Monday, August 31, 2015

Nhật Ký Biển Đông: Siêu Cường Đương Nhiên Bá Chủ Thế Giới?

Nhật Ký Biển Đông: Siêu Cường Đương Nhiên Bá Chủ Thế Giới?

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tám ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

-AP ngày 18/8/2015: "Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha gọi vụ đánh bom tại khu vực đông đúc là biến cố tệ hại nhất từ trước tới giờ mới xảy ra ở Thái Lan và cam kết sẽ truy lùng những kẻ có trách nhiệm. Trung Tâm Cấp Cứu Erawan xác nhận tối thiểu 20 người chết và 126 bị thương trong vụ đánh bom này." BBC tiếng Việt đã nhận định về vụ đánh bom như sau: "Tuy nhiên cần nhắc lại là không có giả thuyết nào trong số nói trên (người Hồi giáo Uighur ở Trung Quốc, vốn giận dữ trước việc Thái Lan trục xuất người tỵ nạn Uighur về Trung Quốc) tỏ  ra (có sức) thuyết phục hoàn toàn với các chứng cứ mà chúng ta có trong tay. Vụ tấn công cũng đe dọa gây ảnh hưởng lớn tới lòng tin vào an toàn xã hội cũng như sự tự tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Thái Lan. Nếu như vụ tấn công này là một phần cuộc tranh đấu chính trị trong nước thì đây sẽ là bước ngoặt trong chiến thuật đảng phái ở Thái Lan." Tin tức mới nhất cho biết nghi phạm là người Thổ Nhĩ Kỳ. 

-Sputnik News ngày 18/8/2015: Với bài viết có tiêu đề "Vùng Viễn Đông của Nga với diện tích rộng lớn, về mặt địa lý gần gũi với Việt Nam, đang chờ đợi các nhà đầu tư Việt Nam" tác giả cho biết: "Chuyên gia Artyom Sohikyan, Phó Cục trưởng Cục quan hệ kinh tế của Bộ Phát triển Viễn Đông, nói: Kết quả là, đã thành lập cơ sở pháp lý cho sự đối tác (hợp tác) mà các đại diện của Việt Nam đã từng nói đến. Ví dụ, có kế hoạch xây dựng cụm hóa học để chế biến dầu mỏ và khí đốt trong khu vực Nakhodka, một trong những thành phố cảng lớn nhất ở vùng Viễn Đông của Nga. Một số công ty Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến dự án này. Phía Việt Nam cũng quan tâm đến việc đầu tư vào ngành hoá khí, chế biến gỗ và sản xuất nông phẩm, vào sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa, cũng như vào việc thành lập các doanh nghiệp dệt may ở vùng Viễn Đông."

-Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ngày 18/8/2015: "Tướng Dempsey- Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của cuộc di dân, nhập cư và di dân hàng loạt đang xảy ra tại Âu Châu (mà thế giới gọi đó là cuộc khủng hoảng). Tướng Dempsey nói rằng hiện nay thế giới có khoảng 60 triệu người tỵ nạn."

Nguyên do của cuộc di cư ồ ạt bằng thuyền là vì người dân muốn trốn chạy chiến tranh, nghèo đói và sự ngược đãi. Khoảng 188,000 người di cư đã vượt biển tới các quốc gia vùng Địa Trung Hải và 2000 người đã chết trên biển mà Lybia là địa điểm chuyển tiếp. Lybia hiện nay có nhiều vùng gần như vô chính phủ sau khi liên quân Mỹ-NATO do Mỹ cầm đầu lật đổ chế độ và giết Ô. Gaddafi.

-UPI (Moscow) ngày 19/8/2015: "Nga và Ba Tư đã đạt được thỏa thuận chuyển giao hỏa tiễn tầm xa đất-đối-không S-300 và việc này sẽ được thực hiện vào cuối năm nay." Một giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với Fox News rằng hệ thống hỏa tiễn S-300 không nằm trong danh sách bị cấm bán theo lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, hoặc thỏa thuận nguyên tử. Thế nhưng, Hoa Kỳ vẫn không muốn Nga bán hỏa tiễn này cho Ba Tư. Hỏa tiễn S-300 có khả năng tiêu diệt máy bay tàng hình và tên lửa hành trình như Tomahawk của Mỹ.

Dưới áp lực của Mỹ, Ô. Abe đã phải hủy bỏ chuyến viếng thăm Tokyo của Ô. Putin mùa thu năm ngoái và cũng hủy bỏ không tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông tổ chức tại Sochi để cùng liên minh với Mỹ cô lập Nga. Đây là chuyện mà Ô. Abe phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Cả nước Nhật đều thấy muốn đương cự với Hoa Lục thì phải hòa hoãn với Nga đồng thời tiến hành thỏa hiệp đưa khí đốt từ Nga về Nhật, vừa rẻ vừa có tính an toàn chiến lược. Thế nhưng trước nhu cầu đối phó với Hoa Lục, Ô. Abe đã phải hy sinh chủ quyền đối ngoại của đất nước để mua lấy sự bảo đảm an ninh của Mỹ. Rõ ràng nước Nhật đang ở vào cảnh "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa". Được Mỹ che chở để đối phó với Trung Quốc lại gây thù oán với Nga do chuyện ở một nơi xa lắc xa lơ. Thế mới hay, đi với Mỹ để được Mỹ che chở - dù mạnh như Âu Châu hay Nhật Bản cũng sẽ không giữ được chủ quyền quốc gia. Nói thế không có nghĩa Ậu Châu hay Nhật Bản là chư hầu của Mỹ. Nhưng Âu Châu và Nhật Bản chỉ độc lập tự chủ ở một số vấn đề lẻ tẻ vớ vẩn, còn những vấn đề đối ngoại trọng đại như mua bán vũ khí, liên kết với ai, hợp tác với ai, kể cả vấn đề tài chính, ngân hàng cũng đều phải nằm dưới cây gậy chỉ huy của Mỹ. Mới đây nhất, có lẽ để trả đũa việc Ô. Abe tham gia cấm vận Nga cùng thăm viếng cũng như viện trợ cả tỉ đô-la cho Ukraine, Nga đã cho xây các căn cứ quân sự trên Quần Đảo Kurils…và ngày hôm nay phối hợp với Hoa Lục tập trận hải quân ngay trên vùng biển của mình …làm nước Nhật nhức đầu thêm. Ai bảo đi với Mỹ là sướng? Không, đi với Mỹ sướng lắm chứ, nhưng phải chuẩn bị hy sinh chủ quyền quốc gia và có thể rước thêm tai họa.
-AFP (Tehran) ngày 20/8/2015: "Theo một giới chức của Ba Tư, Anh Quốc và Ba Tư - hai bên sẽ mở lại tòa đại sứ trong những ngày sắp tới sau bốn năm phải đóng cửa vì một số người biểu tình tức giận với việc cấm vận Ba Tư, đã tràn vào cơ sở ngoại giao của Anh ở Tehran năm 2011." Theo bộ trưởng ngoại giao Anh, cấm vận Ba Tư sẽ được Anh Quốc gỡ bỏ vào mùa xuân 2016.

-Sputnik News ngày 21/8/2015: Nhân kỷ niệm 70 năm Phát-xít Nhật đầu hàng, trả lời phỏng vấn của đài Sputnik, Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch Sử  trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội) nhắc nhở rằng, "Trong số các nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản thời Thế Chiến II, có cả Việt Nam: "Khi chính quyền Pháp đầu hàng phát-xit Đức vào năm 1940 ở châu Âu, thực tế là họ cũng trao thuộc địa Việt Nam vào tay người Nhật. Người Nhật sử dụng bộ máy cai trị thuộc địa mà thực dân Pháp đã thiết lập ở Việt Nam. Người Nhật tuyên bố  Việt Nam là một trong những bộ phận của khối Đại Đông Á tương lai mà họ muốn tạo ra. Thoạt đầu có những người Việt ngộ nhận rằng Nhật Bản là lực lượng giải phóng khỏi ách thực dân châu Âu, nhưng sau đó nhận ra rằng sự cai trị của quân phiệt Nhật Bản cũng hà khắc và tàn bạo không kém gì thực dân Châu Âu. Ráo riết bóc lột khai thác từ Việt Nam mọi thứ dành cho nhu cầu của quân đội Nhật, họ bắt nông dân Việt Nam nhổ lúa trồng đay, cấm chuyển thóc gạo từ miền Nam ra miền Bắc khi đang lúc mất mùa. Hệ quả của chính sách này là trong thời gian 1944-1945 ở miền Bắc Việt Nam có 2 triệu người chết đói. Không ít những gia đình chết hết chẳng còn một ai sống sót. Không ít những làng xóm miền Bắc Việt Nam tiêu điều bi thảm vì tang tóc. Những hình ảnh đau buồn về thảm kịch này sẽ mãi mãi hằn sâu trong ký ức của người dân Việt Nam. Và chúng tôi vẫn chờ đợi một lời xin lỗi từ chính phủ Nhật Bản về chính sách của những người tiền nhiệm dẫn đến nỗi đau khổ của nhân dân nước tôi ". Quả thật, nếu Phát-Xít Đức gieo tai họa cho Âu Châu thì Phát Xít Nhật cũng đã gieo thảm họa kinh hoàng cho Á Châu trong đó có Việt Nam.

-Reuters (Tokyo) ngày 22/8/2015: "Nhật Bản đưa ra lời phản đối về việc Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev thăm viếng một trong bốn đảo Kurils vốn đã gây căng thẳng giữa hai nước láng giềng kể từ khi Đệ II Thế Chiến chấm dứt. Việc phản đối này có thể gây cản trở nỗ lực của Thủ Tướng Shinzo Abe rất muốn ve vãn Nga giàu tài nguyên và mở ngỏ cánh cửa đối thoại cho dù có cuộc khủng hoàng Ukraine."

Dưới áp lực của Mỹ, Ô. Abe đã phải hủy bỏ chuyến viếng thăm Tokyo của Ô. Putin mùa thu năm ngoái và cũng hủy bỏ không tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông tổ chức tại Sochi để cùng liên minh với Mỹ cô lập Nga. Đây là chuyện mà Ô. Abe phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Cả nước Nhật đều thấy muốn đương cự với Hoa Lục thì phải hòa hoãn với Nga đồng thời tiến hành thỏa hiệp đưa khí đốt từ Nga về Nhật, vừa rẻ vừa có tính an toàn chiến lược. Thế nhưng trước nhu cầu đối phó với Hoa Lục, Ô. Abe đã phải hy sinh chủ quyền đối ngoại của đất nước để mua lấy sự bảo đảm an ninh của Mỹ. Rõ ràng nước Nhật đang ở vào cảnh "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa". Được Mỹ che chở để đối phó với Trung Quốc lại gây thù oán với Nga do chuyện ở một nơi xa lắc xa lơ. Thế mới hay, đi với Mỹ để được Mỹ che chở - dù mạnh như Âu Châu hay Nhật Bản cũng sẽ không giữ được chủ quyền quốc gia. Nói thế không có nghĩa Ậu Châu hay Nhật Bản là chư hầu của Mỹ. Nhưng Âu Châu và Nhật Bản chỉ độc lập tự chủ ở một số vấn đề lẻ tẻ vớ vẩn, còn những vấn đề đối ngoại trọng đại như mua bán vũ khí, liên kết với ai, hợp tác với ai, kể cả vấn đề tài chính, ngân hàng cũng đều phải nằm dưới cây gậy chỉ huy của Mỹ. Mới đây nhất, có lẽ để trả đũa việc Ô. Abe tham gia cấm vận Nga cùng thăm viếng cũng như viện trợ cả tỉ đô-la cho Ukraine, Nga đã cho xây các căn cứ quân sự trên Quần Đảo Kurils…và ngày hôm nay phối hợp với Hoa Lục tập trận hải quân ngay trên vùng biển của mình …làm nước Nhật nhức đầu thêm. Ai bảo đi với Mỹ là sướng? Không, đi với Mỹ sướng lắm chứ, nhưng phải chuẩn bị hy sinh chủ quyền quốc gia và có thể rước thêm tai họa.

-Reuters (Bắc Kinh) ngày 24/8/2015: "Giàn khoan của Trung Quốc mà năm ngoái đã trở thành sự đụng độ về khai thác dầu khí tại Biển Đông với Việt Nam, đã hoàn tất việc khoan một giếng dầu không xa bờ biển Việt Nam. Tân Hoa Xã không cho biết tọa độ của giếng dầu này, nhưng Cơ Quan Quản Trị An Ninh Hàng Hải của Trung Quốc cho biết địa điểm khoan dầu cách bờ biển Việt Nam hơn 100 hải lý và cách thành phố nghỉ mát Sanya của Đảo Hải Nam 75 hải lý về phía nam."

