào để mua thuốc phiện sống và dùng hệ thống hàng không quân sự để chở nhân viên và thuốc phiện đi lại giữa Việt nam và Lào.

Trong khi Nhu trực tiếp giao thiệp với nhóm Corsicans, thì những điệp vụ tình báo khác được điều khiển bởi trưởng phòng mật vụ, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến..."(Sách đã dẫn ở trên, tr.159-161).

"Mặc dù với hệ thống buôn lậu thuốc phiện quy mô cọng với các hình thức tham nhũng to lớn khác đã tạo cho Ngô Đình Nhu một tài sản khổng lồ nhưng chính phủ Diệm không thể tồn tại nếu chính phủ Hoa Kỳ trở mặt chống lại... Tháng 3. 1961, cơ quan tình báo Hoa Kỳ gởi bản phúc trình cho chính phủ Hoa Thịnh Đốn và phê phán ông Diệm như sau:

"Nhiều người nhận thấy ông Diệm không thể đương đầu được với Cọng Sản vì cai trị độc đoán, nuôi dưỡng tham nhũng ngay cả với những người thân và từ chối dẹp bỏ chế độ kềm kẹp của ông" (VNMLQHT, tr. 523).

(Diem's Dynasty and Nhu Bandits

Shortly after Binh Xuyen gangsters were driving out of Saigon in May 1955, President Diem, a rigidly pious Catholic, kicked off a determined antiopium campaign by burning opium-smoking paraphernalia in adramatic public ceremony. Opium dens were shut down...However, only three years later, the government suddently abandoned its moralistic crusade and took step to revive the illicit opium traffic... Ngo Dinh Nhu, President Diem's brother and head of the secret police, that he needed more money to expand the scope of his intelligence work and political repression. Although the CIA and the foreign aid division of the State Department had provided generous funding for those activities over the previous three years, personel problems and internal difficulties forced the U.S. Embassy to deny his request for increase aid.

But Nhu was determined to go ahead, and decided to revive the opium traffic to provide the necessary funding. Although most of Saigon's opium dens had been shut for three years...Nhu used his contacts with powerful Cholon Chinese syndicate leaders to reopen the dens and set up a distribution network for smuggled opium...

To keep these outlets supplied, Nhu established two pipelines from the Laotian poppy field to South Vietnam...

Nhu supplemented these shipments by dispatching intelligence agents to Laos with orders to send back raw opium on Vietnamese Air Force transports that shuttled back and forth carrying agents and supplies.

While Nhu seems to have dealt with the Corsicans personally, the intelligence missions to Laos were managed by the head of his secret police apparatus, Dr. Tran Kim Tuyen...(p.160-161).

Trong cuốn "Lửa Trong Hồ", tác giả Frances Fitzgerald viết:

"Ngô Đình Cẩn và vợ chồng Ngô Đình Nhu tỵ hiềm ghìm nhau canh giữ các nguồn lợi - nhân viên của hai phía thường có những cuộc chém giết lẫn nhau vượt khỏi lằn mức thù hằn truyền kiếp. Tánh hay lo xa, nên bà Nhu đã chuyển tài sản sang các nước Âu Châu. Ngoài ra, bà còn là chủ Nhà Hát trên đường Champs Elysées (Paris), một dịch vụ đầu tư lẻ cho những kẻ tự quảng cáo mình là người Công Giáo."

(The two brothers jealously guarded their sources of revenue from each other – their agents occasionally killing each other in an excess of zeal...she owned a large theatre on the Champs Elysées – an odd investment for this most self-advertised of Catholics (Frances Fitzgerald, "Fire In The Lake", NY. 1972, pp. 169 & 170).

Trong cuốn " Kẻ Thù Xấu Nhất Của Chúng Ta": Our Own Worst Ennemy, tác giả William J. Lederer viết:

"Các mật báo người Hoa và Thụy Sĩ của tôi cho biết, khoảng 18 tỉ Mỹ Kim do một số tư nhân người Việt gởi vào các chương mục ngân hàng ngoại quốc từ năm 1956. Gần đây một người cọng tác kín cho biết bà Nhu đã mua đứt bằng tiền mặt một ngân hàng lớn thứ nhì tại Paris" (trang 139). Như thế, số tiền 18 tỉ Mỹ Kim ắt hẳn là của vợ chồng bà Nhu, hoặc tiền chung của anh em ông Diệm (Dẫn theo VNMLQHT, tr. 519 & 520).

Sử liệu cho thấy rõ như thế, nhưng những người bênh vực nhà Ngô cố ngụy tạo sử liệu để tô son điểm phấn cho vợ chồng ông Ngô Đình Nhu và các anh em của ông.

Thật vậy, bài "Chuyện Trò Với Bà Ngô Đình Nhu" của Trương Phú Thứ (không biết tên thật hay giả) đăng trên Phụ Nữ Diễn Đàn, số 228 tháng 3. 2003, và được đăng lại trên Indianapolis Việt Báo, tháng 4. 2003 (và báo Người Việt Illinois, tháng 5. 2003). Ông Trương Phú Thứ viết rằng ông có đến thăm và chuyện trò với bà Nhu tại một trong hai căn chung cư (apartments) của bà mua ở một vùng rất đắt tiền gần tháp Eiffel ở Paris, Pháp:

"Rất nhiều người biết qua báo chí chuyện một người Pháp giàu có biếu Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn và Đức Cha Thục đã cho bà Nhu để mua một đơn vị gia cư trong tòa nhà cao tầng nầy và sau đó Bà giành dụm mua thêm được một đơn vị nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một vị ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, Bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai đơn vị gia cư nầy..." Bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản mướn một căn để lấy tiền sinh sống. "Vị ân nhân tặng bà Nhu số tiền kếch sù đó là Bà Capaci, một cư dân thành Milan nước Ý và cũng là một trong bảy người phụ nữ giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa một lần gặp mặt vị ân nhân nầy mãi đến bốn năm sau khi Bà Capaci tạ thế Bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình." (Trang 28 & 29).

Qua đoạn trích dẫn nguyên văn của bài báo như trên, chúng ta thấy sao mà dòng họ Nhà Ngô may mắn đến thế! Một ông Giám Mục tham nhũng nhất nhì Việt Nam, của chìm của nỗi cất dấu trong nhiều ngân hàng Âu châu lại còn được một người Pháp giàu có biếu cho một món tiền rất lớn! Rồi đến lượt bà Nhu, có cả hàng tỷ Mỹ Kim trong nhà băng, như sử liệu cho thấy, vậy mà còn được một người trong số 7 người phụ nữ giàu nhất thế giới, dù chưa từng gặp mặt, cũng biếu cho một số tiền vĩ đại ! Độc giả nào tin được câu chuyện đó thì cứ tin. Riêng tôi, bài "Chuyện Trò Với Bà Ngô Đình Nhu" là hư dối viết để gỡ xấu cho nhau. Với một người khét tiếng và bí ẩn như bà Nhu trong 40 năm qua, mà lúc ông Thứ có "cơ may" chuyện trò với bà lại không có được một tấm hình chụp chung, hay hình một mình bà để có thể thuyết phục độc giả vì trong bài viết ông Thứ cho biết bà là một người rất đẹp lão chứ có xấu xa gì mà ngại người khác thấy hình ? Hoặc chụp một cái hình tổng quát phía ngoài chung cư hay tổng thể của khu vực trong đó có chung cư của bà. Đàng nầy, tác giả Trương Phú Thứ lại đăng một tấm hình của bà Nhu mà nhiều báo tại Việt Nam đã đăng năm 1963: đang đứng và giơ cả hai tay lên, miệng lại chu hú như đang nguyền rủa người nào (trang 7). Hình thứ 2 là bà đang tươi cười, vẫy tay chào và đứng chung với cô con gái, Ngô Đình Lệ Thủy, cũng chụp vào năm 1963 (tr. 29). Hình cuối là Dinh Độc Lập, chụp năm 1968 do tác giả chú thích như thế (tr.36).

Cũng nằm trong chiều hướng chạy tội cho nhau, gần đây, cuốn "Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975", không thấy ghi ngày tháng và năm xuất bản, nhưng được biết sách ra đời vào mùa Hè 2003 tại Nam California, Hoa Kỳ. Tác giả "chính" là Tiến Sĩ Nguyễn Văn. Tác phẩm nầy cũng thuộc loại viết cẩu thả vô trách nhiệm. Bài viết của tôi chủ đích là nhắm vào việc tìm hiểu Tại Sao Tổng Thống Ngô Đình Diệm Thất Bại, mà một trong những nguyên nhân đưa đến sự thất bại đó là chính sách tôn giáo, trong đó có Phật Giáo. Trong cuốn Những Sự Thật Về Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975 nêu trên, tác giả giành một số trang để đề cập đến Biến Cố Phật Giáo 1963 liên hệ đến việc ông Ngô Đình Diệm bị lật đỗ. Vì thế, tôi sẽ nêu lên một số sai lầm của tác giả lúc đề cập đến Biến Cố Phật Giáo 1963 để lịch sử được sáng tỏ:

Sai ngày tháng: Lễ Phật Đản tại Huế là ngày 8. 5. 1963 (đúng). Nhưng lễ Ngân Khánh của Giám Mục Ngô Đình Thục là ngày 29. 6. 1963, chứ không phải được "tổ chức vài tuần trước đó" (tr. 157). Sở dĩ tôi nêu lên sự nhầm lẫn về ngày tháng để thấy rằng sau biến cố Phật Đản ngày 8. 5. 63, hầu như toàn dân bất mãn chế độ và dư luận quốc tế cũng không thuận lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng Giám Mục Ngô Đình Thục vẫn xem thường dư luận nên ông vẫn tổ chức ngày kỷ niệm 25 năm làm Giám Mục của mình lên hàng quốc lễ; bắt ép dân chúng, trong đó đa số là Phật-tử, mua vé để kiếm tiền.

Sai sự kiện: Phật-tử tập trung trước đài phát thanh Huế đêm 8.5.63 là để muốn biết lý do tại sao không phát thanh như thường lệ hằng năm, chương trình Phật Đản tổ chức tại chùa Từ Đàm vào buổi sáng cùng ngày. Để giải tán đám đông, chính quyền Thừa Thiên Huế đã ném lựu đạn làm chết 8 Phật Tử và sau đó một số còn bị xe tăng cán xác.

Sách viết: "Theo ông Cao Xuân Vỹ, chính Tổng thống Diệm thúc đẩy việc thành lập Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và chính ông Diệm giúp tiền xây chùa Xá Lợi"(tr.162). Tên cuốn sách là "Những Sự Thật..." nhưng lại trích dẫn chứng liệu trong cuốn "Những Huyền Thoại và Sự Thật..." của Vĩnh Phúc. Vì là Huyền Thoại nên ông Nguyễn Văn cứ nhắm mắt trích đại không cần biết đúng hay sai. Thật vậy, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời sau năm 1963, nghĩa là sau khi ông Diệm đã chết khoảng nửa năm thì không thể nói rằng: "chính Tổng Thống Diệm thúc đẩy việc thành lập Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất"?

Chất nổ giết Phật-tử: Theo các nhân chứng và bác sĩ giải phẫu Wulff (người Đức theo đạo Tin Lành) thì xe tăng đã cán xác các Phật-tử và loại lựu đạn giết chết 8 người và một số bị thương tại đài phát thanh Huế đêm 8. 5 .63 là của chính phủ. Trước đây, những người viết sử để bênh vực nhà Ngô thì nói rằng đây là lựu đạn của Việt Cọng. Nay ông Nguyễn Văn trích lời của ông Cao Thế Dung và ông Nguyễn Trân thì lại cho rằng "chất nổ giết người là plastic của CIA mà người ném là James Scott và được James Scott xác nhận với Đại úy Bửu (nào không biết, BK) năm 1965"(tr.158).

Lúc đọc đến đoạn nầy, tôi muốn kiểm lại cho chắc, nên tôi phone hỏi Đại Tá LBK: "Các nhân viên tình báo (CIA) sống trên lãnh thổ Việt Nam cũng có quyền mang khí giới sao?' Ông bạn trả lời: "Không, nhưng nếu muốn thì phải được phép chính phủ". Qua câu trả lời nầy tôi thấy ông Diệm chết là phải vì quá khờ, thiếu thông minh. Chính phủ Mỹ muốn hại mình nên đã cho CIA ném lựu đạn giết tín đồ Phật-giáo để tạo mâu thuẫn giữa chính quyền và Phật Giáo để đưa mình đến chỗ chết. Ông Diệm, tình báo VNCH, ngay cả những tay chân, bộ hạ và cả những người muốn đánh bóng cho ông Diệm cũng không tố cáo sự ma giáo của ông chủ Mỹ. Thiếu thông minh đến thế, chết là vừa, không nên trách ai! Trong thực tế, cho đến nay chúng ta không thấy CIA nói đến ông James Scott, ngành tình báo của VNCH cũng không và các sử gia cũng thế, mà chỉ thấy các ông Cao Thế Dung, Nguyễn Trân và nay có sự đồng tình của ông Nguyễn Văn. Giả thiết vụ ném lựu đạn là do Mỹ tạo sự chia rẽ giữa Phật Giáo và chính quyền, thì tại sao chính quyền không đưa xe cứu thương đến cứu mà lại đưa xe tăng, rồi lại cán lên xác những người đã chết làm gì cho mang tiếng? Do đó, việc cố ngụy tạo sử liệu của ba ông rất thiếu thông minh.

Về Thượng Tọa Trí Quang, ông Nguyễn Văn liệt kê mấy vấn đề từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như sau: "Ông Hoàng Hữu Khác, Chánh Án Tòa Án Huế"đồng thời "giữ chức thư ký trong Ban Trị Sự Hội Phật Học Trung Việt mà Thích Trí Quang là Bí Thư hay Tổng Bí Thư gì đó. Một hôm, ông Khác đọc được một bức thư của Thích Trí Độ từ Hà Nội gởi cho Thích Trí Quang, bảo phải tổ chức phong trào Phật Giáo chống chế độ Ngô Đìmh Diệm" ( tr.159).

Nhận xét: Có ai tin được một ông Chánh Án Tòa Án lại làm chức thư ký quèn cho ban Trị Sự Hội Phật Học Trung Việt? Trong Phật Giáo không có chức Bí Thư hay Tổng Bí Thư. Cơ quan công an mật vụ và tình báo thời ông Diệm ngủ đâu hết mà đến nỗi một bức thư thuộc loại tội tử hình như thế, và lại được gởi ngơ ngơ từ Hà Nội vào Huế mà không biết? Và Thích Trí Độ, thầy của nhiều bậc thầy lỗi lạc, lại khờ đến nỗi gởi thư đi ngơ ngơ như vậy nhưng cơ quan tình báo chính phủ Diệm cũng không bắt được, tình báo gì mà "giỏi" đến thế ? Do đó, anh em ông Diệm chết là phải.

"Marguarite Higgins có được Trí Quang mời đến chùa Xá Lợi để nói chuyện và được Trí Quang cho biết một cách công khai: Chúng tôi không thể thương thảo với Miền Bắc cho tới khi hạ được Diệm Nhu" (tr. 160).