-AFP (Luân Đôn) ngày 24/8/2015: "Gần 80,000 người đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu bắt giữ Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu vì tội phạm chiến tranh khi ông thăm viếng Anh Quốc vào tháng tới. Vào ngày 8/7/2014, Do Thái đã tiến quân và không kích Gaza Strip khiến 2000 dân Palestines và 66 lính Do Thái chết. Nhà cầm quyền Anh nói rằng Ô. Netanyahu là lãnh đạo một quốc gia khi thăm viếng Anh Quốc, được hưởng đặc miễn ngoại giao nên không thể bị bắt hoặc giam giữ. Tuy nhiên Anh Quốc thừa nhận rằng cuộc xung đột tại Giải Đất Gaza đã gây thương vong khủng khiếp."

Nếu Do Thái là một nước nhỏ và thù nghịch với Anh Quốc thì Ô. Cameron đã truy tố Ô. Netanyahu ra Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, cấm vận, lập "vùng cấm bay" rồi đem hàng không mẫu hạm tới oanh kích, lật đổ rồi treo cổ như treo cổ Ô. Saddam Hussein. Thế nhưng Do Thái lại là "xếp" của Mỹ cho nên chẳng ai dám dụng tới sợi lông chân Do Thái. Thế mới hay trên cái vũ đài chính trị nhơ bẩn này, một nước mạnh dù làm tội ác tày trời thì cũng "hòa cả làng". Còn các nước nhỏ cũng làm chuyện như vậy thì bị lật đổ và treo cổ. Ôi, quy luật "cá lớn nuốt cá bé" tồn tại muôn đời! Cho nên chúng ta thông cảm cho một số nước nhỏ để không bị người ta bắt nạt, phải chế tạo vũ khí nguyên tử là như vậy.

-AP (Manila) ngày 26/8/2015: "Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân cho biết ông đã yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ việc chuyển vận binh sĩ và tiếp liệu tới những bãi đá ngầm do Phi chiếm đóng trong vùng đang tranh chấp ở Biển Đông bằng cách triển khai máy bay tuần tra để không cho Trung Quốc ngăn chặn những chiến dịch tiếp tế - khi tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đang viếng thăm Phi Luật Tân."

-Business Insider ngày 27/8/2015: "Hoa Kỳ và đồng minh tiếp tục đổ tiền vào phi cơ chiến đấu tàng hình F-35. Thế nhưng Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển những hệ thống có thể triệt tiêu khả năng tàng hình này. Zarchary Keck viết trên The National Interest rằng cả Bắc Kinh lẫn Mạc Tư Khoa đã bắt đầu phát triển những máy bay không người lái chuyên tìm, khám phá và có khả năng tiêu diệt máy bay tàng hình của kẻ thù khiến máy bay tàng hình của Mỹ trở nên lỗi thời."

-AP ngày 27/8/2015: "Hillary Rodham Clinton đang vẽ một đường song song (so sánh) quân khủng bố với những ứng viên Đảng Cộng Hòa khi những vị này bày tỏ quan điểm về phụ nữ."

Mới nhập cuộc, chưa biết ai được đảng đề cử mà đã mạt sát và chụp mũ nhau rồi. Đây là dấu hiệu cho thấy cuộc tranh cử sẽ là một cuộc "tàn sát, hạ thủ bất lưu tình ".

-VnExpress ngày 28/8/2015: Trích dịch bản tin của New York Times, tờ báo cho biết, "Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice hôm nay gặp các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình và một vị tướng quân đội, để thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm cả những chủ đề gây căng thẳng giữa hai nước. Về cuộc diễn binh ngày 3/9/2015 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Các quan chức cấp cao của Nhà Trắng từ chối (không) tham dự, nhưng bà Rice nói rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn cám ơn Trung Quốc vì (về) những đóng góp của nhân dân nước này trong cuộc chiến."

-Reuters (Tokyo) ngày 30/8/2015: "120,000 người tập họp gần trụ sở quốc hội, phản đối dự luật cho phép quân đội Nhật tham chiến với quân đội đồng minh (Mỹ) ở nước ngoài, một dấu hiệu mới nhất cho thấy quần chúng không đồng ý với chính sách an ninh của Thủ Tướng Abe. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2012 sau thảm họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima năm 2011"

Từ ngàn xưa đến giờ, ưu thắng về quân sự, nhất là vũ khí là điều kiện ắt có để trở thành bá chủ thế giới. Nếu mất ưu thế về vũ khí thì không thể nào bá chủ thế giới được nữa. Không nói tới sức mạnh quân sự của Hoa Lục, chẳng cần phải đợi tới sự lượng giá của các ông tướng ở Ngũ Giác Đài, cả thế giới đều thấy giờ đây sức mạnh quân sự của Nga ngang ngửa với Mỹ. Nếu chiến tranh Nga-Mỹ nổ ra, có thể hai bên cùng chết. Do đó, để thế giới được sống yên, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm Nga-Mỹ phải hòa hoãn và cân bằng quyền lợi, có thể là tứ-lục (Nga 4, Mỹ 6). Chứ Mỹ không thể dùng NATO để chèn ép, buộc Nga "quỳ gối" theo chủ thuyết "Mỹ ăn hết, Nga tay không", hoặc Nga trở thành bù nhìn hay chư hầu Mỹ. Nếu Nga liên kết với Trung Quốc - và hiện nay đang liên kết - thì Mỹ sẽ lại "mệt cầm canh" như thời Chiến Tranh Lạnh. Theo VOA tiếng Việt ngày 21/8/2015, "85 binh sĩ Nga đã tới Bắc Kinh hôm 19/8 để diễn tập cho một cuộc diễu hành được cho là chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc hiện đại (với 12,000 binh sĩ). Theo nguồn tin ngoại giao, cuộc diễu hành (duyệt binh) sẽ được tổ chức vào ngày 3 tháng 9 tới ở quảng trường Thiên An Môn để kỷ niệm lần thứ 70 chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản." Kể cả Nga, có tất cả mười ba quốc gia Á Châu, Phi Châu và Âu Châu cử quân đội tham gia cuộc diễn hành này. Còn theo AFP ngày 21/8/2015, "Trong một tuyên bố của quân đội Nga, vào ngày Thứ Sáu, Nga và Trung Quốc đã tiến hành những cuộc tập trận hải quân chung tại vùng biển và không phận thuộc Biển Nhật Bản. Những cuộc tập trận diễn ra ở ngoài khơi Thành Phố Vladivosktok từ 28/8/2015 bao gồm 22 tàu chiến, 20 máy bay và 500 thủy quân lục chiến của hai quốc gia."
-Sputnik News ngày 30/8/2015: "Chính giới Anh bất bình trước quyết định của Tây Ban Nha cho phép tàu ngầm Nga "Novorossiysk" vào tiếp nhiên liệu ở Cảng Ceuta, nằm trên bờ biển phía Bắc Morocco, - như tin đưa của The Independent. Các nghị sĩ và chuyên viên quân sự của Anh cáo buộc chính phủ Tây Ban Nha có cử  chỉ "khiêu khích công nhiên" (rõ ràng khiêu khích) chống lại Gibraltar - vùng lãnh thổ duyên hải  của Anh trên bán đảo Iberia mà Tây Ban Nha đang tranh chấp. Ngoài ra, các nhà phân tích quân sự lo ngại là hành động của Tây Ban Nha bộc lộ rằng Châu Âu không đủ quyết tâm chống Nga trong vấn đề Ukraina."

Nhận Định:

Thế giới hiện nay đang như chảo dầu sôi:

-Nam Bắc Triều Tiên vừa thoát được cuộc tương tàn, nhưng tương lai chưa biết đi về đâu.

-Mỗi tuần Hoa Kỳ tốn 100 triệu đô-la để tiêu diệt khủng bố nhưng khủng bố vẫn sống và lan rộng toàn cầu. Tin mới nhất cho biết hai vị tướng thuộc bộ tư lệnh hành quân của Iraq đã chết bởi bom tự sát của phe Nhà Nước Hồi Giáo tại Tỉnh Anbar, tây Baghdad.  Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ lại hy sinh nhân mạng và tiền của để lao đầu vào cuộc chiến "chống khủng bố" kéo dài vô tận? Sâu thẳm của vấn đề là Mỹ muốn kiểm soát khu vực dầu mỏ Trung Đông này. Chống khủng bố chỉ là cái cớ.

-Nga muốn tiếng nói của mình được Mỹ tôn trọng và có một vòng đai an toàn. Cấm vận mà Mỹ và Âu Châu áp đặt lên Nga đã hơn một năm nhưng tình hình Ukraine không cải thiện mà còn trở nên cực kỳ nguy hiểm, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Thỏa Hiệp Minsk giống như món đồ trang trí. Ngoại trưởng Đức ví Ukraina như một thùng thuốc súng.

-Hoa Lục trỗi dậy mạnh mẽ để tranh ngôi "Thiên Tử " với Mỹ. Chiến thuật xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông vừa bành trướng được lãnh thổ, khai thác tài nguyên, vừa xây dựng các căn cứ quân sự tầm xa để đối đầu với Mỹ khiến Mỹ phải đưa phi cơ tuần thám và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 vào đây. Mỹ bằng mọi giá phải giữ ngôi vị "bá chủ thế giới" vì mất ngôi vị bá chủ thì sẽ chết thôi. Ô. John Kerry chạy đôn chạy đáo khắp nơi củng cố liên minh hầu ngăn chặn Trung Quốc khiến Việt Nam trở thành trọng điểm chiến lược của kế hoạch "Xoay Trục". The Buzz đề nghị một chiến lược quân sự mới đối đầu với Hoa Lục trong đó có:

a) Tham khảo với Hà Nội liên quan đến việc nâng tần số và số lượng tàu chiến máy bay Hoa Kỳ thăm viếng Cam Ranh.

b) Tham khảo với Mã Lai và Việt Nam về việc Hải Quân Hoa Kỳ được phép đậu tại một vài địa điểm tiền tiêu chẳng hạn như Swallow Reef ở Biển Đông.

Trong cái thế "Xuân Thu Chiến Quốc" vừa hỗn loạn vừa là âm mưu tranh bá đồ vương đó, chúng ta thử xem đâu là điều kiện để bá chủ thế giới và có nên bầu ra hoặc chấp nhận một "bá chủ thế giới" không?

The Hill ngày 21/8/2015 cho biết, "Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ash Carter đồng ý với sự lượng giá của các giới chức quân sự cao cấp rằng Nga là mối đe dọa… rất, rất đáng kể (very, very significant threat) đối với Hoa Kỳ." Rồi The Value Walk ngày 21/8/2015 với bài viết mang tiêu đề, "Trung Quốc đe dọa địa vị quân sự siêu việt của Hoa Kỳ" (China Threatens U.S. Military Superiority) tác gỉa Polina Tikhonova nói rằng,"Theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc liên tục gia tăng số lượng và nâng cao khả năng của lực lượng hỏa tiễn khiến Hoa Kỳ phải duyệt lại chiến lược an ninh và thay đổi cách để bảo vệ lực lượng Mỹ triển khai ở Tây Thái Bình Dương hầu đối đầu với đe dọa gia tăng từ Bắc Kinh."