Nhận xét: Trong giai đoạn tranh đấu Phật Giáo tôi mới học lớp đệ tứ nhưng cũng biết được rằng, thời gian đó, nếu có một vấn đề gì quan trọng hay tối mật thì mấy thầy như cở Thượng tọa Trí Quang không dám nói chuyện trong phòng mà phải đi ra ngoài sân chùa hay một nơi khác vì sợ các cơ quan tình báo đặt máy nghe lén hay máy thu băng. Thế mà T.T. Thích Trí Quang lại dám nói đến việc hạ bệ Diệm Nhu với một người Mỹ rất có cảm tình với anh em ông Diệm ? Hơn nữa đoạn trích dẫn trên có câu: "Chúng tôi không thể thương thảo với Miền Bắc...": Nếu sử dụng một loại ngôn ngữ thiếu lịch sự và thiếu bình tĩnh thì có thể nói rằng "Thích Trí Quang là cái gì mà dám nói đến việc thương thảo với Miền Bắc, và thương thảo cái gì, mấy hủ chao và mấy chai nước tương chăng?". Do đó câu chuyện của bà Higgins thuộc loại ngụy tạo.

Cuối trang 160 và đầu trang 161, ông Nguyễn Văn trích trong cuốn Huyền Thoại... của Vĩnh Phúc, câu chuyện T. T. Trí Quang đối đáp với ông Hà Thúc Ký:

"...Thượng Tọa Trí Quang quắc mắt bảo: Anh nên nhớ rằng bên cạnh Phật Giáo còn có khối Cộng Sản Quốc Tế yểm trợ! ".

Nhận xét: Thượng Tọa Trí Quang, một người đã từng "làm rung động Mỹ quốc" lại có thể nói một câu vừa thiếu thông minh vừa không đúng với thực tế như vậy sao? Lịch sử đã từng chứng minh rằng sau lưng Phật Giáo chỉ có dân tộc mà không hề có một đảng phái chính trị nào. Huống hồ là có đảng Cộng Sản Quốc Tế? Giả sử có, thì một người thông minh như T. T. Trí Quang không bao giờ tiết lộ sự bí mật nguy hiểm như thế cho một ông chính khách.

Mới điểm qua 4 trang mà đã thấy tác giả phạm đến 12 sai lầm nghiên trọng. Có lẽ chúng ta không nên mất thì giờ để chỉ cho ông Nguyễn Văn thấy sách của ông chỉ thuộc loại tạp nhạp, cẩu thả, vô trách nhiệm và chỉ là một tập sách tuyên truyền có hại cho chính ông Ngô Đình Diệm mà thôi. Một người viết sử cần qua một số tiến trình trong việc sử dụng tài liệu: Thu thập, phân tích, so sánh, kiểm chứng, tổng hợp, kết luận.

Rất buồn để nói rằng tác phẩm của ông Văn rất kém giá trị. Ông thu lượm rất nhiều tài liệu thuộc loại huyền thoại và ngụy tạo, trích chỗ nầy một đoạn, chỗ khác vài câu rồi nhắm mắt bỏ đại vào trong một thùng hổ lốn chứ không cần kiểm chứng, so sánh, phân tích... Do đó, sách ông chứa đựng vô số sai lầm và cho thấy khả năng viết của ông cần phải được bổ túc rất nhiều; để những độc giả như tôi khỏi mất thì giờ đọc một cuốn sách thuộc loại tạp nhạp đến như thế. Tiếp tục về anh em gia đình ông Diệm.

Ở miền Trung, Ngô Đình Cẩn, em út của ông Diệm, là một lãnh chúa. Vì ít học nên sự tham nhũng và tàn bạo của ông Cẩn thuộc loại ngoại hạng. Ông Cẩn cho người ném lựu đạn vào tiệm thuốc Tây của dược sĩ Nguyễn Cao Thăng đường Trần Hưng Đạo, Huế, để lấy 200 ngàn đồng (bằng 200 triệu thời ông Thiệu). Ông cùng với bà Cả Lễ (chị ruột ông Cẩn) buôn bán gạo với chính phủ miền Bắc. Dưới trướng có các đảng viên Cần Lao Công Giáo và Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung bủa ra khắp nơi nên Ngô Đình Cẩn tha hồ kinh tài, buôn lậu và nắm trọn vẹn nền kinh tế quốc gia trên toàn lãnh thổ miền Trung và Cao Nguyên. Ông Cẩn còn cho tay chân thân tín đứng đấu thầu các công trình xây cất lớn như khách sạn, cầu cống, phi trường. Ông làm chủ nhiều khách sạn ở các thành phố lớn và các nơi du lịch như Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, có nhà bào chế thuốc Tây, có hãng kỹ nghệ bông vải lớn nhất miền Nam, Vinatexco. Ngoài ra, ông còn buôn bán thuốc phiện từ Lào về. Không có một dịch vụ nào kiếm ra tiền mà ông Cẩn bỏ qua. Từ việc giết những người giàu có để cướp của, vu khống bắt giam và tra tấn cho đến lúc nào nạn nhân dâng hết tài sản cho ông mới được tha mạng (VNMLQHT, tr. 526-530).

Phát họa lại một vài nét tiêu biểu về chính sách gia đình trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm, chúng ta thấy rằng anh em ông Diệm, từ ông Giám Mục đến mấy người em, đã chia nhau quyền hành và quyền lợi để bòn rút tài sản và lũng đoạn quốc gia. Họ không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để có được nhiều tiền, không do dự bất cứ một tội ác nào kể cả giết người để làm giàu.

( Không trích ) ..........................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

NĂM: Diệt Các Đảng Phái Và Giáo Phái

Ông Diệm người Quảng Bình, được xem như là người miền Bắc (vì ở bên kia vĩ tuyến 17) vào làm "vua" miền Nam. Với óc địa phương "Nam Kỳ Quốc", nhiều người miền Nam không ưa. Đã thế, chính phủ Ngô Đình Diệm lại có chính sách đàn áp và tiêu diệt các đảng phái quốc gia, tiêu diệt Cao Đài, Hòa Hảo vốn là hai giáo phái mạnh và được nhiều người miền Nam mến mộ. Tướng Trình Minh Thế của Cao Đài bị giết mờ ám, tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh của Hòa Hảo bị lừa rồi bị hành quyết, giáo chủ Phạm Công Tắc bị bôi bẩn để triệt tiêu, phải chạy trốn sang Nam Vang. Hành động thiếu sáng suốt biến bạn thành thù đã tạo thành những thế lực chống đối nhà Ngô lúc ngấm ngầm, lúc công khai ầm ỹ làm lung lay gốc rễ của chế độ.

( Không trích ).............................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

 

SÁU: Kỳ Thị Tôn Giáo Để Bành Trướng Nước Chúa

Ngô Đình Diệm là một con người có đến hai nhiệm vụ. Là một chính khách do Mỹ đưa về, ông phải thỏa mãn đường lối của chủ. Là một tín đồ ngoan đạo, ông có bổn phận bành trướng nước Chúa. Đây là lý do chính để giải thích tại sao ông Diệm và anh em ông ta kỳ thị và đàn áp Phật Giáo, một tôn giáo có gốc rễ lâu đời và có số lượng tín đồ đông nhất Việt Nam.