Từ ngàn xưa đến giờ, ưu thắng về quân sự, nhất là vũ khí là điều kiện ắt có để trở thành bá chủ thế giới. Nếu mất ưu thế về vũ khí thì không thể nào bá chủ thế giới được nữa. Không nói tới sức mạnh quân sự của Hoa Lục, chẳng cần phải đợi tới sự lượng giá của các ông tướng ở Ngũ Giác Đài, cả thế giới đều thấy giờ đây sức mạnh quân sự của Nga ngang ngửa với Mỹ. Nếu chiến tranh Nga-Mỹ nổ ra, có thể hai bên cùng chết. Do đó, để thế giới được sống yên, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm Nga-Mỹ phải hòa hoãn và cân bằng quyền lợi, có thể là tứ-lục (Nga 4, Mỹ 6). Chứ Mỹ không thể dùng NATO để chèn ép, buộc Nga "quỳ gối" theo chủ thuyết "Mỹ ăn hết, Nga tay không", hoặc Nga trở thành bù nhìn hay chư hầu Mỹ. Nếu Nga liên kết với Trung Quốc - và hiện nay đang liên kết - thì Mỹ sẽ lại "mệt cầm canh" như thời Chiến Tranh Lạnh. Theo VOA tiếng Việt ngày 21/8/2015, "85 binh sĩ Nga đã tới Bắc Kinh hôm 19/8 để diễn tập cho một cuộc diễu hành được cho là chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc hiện đại (với 12,000 binh sĩ). Theo nguồn tin ngoại giao, cuộc diễu hành (duyệt binh) sẽ được tổ chức vào ngày 3 tháng 9 tới ở quảng trường Thiên An Môn để kỷ niệm lần thứ 70 chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản." Kể cả Nga, có tất cả mười ba quốc gia Á Châu, Phi Châu và Âu Châu cử quân đội tham gia cuộc diễn hành này. Còn theo AFP ngày 21/8/2015, "Trong một tuyên bố của quân đội Nga, vào ngày Thứ Sáu, Nga và Trung Quốc đã tiến hành những cuộc tập trận hải quân chung tại vùng biển và không phận thuộc Biển Nhật Bản. Những cuộc tập trận diễn ra ở ngoài khơi Thành Phố Vladivosktok từ 28/8/2015 bao gồm 22 tàu chiến, 20 máy bay và 500 thủy quân lục chiến của hai quốc gia."

Vì tình hình thế giới đã đổi thay, giờ đây Mỹ chỉ có thể "gom" Âu Châu chứ không thể "gom thiên hạ" bằng chiến thuật hay chiêu bài "Bảo Vệ Thế Giới Tự Do" hay "Ngăn Chặn Chủ Nghĩa Cộng Sản" đã lỗi thời và hết xài. Có lúc Mỹ đã định gom thế giới dưới chiêu bài "Chống Khủng Bố" nhưng không thành công. Chiến tranh nếu nổ ra lúc này là vì quyền lợi của mỗi quốc gia chứ không phải vì chủ nghĩa. Chẳng còn ai đứng hay về phe với Nga hay Mỹ vì chủ nghĩa cả. Cùng chủ nghĩa, cùng tôn giáo nhưng nếu xung đột quyền lợi thì cũng giết nhau như thường.

Nhìn vào lịch sử nhân loại, chúng ta thấy, nếu Mỹ là một quốc gia vĩ đại, thì Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đều là các quốc gia vĩ đại về các mặt văn học, lịch sử, lãnh thổ, dân số, thông minh và tài nguyên thiên nhiên. Các đế quốc Nhật, Anh, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo…dù có nhiều thuộc địa trên khắp hành tinh, nhưng thời oanh liệt qua đi, phải lui về vị trí "cường quốc hạng nhì" chỉ vì không phải là quốc gia rộng lớn, dân số đông và giàu tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn như ngày nay, Nhật Bản, Do Thái hay Nam Hàn dù có mạnh như thế nào đi nữa, cũng không thể nào trở thành vĩ đại được - mà chỉ là các "cường quốc kỹ nghệ" hoặc giầu có mà thôi. Nam Dương dù dân số 237 triệu, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng vì là đảo quốc manh múm, khó gom dân về một mối cho nên không bao giờ trở thành vĩ đại. Xin nhớ, muốn vĩ đại phải gom dân về một mối như Tần Thủy Hoàng, như Mỹ gom 50 tiểu bang trở thành liên bang. Nếu một vài tiểu bang tách ra thành quốc gia độc lập, nước Mỹ sẽ suy yếu ngay. Còn Việt Nam nếu biết từ từ tư nhân hóa các công ty quốc doanh, ngân hàng… để rồi chính quyền trung ương chỉ kiếm soát bằng luật lệ và tăng dần phúc lợi y tế, xã hội cho người dân thì với trí thông minh, cần cù và cơ hội "ngàn năm một thuở" như ngày nay, có thể trở thành một "Do Thái của Á Châu".

Ngày nay, do lẽ biến thiên của Tạo Hóa, hết thịnh rồi suy, hết Thái Cực rồi lại Lưỡng Nghị, hết ngày rồi lại đêm hết hợp rồi lại tan…thế giới trở thành Đa Cực – chứ không thể có một thiên tử Nhà Chu bá chủ thiên hạ được. Thuận theo "ý Trời" tức cùng "chia đều quyền lợi" thì thiên hạ thái bình. Còn "nghịch Thiên" tức mưu đồ bá chủ thì chiến tranh. Mà chiến tranh bây giờ sẽ là chiến tranh nguyên tử. Dù nước Mỹ có thể tiêu diệt nước Nga hay Tàu bằng vũ khí nguyên tử nhưng ít ra một nửa nước Mỹ cũng sẽ thành tro bụi. Khi đó chiến thắng của Mỹ cũng là ngày tàn của Mỹ. Trước một nước Mỹ đổ nát vì chiến tranh nguyên tử, các tiểu bang sống sót sẽ tách ra để sinh tồn. Như thế nước Mỹ sẽ chia năm xẻ bảy chứ không còn nguyên khối như ngày nay. Cho nên trước khi tiến hành chiến tranh tiêu diệt Nga và Trung Hoa, nước Mỹ phải hiểu rằng dù Hoa Kỳ là một đất nước vĩ đại nhưng một quốc gia vĩ đại không thể đương nhiên là bá chủ. Giống như một loài hoa đẹp như Mẫu Đơn: Mẫu Đơn tuy đẹp nhất nhưng không phải "hoa bá chủ" vì còn có rất nhiều loài hoa đẹp không thua kém gì Mẫu Đơn.

Cuộc sống của con người cũng không ra ngoài quy luật của vạn vật mà theo "thế giới Hoa Nghiêm" trong giáo lý Phật đà thì vạn vật cùng tự do hiển lộ và bình đẳng. Con sư tử, con hổ có thể gầm thét làm rung chuyển một khu rừng nhưng không thể ngăn được tiếng con chim hót, con dế và loài côn trùng cất tiếng giữa đêm khuya. Muôn vật, muôn loài đều bình đẳng. Các loài dã thú "chúa tể sơn lâm" như cọp, beo, sư tử lần hồi diệt chủng trong khi các loài bị săn đuổi, ăn thịt như hươu, nai, bò rừng lại sống nhăn. Đó là đạo Trời.

Đạo chính trị phải nương theo đạo Trời tức phải cho loài khác, người khác, quốc gia khác sống, chứ không thể sống một mình. Ngày xưa các bậc Thánh Đức nhìn đạo Trời trước khi hành xử bởi vì "Thuận Thiên Giả Tồn, Nghịch Thiên Giả Vong".

Chuyện ứng cử viên Donald Trump cường điệu lên rằng nước Mỹ sẽ lấy lại ngôi vị bá chủ chỉ là thủ đoạn mị dân kiếm phiếu trước thực tế Mỹ mất dần ảnh hưởng ở Phi Châu và Nam Mỹ…hiện đang nhức đầu với quân khủng bố, lại phải đương đầu với hai đại cường Nga, Trung Quốc. Nếu ông quyết định đổ thêm vài trăm ngàn quân vào Iraq hoặc mở cuộc chiến với Ba Tư, Syria thì Nga và Trung Quốc "mừng hết lớn" vì nước Mỹ sẽ "xuất huyết" vì lún xâu vào những cuộc chiến tranh vô cùng tốn kém về của cải và nhân mạng mà vài chục năm vẫn chưa ra thoát. Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, tóc ông sẽ bạc đi vì những chuyện điên khùng khác của thế giới. Chỉ cần chỉ số chứng khoán giảm đi một chút, sau "tuần trăng mật" đảng đối lập bắt đầu bới móc, tấn công… là ông ăn không ngon, ngủ không yên rồi.

Nước Mỹ nổi tiếng là biết thay đổi (change) và đầu óc thực tiễn (pragmatic) nhưng có một thứ mà người Mỹ không sao thay đổi được - đó là đầu óc kiêu ngạo (arrogant), can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác và luôn luôn hành xử như mình là bá chủ thế giới. Thế nhưng trớ trêu thay, Mỹ cũng lại đang nhức đầu với việc ông "Con Trời" Trung Hoa đang dùng bá đạo để ngoi lên địa vị bá chủ thế giới.

Tôi có thể là người mơ mộng, không thức thời, nhưng để duy trì một trật tự an lành cho thế giới và ngăn ngừa nạn "bá chủ" - tức thế giới lọt vào sự thống trị của một quốc gia, tôi vẫn bảo vệ những ý kiến sau đây:

-Mọi chủng tộc, mọi quốc gia đều bình đẳng. Không một quốc gia nào được phép tự phong mình là lãnh đạo thế giới và hành xử như là bá chủ thế giới, dù quốc gia đó là Anh, Pháp, Trung Hoa, Mỹ, Nga.

-Không một quốc gia nào có quyền áp đặt lên quốc gia khác: Một tôn giáo, một chủ thuyết chính trị, một giá trị xã hội hay đạo đức, hoặc cách tổ chức công quyền, xã hội, kinh tế mà mình thích hoặc tôn thờ.

-Mọi quốc gia đều có quyền chính đáng để bảo vệ lợi ích của mình. Nhưng bảo vệ lợi ích quốc gia không có nghĩa là can thiệp vào nội bộ, đảo chính, lật đổ, âm mưu chia cắt hay chia rẽ một dân tộc khác.

-Một quốc gia có quyền tẩy chay không buôn bán, ngoại giao với một quốc gia khác nhưng không thể áp lực các quốc gia khác cùng tham gia tẩy chay, cấm vận kẻ thù của mình. Mọi cuộc cấm vận cần có nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và phải có thời hạn nhất định, được duyệt xét lại mỗi năm chứ không thể kéo dài vô tận. Áp đặt cấm vận, ngoài việc trừng trị hoặc trả thù một quốc gia, nó còn tác động tới cuộc sống có khi cả trăm triệu dân vô tội trong quốc gia đó.

-Trụ sở Liên Hiệp Quốc không thể đặt tại một trong 5 quốc gia có quyền phủ quyết mà nên dời tới một quốc gia trung lập hầu tránh áp lực của nước chủ nhà.

-Hiện nay Âu Châu có 3 phiếu phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An đó là Anh, Pháp, Nga như thế là quá đáng. Vì Pháp và Anh luôn luôn bị áp lực của Mỹ khiến Hội Đồng Bảo An chỉ phản ảnh ý muốn của Mỹ hoặc Âu Châu. Do đó để bảo đảm tính vô tư của Hội Đồng Bảo An, đề nghị đưa Anh hoặc Pháp ra khỏi hội viên thường trực và thay thế vào đó bằng Ấn Độ. Hơn thế nữa, ngày nay Anh và Pháp không còn là siêu cường nữa mà chỉ là cường quốc hạng nhì, không có khả năng tác động tới tình hình thế giới. Xin nhớ cho năm 5 viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ được bầu phản ảnh thế lực khi Thế Chiến II chấm dứt. Ngày nay, sau 70 năm, tình hình thế giới đổi khác. Cơ chế cũ không còn thích nghi. Tổ chức LHQ mạnh thì có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt tham vọng cuồng điên.

Sau hết, thế giới cần có nhiều cường quốc để dòm ngó và ngăn chặn nhau. Nếu thế giới chỉ có một siêu cường, còn bao nhiêu đều là các nước nhỏ yếu đuối thì nhân loại sẽ khổ vì nạn bá chủ thế giới.

Đào Văn Bình
(California ngày 31/8/2015)

Thursday, August 27, 2015

HÀNH TUNG SƯ VC GIÁC ĐẲNG

HÀNH TUNG SƯ VC GIÁC ĐẲNG

Kính thưa quý Phật tử,

Đã có nhiều email, thư từ cùng những lời khen tặng tài năng Phật pháp cũng như năng khiếu của TT Thích Giác Đẳng, không phải kể từ ngày ông nhậm chức Quyền chủ tịch Văn Phòng 2 VHĐ mà trước đó Phật tử vùng Houston, Dallas chúng tôi ai cũng biết, cho nên tôi không làm mất thì giờ nhắc những tính đặc biệt của một nhà sư.

Anh em chúng tôi từng chú ý là không có một vị tăng nào đi nhiều như TT Thích Giác Đẳng, thầy rời chùa Pháp Luân nhiều mà chúng tôi thường không biết thầy đi đâu? Gặp ai ? Làm gì? Thầy hoạt động năm châu, bốn bể xứ nào cũng có dấu chân của thầy. Tự hỏi thầy làm gì ? Lợi lạc gì cho Phật tử tại Hoa Kỳ và cho GHPGVNTN trong những chuyến đi âm thầm này?