Không riêng gì ở Việt Nam, mà hầu hết bất cứ quốc gia nào, nhất là các nước kém mở mang, lúc trở thành một tín đồ của đạo thờ ngài Giê-Su thì họ có khuynh hướng vọng ngoại, trọng ngoại và thường muốn ly khai với tổ quốc của chính họ. Gần Hoa Kỳ thì có nước Mễ Tây Cơ. Giáo hội Công giáo của quốc gia nầy thường chống lại tổ quốc của họ và làm lợi cho ngoại bang là Tây Ban Nha. Vì thế, Hiến Pháp 1917 của Mễ đã ngăn cấm giáo hội Công giáo mở trường học và sở hữu bất động sản. Các tu sĩ lúc ra đường thì bị cấm không cho mặc đồ tu, không có quyền bỏ phiếu...

Gần Việt Nam, nước Phi Luật Tân bị người Bồ Đào Nha chiếm từ thế kỷ 15, cưỡng bách dân Phi trên 80 % cải đạo qua Công giáo. Vua Philip của Tây Ban Nha lấy tên mình đặt tên cho quốc gia nầy là Philippines, có nghĩa là những hòn đảo của vua Philip. Cái nhục quốc thể nầy không bao giờ gỡ ra được vì hầu hết dân Phi là Công giáo. Ngày nay, tại một vài đảo xa thủ đô Manila, quân thiểu số Hồi Giáo chống lại quân chính phủ và đòi lập một nước độc lập tự trị cũng do những nguyên nhân lịch sử nầy.

Trong kế hoạch cưỡng bách đổi đạo, các chính quyền Công giáo đã không từ bỏ bất cứ một hành động tàn ác nào. Chính phủ Ustashi của Ante Pavalic là một thí dụ. Quốc gia Nam Tư (Yugoslavia) nằm trên bán đảo Balkan thuộc khối Đông Âu, phía Nam giáp nước Ý. Nam Tư có đến 6 bộ tộc khác nhau. Chủng tộc Serbia có khoảng 8. 5 triệu dân, theo Chính Thống giáo. Bộ tộc Croatia có khoảng 4. 5 triệu, theo Công giáo La Mã. Bốn bộ tộc còn lại dân số khoảng 7. 5 triệu theo Hồi Giáo. Tháng 4.1941, Hitler chiếm Nam Tư rồi biến bộ tộc Croatia thành một quốc gia riêng biệt, lập chính phủ mới có tên là Ustashi do một giáo dân cuồng nhiệt, Ante Palavic, làm Tổng thống với sự hỗ trợ của giáo hội Vatican La Mã. Quân đội Đức Quốc Xã và những đội quân của các linh mục chỉ huy đi lùng bắt và khủng bố để cưỡng bách tín đồ Chính Thống giáo đổi đạo. Chỉ một thời gian khoảng 8 tháng mà có đến 30 % dân Serbia bị đổi đạo, và khoảng 1. 2 triệu bị giết vì không chịu theo Công giáo La Mã.

Ngô Đình Diệm, một con chiên Việt Nam ngoan đạo, và dòng họ ông ta, không còn nằm trong thành phần vọng ngoại và trọng ngoại nữa mà đã biến thành những người Việt- gian đắc lực. Hành động nầy được Giám mục Ngô Đình Thục, anh ruột của chính Tổng thống Ngô Đình Diệm chứ không phải người nào khác, cho biết trong một bức thư gởi cho Toàn Quyền Decoux năm 1944 như đã trình bày ở đoạn trước.

Nói như Linh Mục Hoàng Quỳnh "Thà mất nước không thà mất Chúa". Nhưng Chúa (nếu có) thì ở tận mãi trên trời xanh không ai thấy, không ai biết. Do đó, câu nói trên phải được hiểu " Thà mất nước không thà mất Vatican " vì Vatican theo tín lý là cơ quan đại diện cho Chúa ở trần gian. Vì thế, Pháp đã gài cô Nguyễn Thị Lan, một tín đồ đạo gốc, làm vợ vua Bảo Đại với hy vọng biến ông vua Việt Nam tương lai, Bảo Long, thành một tín đồ của Vatican làm vua trong một quốc gia có trên 80 % là Phật Giáo. Cũng vậy, hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cọng Hòa, người dân miền Nam Việt Nam không có tự do dân chủ, họ không có quyền chọn lựa người đại diện họ. Hai Tổng thống đều là người Công Giáo trong số dân mà họ chỉ có 7%. Đây cũng là một trong những lý do làm cho dân chúng bất mãn chế độ.

Như đã trình bày ở phần đầu, những chức vụ quan trọng trong quân đội, trong các bộ các ngành, tỉnh trưởng, quận trưởng, viện trưởng, giám đốc, trưởng phòng v.v. đều do người Công Giáo nắm giữ. Nếu thiếu không kiếm được người cùng tôn giáo mới bổ nhiệm người các tôn giáo khác. Sau đó, ông Diệm dùng miếng mồi thăng chức, thăng quyền nhanh chóng cho những ai bằng lòng cải đạo. Thí dụ: Ông Trần Văn Lắm cũng nhờ đổi đạo mà giữ đựơc chức Đại biểu Chính phủ tại Nam Phần, về sau làm đại sứ. Nhờ theo Thiên Chúa giáo mà Nguyễn Đình Thuần từ chức Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc Phòng được thăng lên chức Bộ trưởng Phủ Tổng Thống. Đại tá Nguyễn Văn Y nhờ rửa tội nên được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc Nha Cảnh Sát Công An. Nguyễn Văn Thiệu cũng nhờ rửa tội mà lên cấp tá dưới thời ông Diệm, và về sau được Mỹ cho làm Tổng thống Đệ Nhị Cộng Hòa (Sáu Tháng Pháp Nạn 1963, Vũ Văn Mẫu, Giao Điểm 2003, trang 53). Thật là nhục nhã cho một số người có học mà chạy theo chức quyền.

Tại các thôn làng, các vùng kinh tế mới, Ấp Chiến Lược, công an mật vụ của ông Diệm, Nhu và Cẩn vu khống, chụp mũ Cộng sản lên đầu dân lành rồi bắt họ bỏ tù. Sau đó, các bà sơ và linh mục, giám mục tìm cách móc nối với gia đình nạn nhân và khuyên họ cải đạo để được thả về còn không thì bị tù rục xương. Có nhiều người thà chết không chịu bỏ đạo nên bị chết trong tù do thương tích tra tấn, hoặc do đổ nước lạnh hay nước xà bong vào miệng, sau đó cai tù đứng lên bụng đạp cho nước tràn ra, và tiếp tục làm như vậy cho đến lúc nạn nhân chỉ còn thoi thóp chờ chết.

Những đơn khiếu nại, rên siết của các khuôn hội Phật Giáo mà nhiều nhất là ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, gởi trong các năm 1961-1962 kêu cứu giáo hội Phật Giáo Trung Phần để xin can thiệp. Một đoạn trích dưới đây được T. T. Thích Trí Quang tóm lược đăng trong Nguyệt san Liên Hoa năm thứ 7, phát hành vào tháng 8 năm 1964 (trang 38) cho chúng ta thấy một phần nhỏ trong toàn bức tranh to lớn về chính sách Công Giáo trị của chính phủ Ngô Đình Diệm:

"Ấp Chiến Lược thực là chiến lược và chiến thuật vĩ đại của các chính sách "giáo trị một chiều". Từ sự dụng ý đến sự dùng người, từ sự đặt để đến sự quản trị, từ sự bố trí đến sự tổ chức, Ấp Chiến Lược như những cái nơm sắt lớn và chắc, chụp xuống tất cả tư tưởng, nhất là tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Lợi dụng danh từ "dân chủ pháp trị", người sáng lập quốc sách ấp chiến lược làm một việc thay đổi toàn diện bộ máy cai trị hạ tầng thôn quê không bằng một cuộc cải cách nào khác hơn là đưa thêm người cùng tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo vào, đổi bỏ những người cộng tác ngày trước, cứng rắn đến tột độ cái chính sách giáo trị dung hòa bởi gia trị và đảng trị. Và dĩ nhiên, các nạn nhân đại đa số Phật Giáo đến đây, càng là nạn nhân. Hàng rào ấp chiến lược cố ý tìm cách bỏ ra ngoài nào chùa Phật Giáo, nào nhà Phật tử và dĩ nhiên ngoài hàng rào thì bị xem là Việt Cộng rồi. Hàng rào ấy gần như rào chùa và rào cả sự đi lễ chùa của Phật-tử, nhất là trong những ngày và những giờ đại lễ Phật Giáo thì hàng rào ấy trong không ra, ngoài không vào được. Sống trong chiếc nơm sắt ấp chiến lược đó, Phật-tử tuy nói "liên gia tương bảo" nhưng kỳ thực đó là một hệ thống kiểm soát của thiểu số tín ngưỡng đối với tuyệt đại đa số tín ngưỡng khác." (Dẫn theo Vũ Văn Mẫu, SĐD, trang 65).

Tuy nhiên, một cách công bằng hơn, đây chưa hẳn là chính sách trực tiếp của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng tay chân bộ hạ của ông. Dẫu gì đi nữa thì ông là người phải chịu trách nhiệm các hành động phi pháp của anh em trong gia đình và thuộc hạ. Để được rõ ràng hơn về luận điểm nầy, dưới đây là lời của một nhân viên trong ủy ban Liên Phái phát biểu trước ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc:

"Để ngài có một ý niệm rõ ràng về hình thức, tôi phải thưa với ngài rằng, về phương diện chính thức không có kỳ thị trong chính sách của chính phủ, nhưng chính phủ đã dung thứ những hành vi đàn áp, những sách nhiễu và những sự ngược đãi. Đã nhiều lần, chúng tôi gởi khuyến cáo đến chính quyền địa phương, Tổng thống Cộng Hòa và Quốc Hội. Song le điều ấy không có ích gì và đều bị bỏ qua cả. Năm 1961, Tổng thống có tiếp tôi trong hai giờ mười lăm phút. Tôi có nhắc lại nguyện vọng và có báo cáo với ông rằng: Thưa Tổng thống, nếu Tổng thống không chú trọng đến nguyện vọng của Phật Giáo đồ thì Tổng thống sẽ gặp một phong trào toàn diện trong hàng Phật Giáo đồ với nhiều vụ rắc rối lôi thôi, điều ấy không thể tránh được. Tôi biết rằng Tổng thống không bao giờ có ý định đàn áp Phật Giáo, nhưng nếu Ngài cứ tiếp tục làm ngơ trước những hành vi của cấp dưới trong chính phủ thì Phật Giáo đồ sẽ cho rằng chính Ngài phải chịu trách nhiệm những hành động ấy. Mà những kẻ gây ra những sự bất công ấy là ai? Đó là những cán bộ, những quân nhân, những nhân viên công an mật vụ, những người nầy đều là Công Giáo. Người ta bảo sở dĩ những kẻ chịu trách nhiệm nầy không bị bãi chức, hay họ không bị điều tra nữa vì họ là Công Giáo. Thưa Tổng thống, Ngài là một người Công Giáo, người ta sợ làm phật ý Tổng thống nếu dùng biện pháp trừng trị kẻ đó, vì thế họ không cho Tổng thống thấy những điều gì xẩy đến. Tổng thống phải chịu trách nhiệm về phương diện tinh thần đối với những điều ấy." (Trích mục "Thẩm Vấn Các Nhân Chứng – Vi Phạm Nhân Quyền Tại Việt Nam", trong "BẢN BÁO CÁO CỦA PHÁI ĐÒAN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ VỤ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO 1963".

Qua đoạn văn nầy, chúng ta đã thấy rõ ông Ngô Đình Diệm chủ trương bành trướng nước Chúa, nên đã không có một hành động nào để ngăn chận những hành vi sai trái và phạm pháp diễn ra thường xuyên do các thuộc cấp của chính phủ ông gây ra cho đồng bào Phật Giáo.

Đối với toàn thể dân chúng miền Nam, trong 9 năm cai trị, chính quyền Ngô Đình Diệm đã giết và tù đày dân chúng như thế nào? Trang 89 trong cuốn "Tại Sao Chúng Ta Đến Đó ?, Chuyện Bàng Hoàng Về Vai Trò Của Giáo Hội Công Giáo Trong Việc Gây Chiến Tranh Việt Nam", ông Avro Manhattan, một cựu bình luận gia chính trị của đài BBC Luân Đôn, người đã viết nhiều cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất, tường thuật về chế độ Ngô Đình Diệm như sau:

"...Từ năm 1955-1960 ít nhất có 24 ngàn người bị thương tích, 80 ngàn bị xử tử hay bị giết, 275 ngàn bị giam giữ, điều tra hoặc tra tấn, và khoảng 500 ngàn bị đưa vào trại tập trung hay trại giam".

(...From 1955-1960 at least 24,000 were wounded, 80,000 were excuted or otherwise murdered, 275,000 had been detained, interrogated with or without physical torture, and about 500,000 were sent to concentration or detention camps. Avro Manhattan, Vietnam Why Did We Go ? The Shocking Story of the Catholic "Church" Role in Starting the Vietnam War, Chino, Ca. 1984, p. 89). Các con số trên còn cao hơn nữa nếu tính đến ngày chế độ nhà Ngô sụp đổ năm 1963. Và danh từ trại tập trung hay trại giam nói trên, có lẽ là nói đến các vùng rừng thiêng nước độc mệnh danh là Khu Dinh Điền và Ấp Chiến Lược.

 

BẢY: Không Đáp Ứng Nhu Cầu và Quyền Lợi Của Ngoại Bang

( Không trích ) ..........................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Ông Ngô Đình Diệm sau bao năm hết đến Vatican thì trở lại Mỹ, thôi ở tu viện nầy lại đến trú tại tu viện khác. Lúc tình hình chín muồi vì Pháp đã bại trận sau gần 100 năm đô hộ Việt Nam, ông Diệm được Hoa Kỳ đưa về và cho làm Thủ Tướng rồi Tổng Thống trên một phần đất có hơn 80 % dân chúng khác tín ngưỡng với ông. Nhưng lúc ông Diệm vụng về và lộ liễu trong vấn đề kỳ thị tôn giáo làm cho chính phủ Hoa Kỳ khó ăn nói với thế giới, và nhất là lúc họ biết được ông liên lạc với miền Bắc để kiếm một thế đứng khác, thì chính phủ Hoa Kỳ bỏ rơi ông. Do đó, biến cố Phật Giáo năm 1963 chỉ là một phụ lực đẩy thêm cái cánh cửa mục nát đã sút hết bản lề. Đây cũng là một bài học mà những người làm chính trị cần lưu ý.

Lúc chính phủ Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ cũng có nghĩa là lúc Chủ nghĩa Thực-dân và phong trào đi chiếm thuộc địa toàn thế giới bị cáo chung. Và sự chiến thắng của quân đội Việt Minh tại Điện Biên Phủ ở miền Bắc Việt Nam cũng có nghĩa là sự thắng lợi của chủ nghĩa Cọng Sản quốc tế. Vì thế, Hoa kỳ thay chân Pháp mà một trong những mục đích chính là chận đứng sự bành trướng của Cộng Sản quốc tế ở vùng Đông Nam Á, nếu không thì thế ngọai giao của Hoa kỳ trên chính trường quốc tế bị thu hẹp, các đồng minh khinh thường hoặc dần dần xa lánh, và thị trường của Mỹ sẽ bị giới hạn. Điều đó cũng có nghĩa là quyền lợi của giới tư bản trong chính quyền Hoa Kỳ bị thương tổn, kéo theo sự lung lay thị trường chứng khóan thế giới mà các cổ phần của giới tư bản và cổ phần của các tổ chức tôn giáo Tây Phương cũng bị ảnh hưởng theo.

Thực vậy, mặc dầu nói là dân chủ tự do, nhưng không giàu có thì không thể trở thành Tổng thống hay nghị sĩ dân biểu trên đất Hoa Kỳ. Bằng chứng là Bộ trưởng Quốc phòng McNamara từng là giám đốc công ty hãng xe hơi Ford, và ngoại trưởng Dean Rusk từng là giám đốc công ty khí giới. (Cũng như cuộc chiếm đóng Iraq hiện nay, chính phủ Hoa Kỳ gọi đó là cuộc "Giải Phóng Iraq" (For Iraqi Liberation), nhưng những đoàn biểu tình tại Mỹ lại cho là hành động "Lấy Máu Đổi Dầu" ( Blood For Oil ) vì Iraq là quốc gia có sản lượng dầu hỏa đứng hàng thứ nhì (?) thế giới. Báo Washington Post số ra ngày 28. 8. 03 cho biết rằng công ty Halliburton, do phó Tổng Thống Dick Cheney làm giám đốc trước đây, nhận được hợp đồng 1.7 tỉ Mỹ-kim và một số các hợp đồng khác trị giá hằng trăm triệu Mỹ-kim mà tất cả đều không thông qua một thủ tục đấu thầu bình thường nào.

Được đắc cử mà không phục vụ quyền lợi của giới tư bản thì cũng khó sống. Cái giá đó nhiều khi phải trả bằng chính mạng sống của mình như trường hợp Tổng Thống Kennedy, người có dự định rút quân ra khỏi Việt Nam sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, trong lúc số khí giới và các sản vật cung ứng cho Thế Chiến Thứ 2 còn tồn đọng quá nhiều chưa có cơ hội tiêu thụ hết để thu lợi nhuận.

Cũng thế, Giáo Hoàng Pius XII vận động và đề nghị chính phủ Hoa Kỳ thả từ 1 đến 6 quả bom nguyên tử bậc trung xuống Bắc Việt (2) để giải cứu cho quân đội Pháp bị bao vây tại trận Điện Biên Phủ, cũng nhắm đến hai mục đích chính: Một là Vatican có rất nhiều cổ phần trong tất cả các công ty sản xuất khí giới chiến tranh, mà khí giới chiến tranh chỉ có thể tiêu thụ bằng chiến tranh khí giới. Do đó, nếu cuộc chiến Việt Nam chấm dứt thì Vatican và các nhà tư bản có nhiều cổ phần trong các công ty dĩ nhiên là không muốn. Lý do thứ hai là cần cuộc chiến và mượn tay thực dân đế quốc để biến dân Việt Nam thành một quốc gia toàn tòng Công Giáo (và sau nầy có thêm Tin Lành) để dễ thống trị : Hình ảnh con cua gảy càng là một thí dụ rất chính xác của Giám Mục Puginier mà chúng ta nên nhớ làm lòng để giữ gìn quốc gia xứ sở.

Ngô Đình Diệm không thể sống vì ông là một người làm công không đáp ứng được quyền lợi của chủ. Nói như thế không có nghĩa là tôi chê bai ông Diệm, mà nếu giả sử chúng ta là ông Diệm thì cũng bị giết chết nếu chúng ta không chuẩn bị cho mình cái thế dân tộc và nhân dân hậu thuẫn từ ban đầu. Nhưng rất tiếc, vì cái thế dân tộc, nếu có, của Ngô Đình Diệm là tập đòan giáo sĩ và hơn một triệu con chiên ít học và cuồng tín thì làm sao đứng vững được? Lý do khác mà người ta bỏ ông Diệm vào hòm cũng chẳng phải vì ông Diệm có tinh thần quốc gia dân tộc và độc lập tự cường như một số người bênh vực nhầm, nhưng vì ông Diệm quên rằng khi người ta dẫn ông về thì ông phải biết cái mà người ta thích, và phải làm cái mà người ta muốn. Điều đó tổ tiên đã dạy rất kỹ nhưng chúng ta có lẽ vì học quá thuộc nên quên chăng: "Ta về ta tắm ao ta".

Thêm vào đó, ông Diệm lại ngầm liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh để được "bảo đảm" cái ghế "Thủ Trưởng Miền Nam trong Liên Bang Việt Nam sau nầy", chứ cũng chẳng phải ông Diệm muốn hai miền thống nhất để tiết kiệm xương máu của nhân dân như một vài tay chân bộ hạ bênh vực thiếu cơ sở. Có người lại không biết sự hứa hẹn cái ghế "Thủ Trưởng Miền Nam" nên lớn tiếng nói rằng "Cụ Còn Thì Miền Nam Không Rơi Vào Tay Cộng Sản". Để làm sáng rõ vấn đề nầy và tránh bị chụp mũ "Cộng Sản", tôi trích một đoạn của Giáo sư Tôn Thất Thiện, tiến sĩ chính trị học, từng là Bộ Trưởng Thông Tin chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, và cũng là một trong những người bênh vực ông Diệm hết mình và chống Cộng "chết bỏ" ở hải ngoại, đăng trên Nhật Báo Người Việt.. Báo Người Việt, mục Diễn Đàn, California ngày 19. 8. 2003, bài viết có tựa đề "Một Quan Điểm Mới Về Vụ Đảo Chánh Tháng 11, 1963", giáo sư Tôn Thất Thiện viết:

"Nhìn từ một khía cạnh Á-đông, "thảm kịch Việt Nam" được thấy như sau. Ông Ngô Đình Diệm đã thực hiện được một kỳ công lớn: ông đã dành được một danh vị mà tất cả những người Việt có nguyện vọng làm lãnh tụ quốc gia đều mơ mộng: được công nhận ngang hàng với Hồ Chí Minh. Điều nầy rõ ràng khi Hồ Chí Minh nói với ký giả Cộng sản trứ danh Úc, Wilfred Burchett, rằng: "Ông Diệm là một nhà ái quốc theo kiểu của Ông ấy", và "khi nào anh gặp Ông ấy, anh bắt tay Ông ấy hộ tôi".

"Nhân dịp Tết, ông Hồ nhờ Ủy Hội Quốc Tế chuyển cho Ông Diệm một cành đào nở hoa. Ông Diệm cho chưng cành đào nầy trong phòng khách dinh Gia Long cho ngoại giao đoàn thấy. Các nhà ngoại giao lấy việc nầy làm lạ, vì họ không hiểu rằng dữ kiện nầy có một ý nghĩa biểu tượng: đó là một biểu lộ sự tôn kính của Hồ Chí Minh đối với ông Ngô Đình Diệm! (Tôi cho xuống dòng, BK).

"Thêm nữa, qua trung gian Ông M. Manelli, đại diện Poland ở UHQT, Ông Hồ nhắn Ông Diệm rằng, trong liên bang Việt Nam sau nầy, địa vị thủ trưởng Miền Nam của ông sẽ được tôn trọng."(Các chữ ông trong đoạn trích ở trên có chỗ viết hoa, chỗ không, tôi ghi lại nguyên văn. Và những chữ in đậm là tôi muốn nhấn mạnh, BK).