Đêm nằm gác tay lên trán, đau lòng xót dạ cho nguời ở lại, cho HT. Quảng Độ bị quản thúc trong một căn phòng nhỏ hẹp mà CS lưu manh đày đoạ Đức Tăng Thống và tăng ni trong nuớc. Hải ngoại thì CS thao túng chia rẽ cộng đồng Việt Nam tỵ nạn. Nào là hai hội Không Quân, hai Chu Văn An, hai Hai Bà Trưng, hai Phan Thanh Giản, hai Võ Bị Thủ Đức, hai Phật giáo Hoà Hảo. 3, 4 GHPGVN.

Ai có chút trí tuệ cũng biết tại sao? Con nít sinh đẻ ở Mỹ thì không biết nên chúng nghĩ : the more the merrier ! Xứ tự do. Nhưng chúng ta đã đi tù tới khòm lưng, mất nhà, mất mắt, mất tay, mất chân, có anh còn mất vợ con thì làm sao chấp nhận thủ đoạn của CS, làm sao các anh quên miết ? Nó chia rẽ để cai trị, nó chia rẽ để tiêu diệt.

Hội nhau 5, 7 anh em uống trà rồi nghĩ tới trường hợp TT Thích Giác Đẳng.

Bây giờ nói về Thầy Giác Đẳng: 5 anh em của Thầy đều đi tu, 4 người được đưa ra nước ngoài đào tạo, ai cũng có cao học, ai cũng có chùa to, Phật tử nhiều, đệ tử hâm mộ, sùng bái.

Em trai của thầy là TT. Thích Trí Tịnh có cái chùa đồ sộ ở San Petersburg, Florida. Năm nay nhân dịp lễ Dâng Y, thầy Trí Tịnh mời ba ông sư bên VN qua chơi, truớc khi về VN, ba ông nhờ một Phật tử đưa ra hãng bán xe (Toyota dealer) mua ba chiếc xe đem về VN ?

Xin thưa, chưa có sư nào thuộc về GHPGVNTN theo thầy Quảng Độ được đi ra ngoại quốc, chỉ có sư Quốc Doanh đi mà thôi.

Thử nhìn đám tang sư Thích Giác Nhiên, búng một cái tóc là cả trăm tăng ni Phật tử được cấp visa theo ngài về Vietnam để đám ma tổ chức "hoành tráng" tại Saigon.

Tháng 7 vừa qua, Thầy Giác Đẳng rước 3 ông sư bên VN qua nhân dịp anh của thầy là thầy Thích Trí Chơn từ Ấn Độ sang để mở khoá tu học Phật Pháp tại chùa Pháp Luân thành phố Houston. Họ ở hotel Mỹ để tránh mắt người tỵ nạn CS. Trong những ngày đó, thầy Giác Đẳng đưa thầy Thích Trí Chơn đi giảng chung với sư quốc doanh ở Thiền Viện Mây Từ ?

Ai cũng biết đó là trung tâm của nhóm Phật tử theo thầy Quốc Doanh sáng lập. Chưa bao giờ có một vị sư nào xuất thân từ Văn Phòng II VHĐ hay GHPGVNTN đến Mây Từ giảng cả. Chỉ có Phật tử của GHPGVNTN đến nghe vì Văn Phòng II không giảng pháp ở chùa, vì Phật tử khao khát học Phật Pháp. Không ai ngạc nghiên hay trách Phật tử khi biết thành viên của GHPGVNTN của ngài Quảng Độ lại đi nghe Phật pháp từ những giảng sư thuộc Giáo Hội Quốc doanh.

Xin hỏi thầy Giác Đẳng, chúng tôi biết ông là một TT có tất cả những gì mà một nguời xuất gia bình thường không có. Đức Tăng Thống giao cho Ông chức vụ cao nhứt trong hàng tu sĩ tại Hải ngoại. Ngoài này HT. Thích Hộ Giác truyền thừa cho ông ngôi chùa Pháp Luân và những Phật tử đã từng theo ngài.

Vì sự kêu gọi của GHPGVNTN và HT. Thích Quảng Độ mà Phật tử ở hải ngoại mới bỏ ra tiền tài, tinh thần, vật chất và thì giờ để cùng ông đi vận động xin tiền tạo dựng Ngôi Chùa Chung cho Văn Phòng II VHĐ.

Chùa vừa ra mắt tăng ni, Phật tử xong, là thầy đi miết. Đi không ai biết thầy đi đâu mà về thầy cũng không bỏ chút thì giờ ra giảng pháp, cứ như vậy mà chùa Phật Quang trở thành một cái nhà bất an. Hàng trăm người tới dự Lễ Khánh thành. Nay rút xuống vài chục người trong lễ Phật Đản hay Lễ Huý Nhật Đức Cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ! Mỗi chủ nhật có chừng một chục, mười lăm người ! Người ta đến thì bị sư cô của thầy hỏi han tò mò xem như chúng tôi là người của CS hay tay sai của Viên Lý. Bạn bè HO của tôi bên Denver cho biết sư cô ở chùa Phật Quang chưa thọ đại giới, mới là Sa di ni thôi, vậy mà thầy Giác Đẳng luôn luôn giới thiệu ni cô là Sư cô. Phải chăng để nâng cao thầy. Cũng như cô giáo Chi Huệ bên Dallas hay đi sát cạnh thầy, thầy giới thiệu cô là giáo sư. Chức vụ thầy phải cần nguời có bằng cấp cao đế phục vụ thầy ư ?

Tôi biết thầy Giác Đẳng tham vọng, nhưng dài dòng để nhắc cho thầy nhớ là thầy ở một địa vị cao lắm. Điều tôi muốn hỏi đây là động lực nào đưa thầy vào ngõ bí để thầy không khâm tuân VHĐ ? Thà không báo cáo tài chánh để rồi phải từ chức Quyền Chủ Tịch Văn Phòng II VHĐ. Chúng ta ai cũng biết từ Quyền chủ Tịch đến Chủ tịch không bao xa và một ngày nào Đại Lão HT. Thích Quảng Độ ra đi, thầy sẽ lên cao như diều gặp gió.

Động lực nào đưa đẩy thầy làm tan nát Văn phòng II VHĐ ? Hay chính thầy làm cho Văn Phòng II tan nát?

Mong thầy và Nhóm Riêng của thầy tự hỏi nhau, tự trả lời. Và trả lời cho chúng tôi được biết.

A Đi Đà Phật.

Tâm Thảo Huỳnh Ngọc Hiếu

Tuesday, August 25, 2015

Phạm tội ác chỉ vì nghèo

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 24.08.2015

Phạm tội ác chỉ vì nghèo

Cứ mỗi năm tháng qua đi lại thấy người dân Việt Nam càng khổ hơn. Năm nay khổ hơn năm ngoái, năm ngoái khổ hơn năm xưa và cứ thế nỗi khổ ngày càng tăng. Rồi mai đây sẽ như thế nào, chưa ai đoán trước được điều gì xảy ra. Điều gì cũng có thể xảy ra nếu người dân cứ mãi ở trong tình trạng như thế này.

Chính cái nghèo đã làm nên quá nhiều tội ác, dồn dập trong 4  tháng gần đây 4 vụ thảm án xảy ra trong đó có những vụ giết người vì nghèo quá chẳng còn biết làm gì hơn là đi ăn cắp, ăn cướp, nếu bị lộ thì giết, giết cả người già, giết luôn người tình và giết cả trẻ con.
3 nghi can Nguyễn Hải Dương, Vi Văn Hai, Đặng Văn Hùng (trừ trái sang) trong các vụ thẩm án gây chấn động Bình Dương, Nghệ An, Yên Bái trong hơn 30 ngày qua.
Bạn hãy nghe tên giết người khai trắng trợn rằng: "Đã giết người xong thì không còn hối hận gì nữa" và thấy cháu Trần Văn Tuyền (2 tuổi), là con trai anh Long, chị Hoa đang đứng trên giường trong lán, Hùng cũng chém chết luôn, Hùng nói "bố, mẹ nó chết rồi, sẵn bực trong người nên chém chết luôn, nhỡ sau này nó lớn lên trả thù". Quả là mất hết nhân tính.

Cái nghèo đã đưa đẩy người nông dân VN từ chỗ thiếu thốn, vật vã thương bố mẹ, thương vợ con, mặc cảm với chính bản thân vô dụng của mình nên phải tìm cách ăn cắp, người nào bạo gan thì rủ thêm bạn bè đi ăn cướp.

Ăn cướp có tính toán, có "lộ trình, kế hoạch" hẳn hoi. Thằng nghèo nghe nói có tiền nhanh là đâm đầu đi theo. Cái đà ấy đưa con người lương thiện vào tội ác.

Chẳng ai bỗng dưng muốn trở thành kẻ trộm cướp cả. Tất cả vì "hoàn cảnh" tạo nên mà thôi.

Vấn đề giáo dục ở VN quá thiếu sót. Học làm người tử tế thì ít, học vẹt, học giả, học giùm thi hộ thì nhiều. Hoặc nghe toàn những lời sáo rỗng như việc khai giảng khóa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 12-8 ở Hà Nội vừa qua, các cháu đội nắng, xếp hàng vẫy cờ đợi lãnh đạo, rất nhiêu khê, khổ sở; phải nghe những bài phát biểu của lãnh đạo sở, tỉnh, huyện mà các cháu không hiểu gì cả. Quá vô ích.

Hơn thế, cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng nới rộng quá xa. Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra. Cái sự giàu sang hàng ngày phơi ra trước mắt, cái nghèo bị khinh khi, buộc phải "bán sức, bán thân" cho người giàu. Nhất là những kẻ giàu sang trên xương máu, ruộng vườn của người nông dân. Xã hội vẫn dửng dưng trước mọi bất công, coi đó là chuyện tất nhiên của loài người, chuyện bình thường của xã hội. Như thế tội ác ngày càng nhiều. Bọn bóc lột ngày càng lộng hành. Đến nỗi người dân phải kêu lên: "đừng xiết nữa, dân khổ lắm rồi". Và ngay trong cuộc họp Quốc hội kỳ này cũng đã chứng minh điều đó bằng các thứ thuế, phí đánh lên đầu dân.

Sự liên hệ giữa trộm cướp và cái nghèo
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) công bố sau khi thực hiện khảo sát "Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam".
Cuộc sống ở nông thôn quá khó khăn đã đẩy bà mẹ già này vào thành thị kiếm sống.
Nông dân ngày càng nghèo hơn, GDP bình quân đầu người ở nông thôn chỉ hơn Campuchia, năng suất lao động của người Việt Nam nằm ở nhóm thấp nhất thế giới... Những thông tin này là chuỗi kéo dài những thông tin rất đau lòng xảy ra trong những ngày qua: Ở Vĩnh Long, một phụ nữ lẻn vào phòng bệnh nhân, bị phát hiện đã vung dao đâm thẳng vào mặt bé trai 11 ngày tuổi. Tại Quảng Trị, nam thanh niên vào một nhà giàu lấy cắp 50 triệu đồng, bị bắt quả tang liền sát hại cả 2 người trong nhà. Ở Quảng Nam, hàng chục trẻ em bị lừa vào Lâm Đồng để bán cho những nơi cần lao động...

Sau khi đọc bản tin của hầu hết các báo tường thuật phiện họp Quốc hội (QH) vào ngày 10-8, nhiều bạn đọc không tin nổi con số hơn 1.000 loại phí và lệ phí đánh vào nông nghiệp được trình lấy ý kiến QH. Con số này quả là không tưởng nổi đối với một ngành nông nghiệp kém phát triển và mấy chục triệu nông dân còn quá khó khăn như ở VN.

Cái nghèo còn khiến người nông dân từ bỏ ruộng vườn, lần mò ra thành phố kiếm miếng cơm, trẻ con đi ăn xin vô cùng cơ cực.
Cũng chỉ vì nghèo khổ, những đứa trẻ vào các thành phố đi ăn xin.
Ngoài ra, tại các vùng nông thôn có rất nhiều vụ trọng án như vậy, nghi can đều không phải là tội phạm chuyên nghiệp nhưng mức độ tàn độc và hậu quả gây án đều thảm khốc. Và, quan sát kỹ, sẽ thấy có sợi dây liên hệ rất gần gũi giữa hoàn cảnh của những nghi phạm với kết quả khảo sát mà CIEM vừa công bố.

Hơn một ngàn loại thuế phí đánh lên đầu nông dân
Không chỉ người dân mà chính Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Sinh Hùng cũng phải kêu trời trong cuộc họp bàn về dự án Luật Phí và Lệ phí của Ủy ban Thường vụ QH ngày 10-8. Nhớ lại tại kỳ họp QH hồi cuối tháng 6 vừa qua khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị chất vấn về việc 1 con gà phải "gánh" tới mười bốn loại phí, ông Nguyễn Sinh Hùng đã kêu ầm lên: "Một con gà mà bị đè ra thu đến 14 loại phí, trời đất ơi!". Hóa ra lúc đó ông và cả QH mới biết.

Lần này ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lại báo cáo, dù đã tích cực rà soát để bỏ nhiều loại song vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí trong riêng lĩnh vực nông nghiệp. (Cộng lại là 1.027 loại phí).

Ông Chủ tịch QH, ông Nguyễn Sinh Hùng lại "bức xúc" trước hàng ngàn loại phí trên thì các đại biểu, các vị bộ trưởng cũng "bức xúc" theo về sự bất cập trong việc thu phí, lệ phí hiện nay.

Trên báo Người Lao động nhiều bạn đọc ngạc nhiên: "Ô hay, những bất cập này, những nỗi khổ này người dân đã thấy và đã chịu bao nhiêu năm nay rồi, có gì mà các vị lãnh đạo lại "ngỡ ngàng" thế. Bao nhiêu năm qua người dân than trời, kiến nghị hoài trong các cuộc tiếp xúc cử tri hằng năm đấy thôi chứ có mới mẻ gì đâu các vị có vẻ khó hiểu".

Thôi thì các ông ấy hiểu còn hơn không hiểu gì hết trơn. Sau cuộc họp này mong rằng QH sẽ công bố rõ ràng người dân còn phải gánh bao nhiêu loại thuế phí, 900 hay 1.000?

Tên những loại ấy là loại gì và việc sử dụng đồng tiền mồ hôi nước mắt đó của nhân dân vào việc gì? Rồi bao giờ thì "nghị quyết" mới ấy mới được thi hành, cơ quan nào chịu trách nhiệm việc giám sát. Nếu không thì "nghị quyết" lại chỉ nằm trên bàn họp hoặc chỉ được thi hành qua loa cho xong.

Nhà giàu cùng chết
- Bạn Lê Quốc Minh, một chủ doanh nghiệp viết trên báo Người Lao Động ngày 14-8:
Sau khi kể nỗi khổ với đủ cửa phải hối lộ, ông viết: "… Chưa hết, doanh nghiệp đâu chỉ khổ bấy nhiêu. Đóng trên địa bàn, nay chính quyền kêu đóng góp, mai cán bộ mời thôi nôi, ngày kia đầy tháng con chủ tịch phường, bữa nọ đang làm việc thì có điện thoại gọi tới nhà hàng trả tiền nhậu cho cán bộ thuế. Thậm chí, họ đi chơi, đi tham quan cũng "nhờ doanh nghiệp hỗ trợ xe cộ". Công ty của mình có phải doanh nghiệp vận tải đâu mà có xe cộ để hỗ trợ? Vậy là phải chi tiền...

Ôi trời, càng đọc bản báo cáo tài chính, mình càng thấy mặt mày xây xẩm, huyết áp nhảy loạn xạ. Mới có một đêm mà bạc cả đầu. Bao giờ doanh nghiệp hết khổ hả ông trời?".

Người nông dân sống dưới mức nghèo khổ
Anh Lương Chí Quốc, công nhân Công ty Pou Yuen ở TP Sài Gòn kể:
"Với mức lương tối thiểu hiện nay, công nhân (CN) không thể nào sống nổi với bao nhiêu chi phí: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền gửi con nhà trẻ, tiền ăn... Để tồn tại, chúng tôi phải làm việc từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, thậm chí 9 giờ. Chúng tôi đang "sống mòn", vắt cạn sức để làm việc mà không có tích lũy, không có gì để hy vọng. Mong Hội đồng Tiền lương quốc gia nên cân nhắc để CN có thể sống được".

Bán hết gia tài, người mẹ nghèo không thể cứu con thoát án tử hình
Đến đây mời bạn cùng đọc một bản án tử hình rất thương tâm chỉ vì 500 ngàn đồng.

Theo bản án sơ thẩm, giữa tháng 9/2014 Nguyễn Anh Tín (23 tuổi, quê Quảng Ngãi) vào làm việc cho công ty quảng cáo của ông Hải trên đường Hậu Giang, quận 6. Nhưng một tuần sau anh ta bị cho nghỉ việc.

Trưa 23/9/2014, Tín đến tìm ông chủ cũ để lấy 500.000 đồng tiền công một tuần làm việc nhưng song ông Hải không trả, bỏ vào nhà vệ sinh. Tín tức giận vớ con dao trong hộc bàn, đuổi theo đâm vào cổ chủ tiệm quảng cáo. Nạn nhân quay lại chống cự liền bị đâm liên tiếp nhiều nhát, tử vong tại chỗ.
Gia đình tử tội Nguyễn Anh Tín theo dõi phiên xử.
Gây án xong Tín lục lấy chìa khóa xe, phóng khỏi hiện trường. Hôm sau anh ta mang xe đi cầm thì bị bắt. Tòa án TP Sài Gòn xử sơ thẩm, tuyên phạt Tín mức án tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản. Bị cáo và đại diện người bị hại đều làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt.

"Chỉ vì 500.000 đồng mà đoạt mạng sống một người, đánh đổi cả cuộc đời mình, làm cả gia đình bị cáo và người nhà nạn nhân đau khổ như vậy sao?", chủ toạ hỏi. Không trả lời, Tín cúi đầu thật thấp, mím chặt môi.

Nói lời sau cùng, Tín bảo đã nhận ra tội lỗi của mình, rất hối hận về những gì đã gây ra. Tín nói: "Con xin lỗi cô và hai em. Vì sự nông nổi của con mà gia đình cô mất đi người thân. Xin Hội đồng xét xử cho bị cáo cơ hội được sống và làm lại cuộc đời".

Người phụ nữ luống tuổi, đi chân đất, lật đật vào phòng xử khi phiên tòa xem xét đơn xin giảm án của con bà đã bắt đầu được ít phút. Khuôn mặt hốc hác, bà thấp thỏm dõi theo đứa con trai mang án tử hình đang đứng trước vành móng ngựa. Chồng và con gái lớn của bà ngồi kế bên cũng lộ rõ vẻ lo lắng.

Dù biết rõ hành vi phạm tội của con, song nội dung vụ án một lần nữa được toà công bố án tử hình khiến mẹ Tín ôm mặt. Người chồng ngồi bên tay bấu vào thành ghế, lặng lẽ gục đầu.

Giờ nghị án, mẹ Tín ôm ngực khi cơn đau tim đột ngột đến. Bà hổn hển gục đầu vào vai chồng. Ngồi cạnh bên, chị của Tín buồn rượi cho biết nhà chỉ có hai chị em. Sau khi đi nghĩa vụ quân sự về, đứa con trai duy nhất không tìm được việc làm nên vào Sài Gòn mưu sinh, không lâu sau thì xảy ra vụ án. Bố mẹ cô phải bán mảnh đất ở quê, vay thêm họ hàng để có tiền bù đắp thiệt hại cho gia đình nạn nhân với hy vọng sẽ cứu em trai thoát tội chết, nhưng vẫn không thoát!
Tử tội Nguyễn Anh Tín khóc khi chứng kiến mẹ ngất lịm còn chị gái gục đầu bên hành lang phòng xử.
Khi nghe tòa tuyên án, mẹ Tín không ngừng run rẩy. Toà cho rằng, Tín đã bồi thường thiệt hại và được gia đình nạn nhân xin giảm nhẹ hình phạt, song hành vi phạm tội của bị cáo gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên không thể giảm án.

Từ đó, Hội đồng xét xử giữ nguyên hình phạt tử hình với anh ta. Người mẹ gào khóc gọi con rồi ngất lịm. Cố ngoái đầu nhìn mẹ và người thân, Tín đưa đôi tay bị còng chặt ôm mặt, đôi mắt đỏ hoe.

Bạn đã thấy cái nghèo ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào? Càng nghèo thì tội ác càng nhiều, nước càng loạn, không ai yên tâm trong cuộc sống này cả.

Văn Quang

Monday, August 24, 2015

Pháp trở lại Việt Nam

Pháp trở lại Việt Nam
Trần Gia Phụng

Thế chiến thứ hai bùng nổ ngày 3-9-1939. Đức tràn chiến xa tấn công Pháp tháng 5-1940. Thủ tướng Pháp Paul Reynaud, mới cầm quyền ngày 23-3-1940, liền từ chức ngày 16-6-1940. Thống chế Henri Philippe Pétain lên thay, đứng ra điều đình với Đức. Pétain ký hiệp định đình chiến với Đức tại Compiègne ngày 22-6-1940, giao cho Đức khoảng 3/5 nước Pháp ở phía bắc. Từ ngày 2-7-1940, chính phủ Pétain dời đô đến Vichy, quận hạt Allier, vùng Auvergne, miền trung nước Pháp, nên thường được gọi là chính phủ Vichy.

Thiếu tướng Charles de Gaulle, thứ trưởng bộ Quốc phòng (từ ngày 5-6-1940) trong chính phủ của thủ tướng Paul Reynaud, bỏ qua Anh. De Gaulle lên đài phát thanh London ngày 18-6-1940, kêu gọi dân chúng thuộc địa Pháp tiếp tục chiến đấu chống Đức. De Gaulle vận động và thành lập Comité National Français (Uỷ Ban Quốc Gia Pháp) tại London ngày 24-9-1941. 

Vì bị Nhật tấn công ở Pearl Harbor (Honolulu, Hawaii) ngày 7-12-1941, Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật ngày 8-12-1941, rồi tuyên chiến với đồng minh của Nhật là Đức, Ý ngày 11-12-1941. Hoa Kỳ thừa nhận UBQG Pháp ngày 9-7-1942, cắt đứt ngoại giao với chính phủ Pétain. 

1. Pháp chủ trương trở lại Việt Nam
Charles de Gaulle qua các thuộc địa Pháp ở Phi Châu hoạt động. Ngày 3-6-1943, Uỷ Ban Giải Phóng Quốc Gia Pháp (UBGPQGP) (Comité Français de la Libération Nationale) được thành lập tại Alger (Algérie). Ủy ban bầu hai tướng Charles de Gaulle và Henri Giraud làm đồng chủ tịch, lãnh đạo kháng chiến Pháp.

... Với các dân tộc đã biết xác định cùng một lúc tình cảm yêu nước và ý thức trách nhiệm chính trị của mình, nước Pháp đồng ý ban hành, trong lòng cộng đồng Pháp, một quy chế chính trị mới mà, trong khuôn khổ của tổ chức liên bang, những quyền tự do của các nước khác nhau trong Liên hiệp sẽ được nới rộng và xác lập; tính chất tự do rộng rãi của các chế độ sẽ được nhấn mạnh mà không mất dấu hiệu của nền văn minh và truyền thống Đông Dương; những người Đông Dương, cuối cùng, có thể nhận làm bất cứ công việc gì và chức vụ nào của Nhà nước.
Lúc đó, quân đội Nhật đã xâm nhập và thao túng Đông Dương từ 1940, tuy vẫn để nhà cầm quyền bảo hộ Pháp tồn tại. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là đô đốc Jean Decoux, thuộc quyền của chính phủ Pétain thân Đức. 

Sau ba tháng thành lập, UBGPQGP chống Đức và chống Pétain, cử tướng René Blaizot phụ trách Đạo quân Viễn chinh Viễn đông (Corps Expéditionnaire d'Extrême-Orient) vào tháng 9-1943, nhắm đến mặt trận Đông Dương. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 145.) Tuy nhiên, mọi việc phải đợi đến sau khi giải phóng xong nước Pháp ra khỏi tay Đức Quốc Xã. 

Ngày 8-12-1943, cũng từ Alger, UBGPQG Pháp ra thông báo về chính sách đối với các nước Đông Dương, có đoạn như sau: 

"... Với các dân tộc đã biết xác định cùng một lúc tình cảm yêu nước và ý thức trách nhiệm chính trị của mình, nước Pháp đồng ý ban hành, trong lòng cộng đồng Pháp, một quy chế chính trị mới mà, trong khuôn khổ của tổ chức liên bang, những quyền tự do của các nước khác nhau trong Liên hiệp sẽ được nới rộng và xác lập; tính chất tự do rộng rãi của các chế độ sẽ được nhấn mạnh mà không mất dấu hiệu của nền văn minh và truyền thống Đông Dương; những người Đông Dương, cuối cùng, có thể nhận làm bất cứ công việc gì và chức vụ nào của Nhà nước.

Cùng với sự cải cách quy chế chính trị nầy, sẽ có một cuộc cải cách quy chế kinh tế của cả Liên hiệp mà, trên căn bản tự trị về quan thuế và thuế khóa, sẽ bảo đảm sự phồn thịnh của Liên hiệp và góp phần vào sự phồn thịnh của các nước lân bang..." (Philippe Devillers, Paris Saigon Hanoi, Paris: Gallimard-Julliard, 1988,tr. 23.)

Ngày 1-2-1944, De Gaulle ra lệnh cho tướng René Blaizot thành lập Lực lượng Viễn chinh Pháp tại Viễn đông (F.E.F.E.O = Forces Expéditionnaires Françaises d'Extrême-Orient), gồm 2 lữ đoàn thuộc địa là Madagascar và Cameroun, và một đơn vị khinh binh ứng chiến (Corps Léger d'intervention). Đạo quân F.E.F.E.O được đặt dưới Bộ Chỉ huy Đồng minh tối cao Đông Nam Á do đô đốc người Anh là bá tước Louis Mountbatten điều khiển. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, sđd. tr. 145.)

Trong cuộc họp của UBGPQG Pháp do De Gaulle chủ trì tại Brazzaville ở Congo, được xem là thủ phủ của Pháp tại Phi Châu, từ 30-1 đến 8-2-1944, để thảo luận về các vấn đề thuộc địa sau thế chiến thứ hai, bản tuyên bố vào cuối Hội nghị có đoạn viết:
"Các mục đích của sự nghiệp thực dân mà nước Pháp thực hiện tại các thuộc địa đã loại bỏ ý định tự trị, mọi khả năng tiến hóa ngoài khuôn khổ đế quốc Pháp: cơ cấu một chính phủ tự trị có thể có tại các thuộc địa dù cho còn lâu mới được thực hiện, phải bị loại trừ." (Hoàng Hiển, Vua Duy Tân, Huế: Nxb. Thuận Hóa, 1996, tr. 90.)

Ngày 24-8-1944, trung tướng Philippe Leclerc de Hautelocque (gọi tắt là Leclerc) dẫn quân giải phóng Paris. Chính phủ Vichy của thống chế Pétain sụp đổ. Charles de Gaulle trở về thủ đô Pháp, lập chính phủ lâm thời ngày 10-9-1944. (De Gaulle làm thủ tướng lâm thời đến ngày 20-1-1946 thì từ chức. Chủ tịch quốc hội là Félix Gouin được cử lên thay ngày 24-1-1946.)

Ngày 13-9-1944, chính phủ lâm thời Pháp quyết định chuyển gấp hai sư đoàn cho tướng René Blaizot. Ngày 26-10-1944, tướng Blaizot đến đặt bản doanh tại Kandy (Tích Lan = Ceylon tức Sri Lanka từ 1972), thành lập lực lượng viễn chinh Á Châu. Nơi đây Hoa Kỳ và Anh lập bộ chỉ huy Đồng minh tối cao Đông Nam Á (Supreme Allied Commander South East Asia Theatre) năm 1943, do đô đốc Louis Mountbatten đứng đầu. Pháp muốn nhờ Anh và Hoa Kỳ trang bị và chuyên chở quân sự sang Đông Dương, nhưng hai nước nầy đang lo việc phản công chống quân Nhật, vì lúc đó Nhật còn chiến đấu ở Á Châu. 

Tiếp đó, ngày 9-3-1945 Nhật lật đổ nhà cầm quyền bảo hộ Pháp ở Đông Dương, chủ trương để cho Việt Nam độc lập. Vua Bảo Đại công bố bản Tuyên ngôn độc lập ngày 11-3, làm cho De Gaulle rất tức giận. Gần nửa tháng sau, ngày 24-3-1945 thủ tướng De Gaulle tuyên bố về vấn đề Đông Dương như sau:
"Liên bang Đông Dương sẽ hợp cùng với nước Pháp và các thành phần khác trong cộng đồng thành Liên Hiệp Pháp, mà nước Pháp sẽ đại diện để đảm trách những quyền lợi ở bên ngoài. Đông Dương sẽ được hưởng nền tự do riêng trong Liên Hiệp nầy.

Những người thuộc quốc tịch liên bang Đông Dương sẽ là công dân Đông Dương và công dân Liên Hiệp Pháp. Với tư cách nầy, họ sẽ được giữ một cách công bằng theo khả năng mọi chức vụ và công việc liên bang ở Đông Dương cũng như trong Liên Hiệp Pháp, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, nguồn gốc.

Những điều kiện theo đó Liên bang Đông Dương sẽ tham gia vào các cơ chế Liên Hiệp Pháp, cũng như quy chế công dân Liên Hiệp Pháp, sẽ được ấn định bởi Hội đồng lập hiến." (Charles de Gaulle, Mémoires de guerre, Le salut: 1944-1946, Paris: Plon, 1959, tr. 439.) 

Đức đầu hàng Đồng minh ngày 7-5-1945. Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô họp thượng đỉnh tại Potsdam (Đức) ngày 17-7-1945. Pháp không được tham dự, nhưng Paris biết ngay nội dung của tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945 của Anh, Hoa Kỳ và Trung Hoa gởi cho Nhật về việc giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương. Ngày 11-8-1945, bộ Ngoại giao Pháp gởi thư cho Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô và Trung Hoa đề nghị giao việc giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương cho Pháp. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1996, tr. 241.)

Sau đó, thủ tướng Charles De Gaulle qua Hoa Kỳ thương thuyết với tổng thống Harry Truman trong hai ngày 22 và 24-8-1945. Tổng thống Truman nhận chức thay thế tổng thống Franklin Roosevelt từ trần ngày 12-4-1945. Harry Truman từ bỏ chủ trương International Trusteeship ở Đông Dương của Roosevelt. Trước khi rời Hoa Kỳ, De Gaulle tuyên bố sẽ thiết lập một chế độ mới tại Đông Dương gồm cả người bản xứ và kiều dân Pháp, do một đại diện của chính phủ Pháp chủ trì, sẽ có một nghị viện và một nền kinh tế tự do. Quân đội Pháp sẽ giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương. (Chính Đạo, sđd. tr. 250). 

Đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ đưa đề nghị ngày 28-8 rằng Anh sẽ giải giới quân Nhật trên toàn cõi Đông Dương, hoặc Pháp nhận lễ đầu hàng của quân Nhật ở miền nam vĩ tuyến 16, còn các tướng lãnh Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16 làm lễ đầu hàng ở Trung Hoa. Hai ngày sau (30-8), ngoại trưởng Hoa Kỳ trả lời rằng không thể đi ngược lại quyết định trong tối hậu thư Potsdam, nhưng Pháp có thể dàn xếp riêng với Anh và Trung Hoa. (Chính Đạo, sđd. tt. 248, 250, 252, 254.)

Lúc đó, chiến tranh vừa chấm dứt ở Âu Châu. Hoa Kỳ cần sự hợp tác của Anh và Pháp để thực hiện các kế hoạch hậu chiến, nên Hoa Kỳ uyển chuyển với Pháp, không cản trở việc Pháp kiếm cách trở lại Đông Dương. Hoa Kỳ chuyển trách nhiệm về phía Anh và Trung Hoa. 

Có thể do sự mềm dẻo của chính phủ Hoa Kỳ, các thương thuyền Hoa Kỳ đã chở từ 14,000 đến 24,000 quân Pháp đến Việt Nam từ tháng 10 đến tháng 12-1945. (Patricia K. Lane, "Éléments sur la mise en oeuvre de la politique américaine envers l'Indochine, 1940-1945", đăng trong Les Cahiers de l'Institut D'Histoire Du Temps Présent, Paris: Charles-Robert Ageron và Philippe Devillers chủ biên, số 34, tháng 6-1996, tr. 33.)

2. Pháp gởi quân qua Đông Dương
Thủ tướng Charles de Gaulle cử tướng Leclerc làm chỉ huy lực lượng lục quân Pháp ở Đông Dương ngày 16-8-1945. Hôm sau 17-8-1945, De Gaulle ký nghị định thành lập chức cao uỷ Pháp tại Đông Dương (Haut-commissaire de France pour l'Indochine), có quyền hạn của một toàn quyền kiêm chỉ huy hải lục không quân Pháp ở Đông Dương. Ông cử người cộng sự thân tín là đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu, gốc linh mục Ky-Tô giáo La-Mã, giữ chức vụ nầy.

Trước khi quân đội Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng (14-8-1945), bộ chỉ huy Pháp ở Calcutta (Ấn Độ) ra lệnh cho người Pháp nhảy dù xuống Đông Dương ngày 13-8-1945, kể cả những nhân viên dân sự. Nhiều toán người Pháp được thả xuống ở Bắc và Trung Kỳ. Đa số bị giết hoặc bị bắt giam.
Ngày 17-8, Leclerc rời Paris qua Đông Dương. Trên đường đi, Leclerc ghé Kandy (Tích Lan) ngày 22-8 theo lời mời của đô đốc Louis Mountbatten, chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh ở Đông Nam Á. Trong cuộc gặp gỡ, bá tước Mountbatten cho Leclerc biết rõ nội dung tối hậu thư Potsdam. 

Mountbatten cho biết hy vọng thủ tướng De Gaulle, đang viếng thăm Hoa Kỳ (từ 22-8-1945), có thể sẽ thuyết phục tổng thống Harry Truman xem xét lại các thỏa ước và hy vọng Truman sẽ áp lực với Tưởng Giới Thạch, để giao cho Pháp việc giải giới quân Nhật. Leclerc liền điện về cho chính phủ Pháp, nhưng quyết định Potsdam vẫn không được sửa đổi. (Philippe Devillers, sđd. tt. 149-150.)

Leclerc yêu cầu chính phủ Pháp gởi ngay quân sang Đông Dương. Tuy nhiên Pháp thiếu phương tiện chuyên chở. Lelerc phải nhờ đến Anh và Hoa Kỳ. Mountbatten tận tình giúp máy bay, tàu đổ bộ, nhiên liệu, vũ khí, thiết bị thay thế, thuốc men, thực phẩm... 

Trước khi quân đội Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng (14-8-1945), bộ chỉ huy Pháp ở Calcutta (Ấn Độ) ra lệnh cho người Pháp nhảy dù xuống Đông Dương ngày 13-8-1945, kể cả những nhân viên dân sự. Nhiều toán người Pháp được thả xuống ở Bắc và Trung Kỳ. Đa số bị giết hoặc bị bắt giam.

Tối 22 rạng 23-8-1945, Pierre Messmer, uỷ viên Cộng Hòa Pháp ở Bắc Kỳ và hai đồng sự là Brancourt (dược sĩ, đại úy) và Marmot (trung sĩ truyền tin) nhảy dù xuống gần Phúc Yên, bị bắt cả toán. (Archimedes L. A. Patti, Why Viet Nam?, California: University of California Press, Berkely, 1980, tr. 260.) Về sau Messner trốn thoát được một cách khó khăn. (Philippe Devillers, sđd. tr. 150.)

Từ Côn Minh hay Kunming (Vân Nam, Trung Hoa), một người Pháp khác là trung tá hải quân Blanchar, nhảy dù xuống Hải Phòng ngày 16-8, đi lên Hà Nội ngày 22-8 bằng đường bộ. Blanchar cùng bốn đồng đội bị quân Nhật bắt, và chuyển đến Hà Nội ngày 23-8-1945. 

Hôm trước (22-8), Jean Sainteny, trưởng phái bộ quân sự Pháp tại Trung Hoa (trở thành ủy viên Cộng Hòa Pháp ỏ Bắc Kỳ từ 2-10-1945 thế Messner), cùng bốn đồng đội được A. Patti, thiếu tá tình báo nhóm O.S.S. 202 (Hoa Kỳ), đưa từ Côn Minh đến phi trường Gia Lâm (Hà Nội) trên chiếc Dakota của Không lực Hoa Kỳ. 

Jean Sainteny vào ở dinh toàn quyền Pháp cũ, liên lạc với giới dân sự Pháp, tìm cách nhận lại những tù binh chiến tranh Pháp bị quân Nhật bắt. Ngày 27-8-1945, Võ Nguyên Giáp, đại diện Uỷ ban Giải phóng của Việt Minh, đến thăm xã giao, nhưng sau đó, Sainteny cùng đồng đội bị giam lỏng trong dinh toàn quyền dưới sự kiểm soát của người Nhật, không liên lạc được với ai cả. (Philippe Devillers, sđd.tr. 151.)

Ngày 29-8-1945, Leclerc đáp máy bay qua Nhật, đại diện Pháp, ký vào hiệp ước đầu hàng của Nhật ngày 2-9-1945 trên chiến hạm Missouri, thả neo trong vịnh Đông Kinh (Tokyo). Chỉ huy trưởng lực lượng Hoa Kỳ ở Nhật Bản, tướng Douglas Mac-Arthur đã nói với Leclerc: "Nếu tôi được khuyên ngài, thì ngài hãy đem theo [qua Đông Dương] nhiều quân sĩ, nhiều nữa, càng nhiều theo sức ngài." (Nguyên văn lời của Mac-Arthur: "Bring troops, more troops, as many as you can."). (Philippe Devillers, sđd. tr. 150.)

Như thế, rõ ràng cả Hoa Kỳ và Anh đều khuyến khích và tạo điều kiện cho Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương. 

Trần Gia Phụng
(Toronto, 23-08-2015)

Wednesday, August 19, 2015

Các Cường Quốc và Việt Nam Sau Thế Chiến 2

Các Cường Quốc và Việt Nam Sau Thế Chiến 2 
Trần Gia Phụng

1. Thế chiến thứ 2 chấm dứt tại Á Châu
Lãnh tụ Đức Quốc Xã Adolf Hitler tự tử ngày 30-4-1945. Đức Quốc Xã đầu hàng Đồng minh ngày 7-5-1945. Thế chiến thứ 2 chấm dứt tại Âu Châu.

Tại Á Châu, Nhật Bản tiếp tục chiến đấu chống Trung Hoa, Anh và Hoa Kỳ. Lúc đó Nhật Bản vẫn còn bang giao với Liên Xô. Nhật Bản ký hòa ước bất tương xâm với Liên Xô từ ngày 13-4-1941. Khi tự biết sắp thua trận, bộ Ngoại giao Nhật báo cho đại sứ Nhật ở Moscow (thủ đô Liên Xô) ngày 12-7-1945 rằng Nhật hoàng muốn nhờ Liên Xô đứng làm trung gian với Đồng minh, để thương thuyết việc chấm dứt chiến tranh. Đại sứ Nhật ở Moscow trình bày lại ý định của chính phủ Nhật với bộ Ngoại giao Liên Xô. Chính phủ Liên Xô làm thinh, không trả lời.

Ngày 6-8-1945, Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản), giết chết 130,000 người. Liên Xô biết Nhật sẽ phải đầu hàng, liền mời đại sứ Nhật tại Moscow đến bộ Ngoại giao Liên Xô lúc 5 giờ chiều 8-8-1945 và ngoại trưởng Mikhailovich Molotov (Liên Xô) thông báo cho đại sứ Nhật biết rằng Liên Xô quyết định tuyên chiến với Nhật. (Basil Collier, The Second World War: a Military History, Gloucester, Mass.: Peter Smith, 1978, tt. 529-530.) 

Sáng sớm hôm sau (9-8-1945), Liên Xô tràn quân qua chiếm Mãn Châu, và vùng đông bắc Trung Hoa, chỉ vài giờ trước khi Hoa Kỳ dội thêm quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, giết chết 75,000 người. 

Nhật hoàng Hiro Hito (trị vì 1926-1989) tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện ngày 14-8-1945. Hiệp ước đầu hàng được ký kết trên chiến hạm Missouri (Hoa Kỳ), thả neo trong vịnh Đông Kinh (Tokyo) ngày 2-9-1945. Như thế là thế chiến thứ 2 hoàn toàn chấm dứt ở Á Châu.

2. Hội nghị Yalta (4-2 đến 14-2-1945)
Ở Âu Châu, trước khi Đức đầu hàng, đại diện ba cường quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô họp hội nghị thượng đỉnh tại Yalta, một thành phố nghỉ mát ở Crimea, phía tây nam Liên Xô từ 4-2 đến 14-2-1945. Tại đây, Winston Churchill (thủ tướng Anh), Franklin Roosevelt (tổng thống Hoa Kỳ), và Joseph Stalin (bí thư thứ nhứt đảng CS Liên Xô), bàn về việc phân chia vùng ảnh hưởng ở Âu Châu, chính là phân chia Đức và các nước chịu ảnh hưởng của Đức, việc thành lập Liên Hiệp Quốc và việc Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản ở Á Châu, vì lúc đó Liên Xô chưa tuyên chiến với Nhật Bản. 

Riêng về vấn đề Đông Dương, thuộc địa cũ của Pháp, ngoại trưởng Hoa Kỳ là Edward Reilly Stettinius chính thức trình bày kế hoạch Quốc tế quản trị (International trusteeship) cho Đông Dương trong phiên họp ngày 9-2-1945 tại hội nghị Yalta. Theo kế hoạch nầy, sau khi Nhật Bản đầu hàng, Đông Dương sẽ được đặt dưới quyền của một Hội đồng Quốc tế quản trị gồm đại diện Hoa Kỳ, Trung Hoa, Pháp, Liên Xô, các nước Đông Dương và Phi Luật Tân. Hội đồng quản trị sẽ hoạt động trong vòng năm mươi (50) năm, cho người Đông Dương đủ sức tự trị, rồi mới giao trả độc lập cho các nước Đông Dương, giống như kinh nghiệm nước Phi Luật Tân. Thủ tướng Anh Winston Churchill cực lực phản đối kế hoạch International trusteeship. (W. A. Williams, T. McCormick, L. L. Gardner, W. LaFerber, America in Vietnam, New York: W. W. Norton, 1989, tr. 31.)

Thứ nhứt, các lực lượng Pháp trên toàn cõi Đông Dương bị tê liệt. Quân đội người Việt thuộc quyền chỉ huy của Pháp như lính khố đỏ, lính khố xanh, lính khố vàng, cũng ngưng hoạt động. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập ngày 17-4-1945, không có bộ Quốc phòng, không có quân đội. Quân đội Nhật thay thế quân đội Pháp, nhưng quân đội Nhật chỉ kiểm soát các thành phố, các trục lộ giao thông, và chú tâm lo việc rút quân về nước. Nhật không tổ chức quân đội địa phương người Việt, không kiểm soát được an ninh các vùng nông thôn và rừng núi.
Theo Franklin Roosevelt, tại Yalta lãnh tụ Liên Xô là Joseph Stalin đồng ý kế hoạch nầy. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A: 1939-1945, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1996, tr. 204.) Tuy nhiên, tháng 8-1945, ngoại trưởng Liên Xô là Molotov lại phủ nhận việc Quốc tế quản trị ở Đông Dương. (Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập I: 1945-1954, Hà Nội: Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2002, tr. 221.) 

Tổng thống Franklin Roosevelt từ trần ngày 12-4-1945 trong lúc đương nhiệm. Phó tổng thống Harry Truman lên thay, và thay luôn chính sách Hoa Kỳ về Đông Dương. Lý do thay đổi có thể do Truman lo ngại kế hoạch International Trusteeship ở Đông Dương làm mất lòng Pháp, và Pháp có thể gây khó khăn trong việc ngăn chận sự bành trướng của Liên Xô ở Âu Châu. Vì vậy, Truman chủ trương tôn trọng chủ quyền Pháp ở Đông Dương, để Pháp ủng hộ Hoa Kỳ tại châu Âu. (Robert S. McNamara, In Restrospect, New York: Times Books, 1995, tr. 31.) Đây là một thay đổi quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương. 

3. Hội nghị Potsdam (17-7 đến 2-8-1945)
Sau khi Đức thất trận và đầu hàng ngày 7-5-1945, đại diện Hoa Kỳ là tổng thống Harry Truman, đại diện nước Anh lúc đầu là thủ tướng Winston Churchill, sau là Clement Attlee (lãnh tụ đảng Lao Động, thắng cử ngày 25-7, lên làm thủ tướng thế Churchill), đại diện Liên Xô là Joseph Stalin, bí thư thứ nhất đảng CSLX, cùng họp hội nghị thượng đỉnh tại thị trấn Potsdam, cách 17 dặm về phía tây nam Berlin (Đức), từ ngày 17-7 đến 2-8-1945. Hội nghị có mục đích bàn về các vấn đề hậu chiến tại Đức, phân chia các khu vực chiếm đóng, việc tái thiết nước Đức và các điều kiện đưa ra cho nước Đức thất trận. 

Bên cạnh đó, cũng tại Potsdam, đại diện các nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa (tổng thống Tưởng Giới Thạch không họp, nhưng đồng ý qua truyền thanh), không tham khảo ý kiến của Pháp, cùng gởi một tối hậu thư cho Nhật ngày 26-7-1945. Lúc đó, Nhật còn tiếp tục chiến đấu ở Á Châu. Liên Xô không tham dự vào tối hậu thư vì Liên Xô chưa tham chiến ở Á Châu và chưa tuyên chiến với Nhật. 

Tối hậu thư nầy, thường được gọi là tối hậu thư Potsdam, buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, chấp nhận những điều kiện của Đồng minh, như chấm dứt quân phiệt, giải giới quân đội, từ bỏ đế quốc... Riêng về Đông Dương, quân Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc và do quân đội Anh ở nam vĩ tuyến 16. (Ngang qua thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.) Tối hậu thư Potsdam không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân Nhật bị giải giới và rút về nước, nghĩa là không đưa ra một giải pháp chính trị cho tương lai Đông Dương.

Điều nầy sẽ tạo ra một khoảng trống hành chính và chính trị tại Đông Dương một khi những quyết định trong tối hậu thư Potsdam được thi hành, vì nếu Nhật đầu hàng, chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật bảo trợ, sẽ sụp đổ, thì ai sẽ là người có thẩm quyền tại Đông Dương? Phải chăng Anh và Hoa Kỳ cố tình bỏ ngỏ khoảng trống chính trị để tạo điều kiện cho Pháp trở lại Đông Dương? 

4. Người Hoa Kỳ liên lạc với Việt Minh
Tại Cao Bằng, ngày 11-11-1944, một máy bay trinh sát Hoa Kỳ bị lâm nạn vì hỏng máy ở biên giới Hoa Việt. Trung uý phi công Rudolph Shaw nhảy dù ra khỏi phi cơ và được một đơn vị du kích Việt Minh (VM) tìm thấy. Họ đưa Shaw đến gặp Hồ Chí Minh (HCM) ở Pắc Bó. (William Duiker, Ho Chi Minh a life, New York: Hyperion, 2000, tt. 282-283.)

Đây là cơ hội tốt cho HCM, vì từ lâu HCM muốn kiếm cách liên lạc với người Hoa Kỳ để nhờ giúp đỡ. Hồ Chí Minh đích thân đưa phi công Rudolph Shaw đến căn cứ Hoa Kỳ tại Côn Minh (Vân Nam), trả lại cho quân đội Hoa Kỳ. Nhân cơ hội nầy, HCM xin tiếp kiến tướng Claire L. Chennault, tư lệnh Không đoàn 14 của Hoa Kỳ tại Hoa Nam, nhưng bị từ chối. (R. Bartholomew-Feis, The OSS and Ho Chi Minh, unexpected Allies in the War against Japan, University Press of Kansas, 2006, tr. 111.)

Tuy nhiên, sau khi quân đội Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945, người Hoa Kỳ bắt đầu thay đổi thái độ đối với VM và HCM. Ngoài những hậu quả chính trị trực tiếp, cuộc đảo chánh nầy đưa đến vài hậu quả ngầm đáng chú ý như sau:

Thứ nhứt, các lực lượng Pháp trên toàn cõi Đông Dương bị tê liệt. Quân đội người Việt thuộc quyền chỉ huy của Pháp như lính khố đỏ, lính khố xanh, lính khố vàng, cũng ngưng hoạt động. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập ngày 17-4-1945, không có bộ Quốc phòng, không có quân đội. Quân đội Nhật thay thế quân đội Pháp, nhưng quân đội Nhật chỉ kiểm soát các thành phố, các trục lộ giao thông, và chú tâm lo việc rút quân về nước. Nhật không tổ chức quân đội địa phương người Việt, không kiểm soát được an ninh các vùng nông thôn và rừng núi. 

Việt Minh nhân cơ hội nầy hoạt động và phát triển mạnh mẽ, xây dựng lực lượng hạ tầng, tổ chức các đội du kích địa phương, nhất là vùng rừng núi. Lúc đó, nạn đói đang trầm trọng. Việt Minh cướp các kho gạo (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions Du Seuil, 1952, tr. 131), hoặc VM âm thầm chận bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo từ miền Nam ra, rồi đem tiếp tế cho mật khu của họ. (David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power, University of California Press, Berkeley, 1995, tt. 102-103.)

Việt Minh dùng thực phẩm cướp được làm phương tiện tuyên truyền, chiêu dụ dân chúng gia nhập VM. Ai theo VM thì có thực phẩm mà ăn. Ví dụ nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) về sau tự thú nhận rằng ông theo VM vì bản thân và gia đình quá đói. (Văn Cao, "Tại sao tôi viết Tiến quân ca", viết ngày 7-7-1976, đăng lại trong sách Thiên Thai, tuyển tập nhạc Văn Cao, TpHCM: Nxb Trẻ, 1988, tt. 14-17.)

Thứ hai, Pháp bị Nhật lật đổ. Tình báo Pháp ở Đông Dương bị hạn chế, trong khi đó quân Đồng minh cần tin tức về hoạt động của quân đội Nhật Bản bên trong Đông Dương. Người Hoa Kỳ không tin tưởng những tổ chức chính trị và những đảng phái Việt Nam thân Nhật trong nước, hay có liên hệ với Nhật, nên không nhờ đến họ. Việt Minh chống các đảng phái nầy và chống quân đội Nhật. Do đó, trước đây người Hoa Kỳ không muốn quan hệ với HCM. Nay người Hoa Kỳ thay đổi thái độ, muốn nhờ VM cung cấp tin tức hoạt động của quân đội Nhật Bản ở Đông Dương. 

Chiều 17-3-1945, trung uý Charles Fenn, sĩ quan O.S.S., lần đầu tiên đến gặp HCM tại Côn Minh (Kunming) thuộc tỉnh Vân Nam (Yunnan). Ba ngày sau (20-3-1945), hai bên gặp nhau lần thứ hai, bàn chuyện HCM trở về Việt Nam, thiết lập những trạm tình báo, trang bị máy vô tuyến của O.S.S., và O.S.S. sẽ huấn luyện chuyên viên người Việt. O.S.S. tức Office of Strategic Services (Sở tình báo chiến lược) là tiền thân của C.I.A. (Central Intelligence Agency).

Charles Fenn đặt cho HCM một bí danh là Lucius. Hồ Chí Minh xin Charles Fenn cho gặp tướng Claire L. Chennault. Fenn đồng ý với điều kiện HCM không được yêu cầu Chennault giúp đỡ bất cứ viện trợ gì. Cuối cuộc gặp gỡ ngày 29-3-1945, HCM xin tướng Chennault tặng một tấm hình lưu niệm và được Chennault chấp thuận. (Archimedes L. A. Patti, Why Viet Nam?, California: University of California Press, Berkely, 1980, tr. 58.) Dưới tấm hình, Claire Chennault viết: "Yours Sincerely, Claire L. Chennault." Có tài liệu kể rằng trong một cuộc họp ở chiến khu trước năm 1945, HCM dùng tấm hình nầy để tuyên truyền rằng ông ta được quân đội Hoa Kỳ ủng hộ.

5. Hoạt động của O.S.S. tại Việt Nam
Có hai toán O.S.S. phụ trách vấn đề Việt Nam. Toán thứ nhứt là O.S.S. 202 do thiếu tá Archimedes L. A. Patti làm trưởng toán, đóng trụ sở ở Côn Minh (Kunming, Vân Nam, Trung Hoa). Toán thứ hai là O.S.S. 404 do trung tá Peter Dewey làm trưởng toán, đóng trụ sở ở Tích Lan (Ceylon tức Sri Lanka). 

Khoảng giữa tháng 4-1945, HCM cùng hai nhân viên vô tuyến của O.S.S. về Cao Bằng. Từ đây, O.S.S. chính thức hợp tác với VM. Ngày 16-7-1945, A. Patti gởi một toán tình báo hỗn hợp Mỹ-Pháp, do thiếu tá Allison K. Thomas chỉ huy, gồm 6 người, nhảy dù xuống làng Kim Lộng (Tân Trào, Tuyên Quang). Toán tình báo nầy bắt tay ngay vào việc, lập một phi trường tạm thời cho phi cơ nhỏ hạ cánh, chọn 100 cán bộ VM để huấn luyện. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập 2: 1925-1945, Houston: Nxb. Văn Hóa, tt. 358-359.)

Sau khi Nhật đầu hàng ngày 14-8-1945, thiếu tá A. Patti, trưởng toán O. S. S. 202, đến Hà Nội ngày 22-8-1945 bằng phi cơ. Patti khá thân thiện với giới lãnh đạo VM, đã giúp HCM soạn và sửa lại bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945. (A. Patti, sđd. tr. 223.) Đây là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên do vua Bảo Đại công bố tại Huế ngày 11-3-1945. 

Về phía VM, khi nhóm O.S.S. đến Việt Nam, tuy bề ngoài thân thiện, nhưng VM lo ngại các nhân viên O.S.S. theo chế độ dân chủ, lại chịu ảnh hưởng của nhà cầm quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa, sẽ ủng hộ VNQDĐ, Việt Cách, Đại Việt, là các đảng phái chính trị theo lý tưởng dân tộc, dân chủ, đối lập với VM cộng sản. Nhân viên O.S.S. rút đi là điều VM mong muốn, vì không có người nước ngoài, VM sẽ dễ thi hành kế hoạch tiêu diệt các đảng phái đối lập, chiếm độc quyền chính trị.
Những sĩ quan O.S.S. khuyến khích VM đòi độc lập, tách ra khỏi nước Pháp, hướng về phía Hoa Kỳ, và hứa hẹn Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam xây dựng lại nền kinh tế đã suy sụp, tái thiết lại các hải cảng và các thiết lộ. (Philippe Devillers, sđd. tr. 202.)

Tại Nam Kỳ, theo kế hoạch Embarkment, để điều tra tội phạm chiến tranh ở Đông Dương, trung tá Peter Dewey, trưởng toán O.S.S. 404 (Hoa Kỳ) ở nam Đông Dương, đến Sài Gòn ngày 2-9-1945. Ngày 26-9-1945, trung tá Dewey bị bắn chết trên đường từ phi trường về trụ sở O.S.S.. Nguyên nhân do phía VM đưa ra là vì tướng Douglas Gracey, tư lệnh lực lượng Anh đến Sài Gòn giải giới quân đội Nhật, không cho phép Peter Dewey trương cờ Mỹ khi di chuyển, nên Dewey bị tưởng lầm là người Pháp và bị bắn. 

Sau biến cố nầy, ngày 29-9-1945, thiếu tá A. Patti ở Hà Nội được lệnh rút khỏi Việt Nam. Ngày 1-10-1945, A. Patti rời Hà Nội đi Côn Minh (Kunming, Trung Hoa), chấm dứt nhiệm vụ của ông tại Việt Nam. (A. Patti, sđd. tr. 364.) Toán tình báo O.S.S. bị rút khỏi Việt Nam có thể vừa vì cả Pháp lẫn VM đều không muốn toán O.S.S. có mặt ở Hà Nội.

Dư luận về phía Pháp cho rằng toán O.S.S. chống lại sự trở lui của người Pháp. Có thể vì dư luận nầy, ngày 5-10-1945, thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Dean Acheson (từ 1945 đến 1947) gởi cho đặc phái viên O.S.S. ở Côn Minh một điện văn báo cho biết rằng Hoa Kỳ "không phản đối cũng không tham dự việc Pháp tái lập sự kiểm soát Đông Dương." ("neither opposed nor assisted reestablishment of French control in Indochina"). (A. Patti, sđd. tr. 379).

Về phía VM, khi nhóm O.S.S. đến Việt Nam, tuy bề ngoài thân thiện, nhưng VM lo ngại các nhân viên O.S.S. theo chế độ dân chủ, lại chịu ảnh hưởng của nhà cầm quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa, sẽ ủng hộ VNQDĐ, Việt Cách, Đại Việt, là các đảng phái chính trị theo lý tưởng dân tộc, dân chủ, đối lập với VM cộng sản. Nhân viên O.S.S. rút đi là điều VM mong muốn, vì không có người nước ngoài, VM sẽ dễ thi hành kế hoạch tiêu diệt các đảng phái đối lập, chiếm độc quyền chính trị.

6. Các nước Cộng sản
Khi VM chiếm chính quyền năm 1945, đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) do Mao Trạch Đông lãnh đạo đang tranh đấu với Quốc Dân Đảng Trung Hoa do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, nên đảng CSTH chưa giúp được gì nhiều cho VM. 

Hồ Chí Minh về Hà Nội vào tháng 8-1945 để chuẩn bị cướp chính quyền, thì Stephane Solosieff, người Liên Xô, có thể là nhân viên tình báo, có mặt ở Hà Nội để theo dõi tình hình. Tại Hà Nội, Solosieff chủ động tìm gặp trưởng toán tình báo Hoa Kỳ (O.S.S) ở Hà Nội là thiếu tá A. Patti. (A. Patti, sđd. tr. 178.) Phải chăng Solosieff muốn báo cho phía Hoa Kỳ biết rằng đại diện của Liên Xô cũng đang có mặt ở Hà Nội để theo dõi tình hình? Lúc đó, không ai biết Solosieff liên lạc như thế nào với HCM? 

Ngày 28-8-1945, đại sứ Liên Xô ở Pháp là A. E. Bogomolov gởi về Moscow một công điện đề nghị áp dụng chế độ Quốc tế quản trị (International trusteeship) tại Việt Nam. Ngoại trưởng Liên Xô là Mikhailovich Molotov đã chỉ thị rằng "Liên Xô không có lập trường như vậy". (Đặng Phong, sđd. tr. 221.) Chỉ thị của Molotov cho thấy Liên Xô không đồng ý chủ trương Quốc tế quản trị. Lúc đó Liên Xô mới đặt nền thống trị tại các nước Đông Âu do quân đội Liên Xô chiếm đóng sau khi Đức bại trận. Liên Xô không muốn các nước khác xen vào chuyện Đông Âu và không muốn có chuyện Quốc tế quản trị ở Đông Âu, nên Liên Xô bác chuyện Quốc tế quản trị ở Việt Nam. Hơn nữa, Liên Xô muốn lấy lòng Pháp để vận động Pháp chống lại kế hoạch của Hoa Kỳ ở Tây Âu.

Hồ Chí Minh ra mắt chính phủ VNDCCH tại Hà Nội ngày 2-9-1945. Ngày 22-9-1945, HCM ký dưới tên là Hoshimin, gởi cho Stalin một công điện thông báo việc thành lập nước VNDCCH, nhưng không được Moscow trả lời hay chúc mừng. Ngày 21-10-1945, Hoshimin gởi một công điện thứ hai. Công điện nầy đến tay V. G. Dekanzonov, thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô. Ông nầy chuyển bức công điện cho Vụ trưởng vụ châu Âu I của Liên Xô với ghi chú: "Đề nghị không trả lời, đưa vào lưu trữ." (Đặng Phong, sđd. tr. 221.)

Trong khi đó, lễ đầu hàng và giải giới quân đội Nhật Bản tại Việt Nam chính thức được tổ chức ngày 28-9-1945 ở Hà Nội tại phủ toàn quyền Pháp cũ, dưới sự chủ trì của Lư Hán và đại diện Đồng minh. Trong phòng hành lễ treo bốn lá cờ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Trung Hoa và Liên Xô, không có cờ Pháp. Ngoài đại diện các nước Đồng minh, còn có sự hiện diện của đại diện Liên Xô là Stephane Solosieff. (A. Patti, sđd. tt. 360-361.)

Tại Hà Nội không có phái bộ ngoại giao của Liên Xô. Phái đoàn Ba Lan (Poland) thay mặt cho Liên Xô trong những liên lạc ngoại giao với Việt Nam. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 233.) Lúc đó, sau thế chiến thứ 2, Liên Xô bận rộn giải quyết những khó khăn kinh tế trong nước và nhất là đang lo đối phó với những khó khăn ở các nước Đông Âu mà Liên Xô mới chiếm đóng. Hơn nữa, chiến tranh lạnh chưa xảy ra, Liên Xô ít có quyền lợi ở Viễn đông nên chưa mấy chú ý đến Việt Nam. Tuy vậy, chắc chắn Liên Xô không ngừng theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, và không ai biết rõ sự liên lạc bí mật giữa hai đảng cộng sản của hai nước như thế nào? 

Trần Gia Phụng
(Toronto, 18-08-2015)