 

Nhận xét:

1. Mặc dầu thuộc thành phần chống cộng chết bỏ, nhưng giáo sư Tôn Thất Thiện cũng xác nhận danh vị của Hồ Chí Minh là "một danh vị mà tất cả những người Việt có nguyện vọng làm lãnh tụ quốc gia đều mơ mộng". Nhưng rất tiếc là một người có học vị tiến sĩ chính trị, kinh nghiệm trường đời và trên 70 tuổi lại không biết lời ca ngợi Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn nầy là nhằm mục đích gì? Và phải chăng đó là một sự ca ngợi thật, hay là một đòn tâm lý sâu sắc của một chính khách lão luyện lúc thấy ông Diệm đã đổi chiều?

Đoạn 2, trong lúc biết được ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống miền Nam, đang muốn về với "ta" nên Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho một cành hoa là để gây cảm tình thêm và dụ về cho nhanh, chứ chưa hẳn là người tặng tỏ ra có sự kính trọng người được tặng như giáo sư Tôn Thất Thiện hiểu lầm. Một cành đào mà có thể tiết kiệm được sức lực và xương máu của nhân dân, thì thật là tuyệt chiêu.

Đoạn 3, cho thấy Chủ Tịch Hồ Chí Minh hứa tôn trọng  "chức thủ trưởng Miền Nam" của Tổng Thống Ngô Đình Diệm "trong liên bang Việt Nam sau này."

Giáo sư Tôn Thất Thiện, trong lúc cặm cụi đánh bóng, đã phơi bày sự giả dối của ông Diệm, và làm cho những ai đã từng ca tụng ông vô cùng thất vọng và choáng váng mặt mày vì lời lẽ và ý tứ, trong đoạn 2 và đoạn 3 nêu trên. Vì bài viết của ông Tôn Thất Thiện đã tố cáo ông Ngô Đình Diệm như sau:

NÓ đang ở bụi nầy, mặt mũi NÓ là thế đó. NÓ cổ xúy quân dân hi sinh xương máu chống miền Bắc để nó và anh em nó lấy tiền viện trợ chống cộng của Mỹ ! Nhưng thực tế, NÓ đã đi đêm với Bắc Việt từ lâu!

Những thành phần cố xuyên tạc lịch sử, trả lời thế nào về chiến dịch chụp mũ và vu khống các giáo phái, đảng phái, các thương gia, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, công tư chức...và Phật Tử là Cộng sản để tra tấn, bỏ tù hay thủ tiêu họ dưới thời Ngô Đình Diệm? Hành động ông Diệm đi đêm với cộng sản để kiếm cái chức Thủ Trưởng, một lần nữa đã được xác nhận bởi ông Tôn Thất Thiện, một người có học vị cao và liên tục suốt đời không ngớt viết bài ca tụng Ngô Đình Diệm và được các báo chống Cọng và các báo có khuynh hướng Công Giáo hớn hở đăng tải. Chúng ta cũng nên nhớ thêm rằng, hành động đi đêm với miền Bắc của ông Diệm là vì cái chức thủ trưởng Miền Nam chứ không phải vì muốn thống nhất đất nước và tiết kiệm xương máu của nhân dân.

Về hành động đi đêm của Diệm, tuần báo Newsweek ngày 24.12. 2001 cũng viết: " Năm 1963, Chính phủ Kennedy nhận thấy Ngô Đình Diệm Tổng thống miền Nam Việt Nam như là một công cụ của cộng sản và quyết định 'Diệm phải ra đi'. Nhân viên tình báo Hoa Kỳ phối trí nỗ lực đảo chánh và đưa đến cái chết của ông ta vào tháng 11." ( 1963 The Kennedy Administration begins to see South Vienamese President Ngô Đình Diệm as acommunist tool and decides that "Diem must go". The CIA engineers coup attempt that eventually lead to his assassination in November."

Đoạn cuối bài viết nói trên, giáo sư Tôn Thất Thiện tiếp tục:

"Đáng lẽ người Mỹ phải cho rằng họ may mắn được một người đồng minh cở lớn như Ông Diệm, đem lại được hòa bình cho Việt Nam mà đồng thời duy trì được một quốc gia Miền Nam Việt Nam riêng biệt và không cọng sản – và như vậy Hoa Kỳ có thể hãnh diện tuyên bố là họ đã "làm trọn sứ mạng"và rút lui trong danh dự. Đáng lẽ họ phải tuyên dương Ông Diệm là anh hùng và cứu tinh của họ. Thay vì vậy, họ đã chủ mưu lật đổ và ám sát Ông. "Thảm kịch Việt Nam" là ở đó."

Vì ơn mưa móc, nên giáo sư Tôn Thất Thiện dùng những lời rất đẹp để ca tụng Ngô Đình Diệm nhưng hoàn toàn không có chứng cớ. Sau đây là thêm một số dẫn chứng:

a. Tài liệu mật của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (The Pentagon Papers) bản in năm 1971, từ trang 8 đến trang 26 viết :

"Năm 1948 và 1949, mối quan tâm càng được gia tăng tại Hoa Kỳ về sự bành trướng của Liên Bang Sô Viết tại Đông Âu, chính phủ Hoa Thịnh Đốn trở nên lo âu việc liên hệ của Hồ Chí Minh với Cộng Sản. Tuy nhiên, một bản điều tra của cơ quan Tình Báo và Nghiên Cứu của Bộ Ngoại Giao vào mùa Thu 1948 kết luận rằng cơ quan nầy đã không tìm được một chứng cứ chắc chắn nào cho thấy Hồ Chí Minh thực sự làm theo chỉ thị của Mác Cơ Va"( In 1948 and 1949, as concern about the Soviet Union's expansion in Eastern Europe grew in the United States, Washington became increasingly anxious about Ho Chi Minh's Communist affiliations. Nevertheless, the account disclosed, a survey by the State Department Office of Intelligence and Research in the Fall of 1948 concluded that it could not find any hard evidence that Ho Chi Minh actually took his orders from Moscow) có nghĩa là cho đến mùa Thu năm 1948, Hồ Chí Minh chưa hẳn là Cộng Sản. Tài Liệu Mật cho biết thêm:

"Từ tháng 10. 1945, đến tháng 2 năm sau, Hồ Chí Minh viết ít nhất là tám bức thư gởi cho Tổng Thống Truman họăc cho Bộ Ngọai Giao, kêu gọi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc can thiệp chống lại chủ nghĩa thực dân.

Tài liệu cho thấy, tất cả các bức thư đó không được trả lời." (From October, 1945, until the following February, the account continue, Ho Chi Minh wrote at least eight letters to President Truman or to the Secretary of State, formally appealing for United States and United Nations intervention against French colonialism.

There is no record, the analyst says, that any appealings were answered. P. 8).

Nội dung của 2 trong 8 bức thư đó có mấy điểm chính, Hồ Chí Minh kêu gọi:

(1) Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc, (2) giúp Việt Nam độc lập như mẫu Phi Luật Tân, (3) thừa nhận chính phủ lâm thời Việt Nam, (4) có những hành động cần thiết để duy trì hòa bình thế giới, nền hòa bình nầy đang bị nguy hiểm vì các nỗ lực của Pháp để chiếm lại Đông Dương."

(In 2 letters, Ho Chi Minh request USA as one of United Nations to support idea of Annamese independence according to Philippines example, to examine the case of the Annamese, and to take steps necessary to maintenance of world peace which is being endangered by French efforts to reconquer Indochina, P. 26).

Tài liệu mật nêu trên mới thật sự cho chúng ta thấy cái "Thảm kịch Việt Nam" chứ không phải "Thảm kịch Việt Nam". ( không trích ) ............................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Thực tế, nói thẳng thì mất lòng nhưng rất đúng, vấn đề mấu chốt nằm trong câu nói thời danh của Giám Mục Puginier nhưng cần phải được bổ túc thêm để có được tính phổ quát: "Không có giáo sĩ, mục sư và giáo dân thì người Pháp rồi đến người Mỹ ...như cua bị bẻ gảy hết càng". Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ, Đại Tá Lansdale được chỉ thị phải đem gần 1 triệu người Công giáo từ Bắc di cư vào Nam để làm hậu thuẫn cho ông Diệm, và hai thời kỳ Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam, Tổng thống là người Công giáo vì dễ sai dễ bảo. Và lúc không vừa lòng thì cũng bị giết. Do đó, mới thấy chúng ta vẫn còn ngây thơ chưa tiêu hóa được câu tổ tiên dạy "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Một điểm then chốt khác, Giáo sư Tôn Thất Thiện có học vị tiến sĩ chính trị lại tin rằng ông Ngô Đình Diệm có khả năng "đem lại được hòa bình cho Việt Nam mà đồng thời duy trì được một quốc gia Miền Nam Việt Nam riêng biệt và không cộng sản." là một nhận định rất sai lầm khác.

Đúng thế, Ngô Đình Diệm xuất thân từ một gia đình ba đời Việt gian, phụ tá nòng cốt là mấy anh em tham nhũng trong gia đình, cậy chức cậy quyền, lực lượng chính qui là giáo hội Công Giáo Việt Nam và trên một triệu con chiên vừa di cư ngoài Bắc vào, cộng với thành phần đã mai phục sẵn trong Nam. 80 % dân chúng miền Nam còn lại bị đặt trong tình trạng báo động thường trực vì họ không cùng một tín ngưỡng và lưng không mềm như người đồng đạo của ông Diệm. Thành phần đông đảo nầy bị chính phủ ông kỳ thị, dụ dỗ rửa tội hoặc vu khống chụp mũ, bỏ tù, tra tấn, giết chết thì lấy ai làm nồng cốt để có được "Một quốc gia Miền Nam riêng biệt không cộng sản". Hơn nữa, lúc Hồ Chí Minh chưa là cộng sản, mà Hoa Kỳ là quốc gia lãnh đạo chống cộng nhưng có ủng hộ ông Hồ không? Và sau 1975,Việt Nam theo chủ nghĩa nào thì chúng ta đều đã biết. Nhưng người Mỹ có bang giao và bắt tay với họ để làm ăn không? Chúng ta cũng đã thấy. Do đó, xin đừng ngây thơ. Họ theo quyền lợi của họ, ta nên tắm nước ao ta. Nói như vậy không có nghĩa là tôi chống hay chỉ trích ai mà chỉ muốn nói rằng không nên ngây thơ, trọng ngoại và vọng ngoại. Vì bất cứ chính phủ nào cũng phải vì quyền lợi quốc gia của chính phủ ấy. Nếu chúng ta làm Tổng Thống hay Thủ Tướng thì cũng không thể hy sinh quyền lợi của quốc gia mình, ngoại trừ mình là những tên Việt gian bán nước. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các lãnh tụ là: Nội chính, biết đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lợi cá nhân. Về ngọai giao, tôn trọng quyền lợi của các quốc gia khác để chung sống hòa bình, hay sử dụng luật rừng: con người là lang sói của nhau?

 

TÓM LƯỢC:

Những sử liệu nêu trên cho thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm xuất thân từ một gia đình Công giáo Ba Đời Việt Gian, không để lại được một tác phẩm hoặc một bài diễn văn, tự viết, để cho thấy tư tưởng chính trị và chương trình hành động của mình, không tranh đấu và khó nhọc trên chính trường, được thực dân Pháp cho chức Thượng Thư dưới thời Nguyễn mạt. Ông ra hải ngoại, sống từ tu viện nầy sang tu viện khác. Lúc thời cơ đến, ông được ngoại bang bồng về LÀM CÔNG dưới danh vị Thủ Tướng rồi Tổng Thống để thực hiện chính sách và bảo vệ quyền lợi của CHỦ.

Cộng sự viên thân tín và cũng là những người trực tiếp đẩy ông xuống huyệt là mấy anh em người nhà: tham nhũng, hối lộ, ham quyền, lạm chức.

Lực lượng hậu thuẫn trực tiếp là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và trên một triệu con chiên. Còn 80 % dân chúng khác tín ngưỡng thì bị đối xử bất công hoặc như kẻ thù, người thì bị tra tấn, tù đày, cưỡng bách cải đạo, kẻ thì bị giết.

Dối gạt dân chúng, nhất là thành phần quân nhân, để đấu thầu chống cọng thu lượm đô la Mỹ. Không thực hiện được những điều mà CHỦ muốn, lại còn ngầm liên lạc với miền Bắc để kiếm ghế Thủ Trưởng Miền Nam nên bị CHỦ giết. Con người và sự nghiệp của Ngô Đình Diệm giản dị và rõ ràng như thế.

Tuy nhiên, một cách khách quan hơn, chúng ta có thể thông cảm phần nào cố Tổng thống Ngô Đình Diệm vì trong các sử liệu không thấy có ai nói ông tham nhũng hối lộ và cáo buộc ông trực tiếp thi hành các chính sách độc ác bất công. Hầu hết các sử gia đều chỉ nói nhiều về, và nói một cách khinh miệt, anh em ông và chính phủ ông cũng như chính sách của cái tôn giáo mà ông là một tín đồ. Nhưng dẫu có thông cảm đến mức nào đi nữa, thì cố Tổng thống Ngô Đình Diệm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tất cả những sự thịnh suy của miền Nam trong giai đoạn ông cầm quyền. Ông là một người ngây thơ, đức mỏng nhưng ngôi cao, tài hèn mà làm việc lớn thì chắc chắn thất bại. Do đó, những danh từ như anh minh, chí sĩ, hoặc gán cho ông có tinh thần quốc gia, độc lập, chủ quyền, hoặc "Cụ còn thì miền Nam không mất" v.v. , tất cả những cái đó đều hư dối, sai với thực tế, cần được bải bỏ.

Nếu để khen ngợi một người không tham nhũng, thì tôi xin gởi đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm một nén hương lòng. Còn việc tổ chức lễ hàng năm để đánh bóng ông thì hoàn toàn nhảm nhí, cũng như có người muốn vận động làm đài kỷ niệm để tôn vinh một người bất xứng trong tất cả mọi lãnh vực, mà sử liệu đã cho thấy, thì không nên. Hai việc làm thiếu cân nhắc nầy cần được chấm dứt để khỏi nhục cho cộng đồng người Việt chúng ta.

Những khủng hoảng rối ren sau 1963 là lỗi của các vị tướng lãnh không lịch lãm trên trường chính trị. Những rối ren đó là điều bất hạnh cho các nước nhược tiểu, gồm có Việt Nam, bị làm con cờ thí cho ý thức hệ và quyền lợi của các cường quốc. Và sự rối ren ấy cũng khó ngăn cản được nhất là dưới thời ông Diệm, vì giới tư bản, qua những danh từ hoa mỹ, nhưng không ngoài mục đích cần phải tiêu thụ hết các sản phẩm còn tồn đọng sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Do đó, tư tưởng và hành động của tất cả mọi người dân phải đặt trên nền tảng "Ta về ta tắm ao ta". Ta thương ta là tình thương trung thành hơn cả. Nên "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi"như ông Bụt đã khuyên.


Bùi Kha 


Phụ chú:

(1) Thư viết tay của Giám mục Ngô Đình Thục gởi Toàn Quyền Decoux >>>


Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment