Friday, July 31, 2015

MƯỜI ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Hơn 100 năm trước, chí sĩ Phan Chu Trinh, người đã từng sang Nhật, Pháp có dịp nhìn lại xã hội VN, ông đã viết ra những lời tâm huyết này.

100 năm sau, VN đã thay đổi được những gì? Mời các bạn cùng suy ngẫm.

MƯỜI ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

01. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

02. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

03. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

04. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

05. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

06. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

07. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

08. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

09. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là "đầy tớ" của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v...


Phan Chu Trinh

Nhật Ký Biển Đông: Chiến Lược Nào Cho Hoa Kỳ Tại Biển Đông?

Nhật Ký Biển Đông: Chiến Lược Nào Cho Hoa Kỳ Tại Biển Đông?

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Bảy ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

-Sputnik News ngày 15/7/2015: "Thái Lan có thể đề nghị Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) ký kết thỏa thuận về Khu vực thương mại tự do (FTA). Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov, như TASS phản ánh. Ông Manturov nói thêm rằng Bộ Công-Thương đang chờ đợi phía Thái Lan hoàn tất hồ sơ xin tham gia FTA trước khi hết năm nay."

Liên Minh Kinh Tế Á- Âu bao gồm các quốc gia: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan và Việt Nam. Nay có thêm Thái Lan, liên minh sẽ có tầm vóc thương mại lớn hơn.

-AFP ngày 16/7/2015: "Đạo luật về an ninh gây tranh cãi đã được hạ viện thông qua vào ngày Thứ Năm mà những người chống đối cho rằng đã phá hoại 70 năm hòa bình và sẽ thấy lần đầu tiên quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài kể từ Thế Chiến II." Cũng theo AFP, "Liên minh đang cầm quyền của Abe đã bỏ phiếu một mình (độc diễn) sau khi phe đối thủ bỏ ra ngoài để phản đối- một hành động phản ảnh sự lan rộng của công luận chống đối đạo luật này. Những người phản đối phần lớn thuộc lứa tuổi trung niên và người già, họ nói rằng đạo luật có nghĩa rằng Nhật Bản bị lôi kéo vào những cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở khắp nơi trên địa cầu." Nhưng Ô. Abe nói rằng, "Tình hình an ninh bao quanh Nhật Bản gia tăng nghiêm trọng. Những đạo luật như thế này cần thiết để bảo vệ tính mạng của người dân và phòng ngừa một cuộc chiến tranh trước khi nó xảy ra." Theo PetroTimes ngày 17/7/2015, phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Mỹ, Đô Đốc Nhật Bản Katsutoshi Kawano dự báo Trung Quốc sẽ còn quyết liệt hơn nữa trong tranh chấp chủ quyền với các láng giềng ở Biển Đông và thậm chí, Bắc Kinh sẽ tìm cách mở rộng tầm với của họ vượt qua chuỗi đảo ở Thái Bình Dương.

Không biết Nhật Bản có đi quá xa trong mục tiêu "phòng vệ" không? Tham chiến ở nước ngoài tức là có thể đem quân đi đánh khắp nơi…tùy theo sự giải thích của Nhật. Trong khi dân chúng Nhật rầm rộ xuống đường phản đối đạo luật về an ninh và các dân biểu bỏ phòng họp ra ngoài thì phe Cộng Hòa ở Hoa Kỳ kịch liệt chống đối thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư, Thủ Tướng Do Thái cãi nhau với Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh…phản ảnh tình trạng vô cùng phức tạp của tình hình chính trị thế giới.

Thế mới hay nhân quyền là con dao hai lưỡi, đôi khi lợi bất cập hại. Hiện nay Hoa Kỳ đang gặp khó khăn vế ngoại giao với Thái Lan và Ai Cập cũng chỉ vì vấn đề nhân quyền – nguy cơ đẩy Thái Lan gần với Hoa Lục và Ai Cập xích lại gần với Nga. Việc Hoa Thịnh Đốn hăm dọa cắt đứt viện trợ cho Kyrgyzstan cũng là bài học cho bất cứ quốc gia nào nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Viện trợ của các cường quốc không bao giờ mang tính "nhân đạo" hoặc "vô vị lợi" như người ta tưởng, mà nó là miếng mồi thơm phức, nhưng nếu con cá đớp phải, lưỡi câu móc vào miệng con cá khiến con cá không thể thoát ra được.
-International Business Times ngày 16/7/2015: "Hải Quân Hoàng Gia Thái Lan loan báo họ đã đình chỉ dự định mua ba tầu ngầm của Trung Quốc trị giá cả tỉ đô-la khiến gây ồn ào trong công luận - hiện vẫn đang cần sự chấp thuận của chính phủ. Quyết định tạm ngưng này được loan báo khi các chuyên gia trong và ngoài nước bày tỏ lo lắng về việc mua bán sẽ ảnh hưởng tới mối liên hệ Thái Lan-Hoa Kỳ."

Thế mới hay, nước nhỏ muôn đời là khổ. Đi với một ông thì bị ông kia thù oán. Đi với cả hai ông thì bị kẹp vào giữa, không biết luồn lách sao đây?

-AFP ngày 16/7/2015: "Phi Luật Tân nói rằng họ có thể sẽ cho mở lại một căn cứ hải quân trước đây của Mỹ (Căn Cứ Subic) đã đóng cửa cách đây hơn 20 năm để đưa các thiết bị quân sự vào đây hầu đối phó với tình hình có thể bùng nổ tại Biển Đông."

-Sputnik News ngày 17/7/2015: Với bài viết có tiêu đề "Miền Nam Thái Lan- Một Điểm Nóng Của Thế Giới", Giáo Sư Natalia Rogozhina, nhà phân tích chính trị người Nga nêu ý kiến: "Thái Lan có vị trí đặc biệt trong số các nước ở Đông Nam Á đang phải đương đầu với mối đe dọa của chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Đã hơn nửa thế kỷ, ở đây tồn tại tới mười tổ chức dân tộc ly khai. Họ ủng hộ việc thành lập nhà nước Hồi giáo độc lập Pattani trên lãnh thổ ba tỉnh biên giới phía nam giữa Thái Lan và Malaysia. Theo tham khảo của chúng tôi, các tổ chức này không những chiến đấu chống chính phủ Thái Lan mà còn chống lại bất cứ những gì cản trở họ đạt mục tiêu. Đối tượng bị khủng bố không chỉ có cảnh sát và lực lượng an ninh mà cả thường dân. Trong mười năm kể từ năm 2004, ở miền Nam Thái Lan đã có 6.200 người bị giết. Con số này lớn hơn nhiều số người thiệt mạng trong cùng thời gian ở Dải Gaza khét tiếng của Trung Đông, địa bàn đối đầu giữa những kẻ khủng bố Palestine và quân đội Israel."

-Sputnik News ngày 20/7/2016: "Vài trăm người Hà Lan xuống đường biểu tình ở Eindhoven, yêu cầu một cuộc điều tra độc lập không nhuốm màu chính trị. Đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự bất bình về cách thức đưa tin của truyền thông. Theo họ, sự thật đến nay vẫn chưa được làm rõ. Thậm chí, đang bị che giấu kỹ càng. Chúng tôi tập hợp ở đây ngày hôm nay để nói- chúng tôi không đồng ý với cách làm của chính phủ trong việc điều tra thảm họa MH17, những người biểu tình cho biết. Chúng tôi không đồng tình với thực tế dư luận chỉ được tiếp nhận những mẩu thông tin dối trá và tin đồn. Đã một năm nay người ta giấu sự thật với chúng tôi."

-AFP ngày 21/7/2015:"Phi Luật Tân dự trù tăng 25% ngân sách quốc phòng kỷ lục tức $552 triệu đô-la cho năm tới với mục đích chính là hỗ trợ cho việc công bố chủ quyền tại Biển Đông." Hiện nay ngân sách quốc phòng của các quốc gia Đông Nam Á tính bằng đô-la Mỹ, được xếp hạng như sau: Singapore 9.7, Thái Lan 8.1 tỉ, Nam Dương 8.1 tỉ, Việt Nam 4.3 tỉ, Phi Luật Tân 2.4 tỉ và Miến Điện 2.4 tỉ. Trong khi ngân sách quốc phòng của Hoa Lục khoảng 148 tỉ, Hoa Kỳ 637 tỉ.

-AFP (Bishkek, Kyrgyzstan) ngày 21/7/2015: "Kyrgyzstan đã xé bỏ thỏa hiệp hợp tác lâu đời với Hoa Kỳ sau khi Hoa Thịnh Đốn trao tặng giải thưởng nhân quyền cho một nhà đấu tranh thuộc sắc dân thiểu số đang bị cầm tù. Kyrgyzstan là quốc gia vùng Trung Á cùng Hoa Kỳ ký kết thỏa hiệp hợp tác năm 1993 và là quốc gia có tính chiến lược cho phép Hoa Kỳ lập căn cứ tiếp vận cho cuộc chiến Afghnistan cho tới năm 2014. Trong khi đó Hoa Thịnh Đốn cảnh cáo rằng mọi hành vi cắt đứt thỏa hiệp sẽ gây nguy hại cho những chương trình trợ đem lại lợi ích cho người dân Kyrgyzstan." Theo Reuters ngày 27/7/2015, Tổng Thống Almazbek Atambayev nói rằng, qua việc trao giải thưởng này Hoa Kỳ đã tạo ra sự hỗn loạn trên đất nước Kyrgyzstan.

Thế mới hay nhân quyền là con dao hai lưỡi, đôi khi lợi bất cập hại. Hiện nay Hoa Kỳ đang gặp khó khăn vế ngoại giao với Thái Lan và Ai Cập cũng chỉ vì vấn đề nhân quyền – nguy cơ đẩy Thái Lan gần với Hoa Lục và Ai Cập xích lại gần với Nga. Việc Hoa Thịnh Đốn hăm dọa cắt đứt viện trợ cho Kyrgyzstan cũng là bài học cho bất cứ quốc gia nào nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Viện trợ của các cường quốc không bao giờ mang tính "nhân đạo" hoặc "vô vị lợi" như người ta tưởng, mà nó là miếng mồi thơm phức, nhưng nếu con cá đớp phải, lưỡi câu móc vào miệng con cá khiến con cá không thể thoát ra được.

-Business Insider ngày 21/7/2015: Với tiêu đề, "Tinh thần bài Hoa đột nhiên lan rộng khắp Thổ Nhĩ Kỳ" (Anti-China sentiment is suddenly sweeping over Turkey) bài báo cho biết, "Biểu tình phản đối, đốt cờ, tấn công khách du lịch và nhà hàng, hung hăng kêu gọi phân biệt chủng tộc trên các trang mạng xã hội…Tinh thần bài Hoa lên tới cao điểm tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tuần lễ qua khi Thủ Tướng Recep Tayyip Erdogan chuẩn bị chuyến thăm viếng Trung Quốc vào cuối tháng này."

-International Business Times ngày 22/7/2015: Với tiêu đề "Hợp Tác Quân Sự Miên-Hoa: Ảnh Hưởng Của Hoa Lục tại Đông Dương Đã Lấy Đi Mất Ảnh Hưởng Của Mỹ Tại Châu Á Thái Bình Dương" (Cambodia-China Military Cooperation: Beijing Influence In Indochina Usurps Washington's Influence In Asia Pacific) bài báo đưa tin, "Bộ Trưởng Quốc Phòng Tea Banh của Cambodia kết thúc chuyến thăm viếng Bắc Kinh năm ngày vào tuần rồi. Ông đã gặp các giới chức quân sự cao cấp của Trung Quốc và nhận được cam kết trợ giúp từ Giải Phóng Quân Trung Hoa. Trong cuộc phỏng vấn của Ban Khmer của đài VOA, Ô. Tea Banh nói rằng mối bang giao của Cambodia với Trung Quốc mạnh hơn là với Hoa Kỳ…Một số nhà phân tích nói rằng hợp tác giữa Cambodia và Trung Quốc được cho là gia tăng mạnh mẽ giữa lúc có những tranh chấp về biên giới với Việt Nam."

Theo chiều dài của lịch sử, Cambodia luôn luôn ngả theo Trung Quốc để kiềm chế ảnh hưởng của Việt Nam. Tuy nhiên theo Ô. Hunsen- một chính tri gia vô cùng khôn ngoan, một cuộc xung đột biên giới sẽ gây thảm họa cho Kamphuchia. Do đó việc cãi cọ hay lộn xộn ở biên giới Việt-Miên lần hồi sẽ được giải quyết qua thương lượng. Việt Nam không có nhu cầu tấn công qua biên giới và Kampuchia cũng không ngu dại gì mà gây căng thẳng với Việt Nam dù có ông Trung Hoa đỡ đầu. Năm 1978, hơn 8000 cố vấn Trung Quốc còn chạy bò lê bò càng dưới thời Khmer Đỏ huống hồ bây giờ không có cố vấn Tàu. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại Kampuchia chắc chắn sẽ cản trở kế hoạch "Xoay Trục" của Hoa Kỳ. Và đó cũng là lý do khiến Hoa Kỳ xích lại gần hơn với Việt Nam. Một Đông Dương bất ổn sẽ chỉ làm lợi cho Trung Quốc.

-Voice of America (Bangkok) ngày 23/7/2015: "Vào ngày Thứ Năm, Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã gạt qua một bên những lo âu là Việt Nam đang làm lu mờ Thái Lan hiện vốn là trung tâm chế tác tại khu vực khi nói rằng Việt Nam là bạn chứ không phải đối thủ. Lời bình luận được đưa ra nhân dịp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Bangkok và giữa khi một số công ty ngoại quốc đã chuyển công việc chế tạo qua Việt Nam, một phần là vì lý do tiếp vận."

-VOA tiếng Việt ngày 27/7/2015: "Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang chế nhạo động cơ những chuyến thăm châu Phi của Tổng thống Barack Obama là lo ngại ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Bắc Kinh ở châu lục này. Ký giả Liu Zhun viết trong một bài xã luận đăng trên báo Anh ngữ Global Times ngày thứ hai rằng: Hoa Kỳ "rõ ràng thiếu một chính sách nhất quán về châu Phi" và coi Trung Quốc như một đối thủ tranh giành ảnh hưởng và các cơ hội kinh tế "thay vì (là) một thế lực xây dựng khác đem lại phúc lợi cho vùng đất này."

-Next Big Future ngày 28/7/2015: "Theo Bộ Trưởng Ngoại Giao Nam Dương Retno Marsudi, Tổng Thống Joko Widodo bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ xây dựng Nam Dương thành một căn cứ sản xuất tại Á Châu qua sự tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Ô. Widodo phát biểu quan điểm này nhân dịp gặp gỡ Ô. Du Chính Thanh - Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Đảng Cộng Sản Trung Hoa đang viếng thăm Nam Dương." Ô. Du Chính Thanh đã thăm Việt Nam sau vụ xung đột vì giàn khoan Haiyang 981 năm 2014.

-AFP ngày 29/7/2015: Giữa bầu không khí căng thẳng vì vấn đề người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) "Trong chuyến công du Trung Quốc gặp gỡ Ô. Tập Cận Bình, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố, "Hiện nay chúng ta đang tiến tới đường hướng xây dựng để đem lại nhiều hơn cho mối liên hệ họp tác chiến lược. " Còn Ô. Tập Cân Bình nói rằng, "Chúng tôi trước sau như một ủng hộ quan điểm rằng Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp đỡ lần nhau trên những vấn đề lớn và làm sâu sắc quan hệ hợp tác chiến lược."

Hiện nay mối bang giao quốc tế vô cùng phức tạp và rối như mớ bòng bong. Dưới thời Chiến Tranh Lạnh, hễ đã là đàn em hay liên minh quân sự với Mỹ thì không thể chơi với Liên-Sô hay Hoa Lục và ngược lại. Thổ Nhĩ Kỳ hiện nằm trong khối NATO đồng thời là đồng minh chiến lược của Mỹ, lại đi hợp tác chiến lược với Trung Quốc- kẻ thù tiểm tàng của Mỹ- thì chẳng qua cũng chỉ vì kinh tế. Hiện nay bất cứ chính quyền theo chủ nghĩa nào cũng đều phải ưu tiên phát triển kinh tế. Nếu kinh tế đình trệ, thất nghiệp lan tràn thì kẻ thù chính trị sẽ vin vào đó kêu gọi lật đổ hoặc thay thế ngay. Trong khi đó tiền bạc của Hoa Lục lại quá nhiều. Chủ nghĩa hoặc lý tưởng chính trị còn có thể suy đi nghĩ lại, nhưng đô-la (tiền bạc) thì khó cưỡng. Đó là lý do tại sao Hoa Lục hành xử phi luật pháp tại Biển Đông nhưng đi đến đâu cũng được "welconme" chỉ vì túi bạc. Tiền bạc có thể biến kẻ xâm lược thành ân nhân, kẻ cướp nước thành người lương thiện hoặc xóa mờ tội ác.

-AFP (Hà Nội) ngày 29/7/2015: Với sự tháp tùng của 30 lãnh đạo các công ty, trong chuyến viếng thăm lịch sử lần đầu tiên của vị thủ tướng Anh, "Ô. David Cameron hoan nghênh sự gia tăng mau chóng về giao dịch thương mại với Việt Nam. Thương mại song phương đã gia tăng gấp đôi vào năm ngoái nhưng chỉ là 0.5% trong tổng số thương mại toàn cầu của Anh. Nhân dịp này, công ty chế tạo động cơ máy bay Rolls-Royce đã ký kết thỏa hiệp bảo trì trị giá 580 triệu đô-la với Việt Nam Airlines . Ô. Cameron thực hiện chuyến viếng thăm bốn ngày tới Đông Nam Á (Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba và Việt Nam) với mục tiêu tìm kiếm thị trường tại khu vực đang phát triển nhanh chóng."

Hiện nay các chiến lược gia Hoa Kỳ nhận định rằng Hoa Kỳ không thể mở một cuộc chiến tranh tổng lực để tiêu diệt Hoa Lục vì một hành động như thế cũng là tự sát. Hơn thế nữa, chiến tranh tổng lực không thể ngừng ở chiến tranh quy ước. Một khi dùng nguyên tử để tiêu diệt Hoa Lục thì cũng phải tiêu diệt luôn Nga. Như thế cùng lúc Hoa Kỳ phải đón nhận hai cuộc trả đũa nguyên tử từ Nga và Trung Quốc…thì ít ra Mỹ cũng bị hủy diệt nửa phần đất nước. Vậy nếu Trung Quốc không bất ngờ tấn công Hoa Kỳ trước mà chỉ "gặm nhấm" dần Biển Đông thì chiến lược của Hoa Kỳ chỉ là "be bờ" và "ngăn chặn". Mà muốn "be bờ" hay "ngăn chặn" thi phải liên kết đồng minh, gửi lực lượng vừa phải tới để "cân bằng". Ngoài Nhật Bản ở phương bắc, tại Đông Nam Á, do yếu tố địa lý, do lịch sử cọ sát ngàn năm với Trung Quốc, do thực lực, Việt Nam đã được Mỹ lựa chọn để có thể sẽ trở thành một "tiền đồn" của Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc. Biện pháp này vừa "rẻ" vừa giúp Mỹ rảnh tay để canh chừng Trung Quốc.
Nhận Định:

Trong hai tuần cuối cùng của Tháng Bảy, chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh thêm về ảnh hưởng quốc tế và quân sự của Trung Quốc, những hoạt động coi thường Hoa Kỳ và đe dọa Việt Nam… từ đó chúng ta tự hỏi chiến lược sắp tới của Hoa Kỳ như thế nào để đối phó với Trung Quốc.

1) Sự lớn mạnh về quân sự
-AFP ngày 25/7/2015 dựa theo một bản tin của Tân Hoa Xã- Trung Quốc vừa phóng hai vệ tinh mới vào ngày Thứ Bảy khi nước này tự chế tạo hệ thống điều khiển vệ tinh để cạnh tranh với hệ thống GPS (Global Positioning System) của Hoa Kỳ. Một hỏa tiền mang theo những vệ tinh được phóng đi từ Trung Tâm Phóng Vệ Tinh Tứ Xuyên (Sichuan) vào lúc 8:29 chiều.

-NextBigFuture ngày 28/7/2015 cho biết, "Trung Quốc trình diễn/khoe những máy bay đổ bộ cỡ lớn và một thủy phi cơ mới nặng 50 tấn để hỗ trợ cho những chiến dịch ở Biển Đông." (China shows large amphibious hovercrafts and a new 50 ton seaplane will support South China Sea operations.) Những máy bay này có tầm hoạt động 5,500 km cho nên có tiến hành những hoạt động trọng yếu trong vùng Biển Đông."

2) Sự lớn mạnh về ảnh hưởng quốc tế
-National Interest ngày 29/7/2015: "Lo sợ gia tăng, đặc biệt tại Ấn Độ là Trung Quốc có thể sớm tiến hành dự án xây dựng đảo nhân tạo tại Ấn Độ Dương. Mối lo sợ bắt nguồn từ việc Maldives- một quần-đảo-quốc nhỏ bé tuần rồi đã thông qua tu chính hiến pháp lần đầu tiên cho phép nước ngoài có thể làm chủ lãnh thổ. Đặc biệt việc tu chính hiến pháp cho phép nước ngoài - nếu đầu tư hơn 1 tỉ đô-la được quyền làm chủ đất đai và quy định rằng 70% đất đai của đảo phải được biến cải từ biển."

Nếu Hoa Lục biến cải đảo rồi làm chủ và xây dựng căn cứ quân sự tại đây thì Hoa Lục sẽ tạo được căn cứ tiếp vận cho hải quân vươn xa tới Ấn Độ Dương và trấn giữ lối ra vào Vịnh Aden và Vịnh Ba Tư, tranh giành địa vị cường quốc biển với Mỹ. Xin đừng nhìn vào lớp "ba Tàu" bán hủ tíu, bánh bao, dầu cháo quảy, heo quay, tỉm sấm (điểm tâm) ở các khu China Town ở Mỹ hoặc Chợ Lớn năm xưa mà đánh giá thấp Hoa Lục.

3) Những hoạt động quân sự thách thức Hoa Kỳ và đe dọa Việt Nam
Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận Biển Đông từ ngày 22-31 Tháng 7 tại khu vực bao trùm các đảo, đá thuộc phía Đông Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã lên tiếng phản đối cuộc tập trận này và theo VOA tiếng Việt, phát ngôn viên Lê Hải Bình nói rằng, "Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, ngăn cản đà phát triển quan hệ hai nước, đe doạ an ninh an toàn hàng hải trong khu vực." Theo AFP ngày 28/7/2015 cuộc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông, theo Hải Quân Trung Quốc là nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên biển giữa lúc căng thẳng bùng phát về tranh chấp lãnh thổ. Cuộc tập trận có sự tham dự của 100 tàu chiến, hàng chục máy bay, tiểu đoàn hỏa tiễn của Sư Đoàn 2 Pháo Binh và binh sĩ thuộc bộ phận chiến tranh truyền tin." Không biết ông tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Cater, đô đốc Tư Lệnh Thái Bình Dương Scott Swift nghĩ sao về hành động này?

Dường như Hoa Kỳ càng cảnh cáo, Hoa Lục càng làm mạnh hơn để giành thế thượng phong tại Biển Đông. Phải chăng đây là hảnh động cảnh cáo việc Hoa Kỳ tuyên bố từ bỏ lập trường trung lập và xích gần lại với Việt Nam - tức tiến gần sát tới biên giới Trung Hoa?

Điều đáng chú ý là cuộc tập trận diễn ra chỉ một tuần sau khi Ô. Trương Cao Lệ - Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị Trung Quốc viếng thăm Việt Nam với những cam kết như sau, "Tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hợp tác thực chất cùng có lợi trên các lĩnh vực, đưa hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển ổn định, cân bằng, lành mạnh; tích cực nghiên cứu, trao đổi về việc xây dựng các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung; phối hợp giải quyết các vướng mắc trong các dự án hợp tác tại Việt Nam; khuyến khích các địa phương, nhất là các địa phương biên giới hai nước mở rộng giao lưu, hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác và phát triển kinh tế khu vực biên giới." (BBC tiếng Việt)

Rõ ràng cuộc tập trận nhằm đe dọa Việt Nam. Do đó, dù có cả trăm phái đoàn cao cấp của Trung Quốc tới Việt Nam - thì vẫn chỉ là thủ đoạn "câu giờ", "đánh đánh, đàm đàm" để từ từ lấn chiếm Biển Đông.

-Theo RFI ngày 22/7/2015: "Trung Quốc tố cáo Mỹ đi ngược lại lập trường mà Washington luôn khẳng định là « trung lập », không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông khi nhân vật phụ trách châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 21/07/2015 đã nói lại cho rõ : Hoa Kỳ không hề trung lập trong vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, và sẽ can dự mạnh mẽ để đảm bảo sao cho tất cả các bên đều tuân thủ luật lệ. Ông Daniel Russell- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương đã khẳng định một cách rõ ràng lập trường của Hoa Kỳ như trên nhân Hội nghị khoa học lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington tổ chức."

4) Phản ứng của Hoa Kỳ
Ngay sau khi những tin tức và hình ảnh của sáu hòn đảo nhân tạo được phổ biến, nhân chuyến viếng thăm Manila, theo AP ngày 17/7/2015: "Tân Tư Lệnh Hạm Đội Mỹ tại Thái Bình Dương bảo đảm với các đồng minh rằng quân đội Hoa Kỳ được trang bị tốt và sẵn sàng ứng phó với bất cứ tình thế bất ngờ nào tại Biên Đông nơi đã từ lâu sôi sục vì tranh chấp lãnh thổ khiến bất ổn lan rộng." Vào ngày 20/7/2015, AP loan tin vị tân tư lệnh Scott Swift này đã tham dự bảy giờ bay thám thính trên phi cơ do thám P-8 Poseidon mới nhất của Hoa Kỳ và gây phản ứng tức giận từ phía Hoa Lục. Tuy nhiên Đô Đốc Swift lại nói rằng ông chỉ tham dự chuyến bay thám thính thường lệ mà thôi. Rồi vào ngày 21/7/2015, ông đô đốc lại tuyên bố tại Đông Kinh (Tokyo) – mà theo AP có vẻ như muốn làm lành với Trung Quốc, " Chúng tôi có nhiều điểm tương đồng hơn là những gì chúng tôi làm trong việc cạnh tranh." (We have much more in common than we do in competition).

Một vị tư lệnh Thái Bình Dương, đích thân bay thám thính trên một vùng đang tranh chấp và là điểm nóng của thế giới tức là đi "thị sát mặt trận" để về có kế hoạch hành quân tiêu diệt địch. Nhưng khi trở về nhà rồi lại nói "vuốt đuôi", yếu xìu, chứng tỏ thế lúng túng của Mỹ khi đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông.

5) Việt Nam: Trọng tâm của kế hoạch "Xoay Trục"
Hiện nay các chiến lược gia Hoa Kỳ nhận định rằng Hoa Kỳ không thể mở một cuộc chiến tranh tổng lực để tiêu diệt Hoa Lục vì một hành động như thế cũng là tự sát. Hơn thế nữa, chiến tranh tổng lực không thể ngừng ở chiến tranh quy ước. Một khi dùng nguyên tử để tiêu diệt Hoa Lục thì cũng phải tiêu diệt luôn Nga. Như thế cùng lúc Hoa Kỳ phải đón nhận hai cuộc trả đũa nguyên tử từ Nga và Trung Quốc…thì ít ra Mỹ cũng bị hủy diệt nửa phần đất nước. Vậy nếu Trung Quốc không bất ngờ tấn công Hoa Kỳ trước mà chỉ "gặm nhấm" dần Biển Đông thì chiến lược của Hoa Kỳ chỉ là "be bờ" và "ngăn chặn". Mà muốn "be bờ" hay "ngăn chặn" thi phải liên kết đồng minh, gửi lực lượng vừa phải tới để "cân bằng". Ngoài Nhật Bản ở phương bắc, tại Đông Nam Á, do yếu tố địa lý, do lịch sử cọ sát ngàn năm với Trung Quốc, do thực lực, Việt Nam đã được Mỹ lựa chọn để có thể sẽ trở thành một "tiền đồn" của Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc. Biện pháp này vừa "rẻ" vừa giúp Mỹ rảnh tay để canh chừng Trung Quốc. Tuy nhiên do tình hình thế giới đổi thay, cái "tiền đồn" này khác hẳn với "tiền đồn Miền Nam" trước đây:

-Miền Nam trước đây không có khả năng tự lực cánh sinh về quân sự và kinh tế.
-Nếu có rút bỏ hoặc bán "tiền đồn" này thì Mỹ vẫn không chết.

Còn "tiền đồn" bây giờ khác hẳn:
-Việt Nam có khả năng tự túc về cả về quân sự lẫn kinh tế.
-Nếu rút bỏ "tiền đồn" này Mỹ sẽ khốn đốn ngay.

Hiện nay các chiến lược gia Hoa Kỳ đang làm sống lại Học Thuyết Domino có từ thời Eisenhower sau đó ám ảnh ba đời tổng thống: Kennedy, Johnson và Nixon. Nhưng Học Thuyết Domino cũ chỉ là "Con Ngáo Ộp" bởi vì sau khi Việt Nam trở thành quốc gia cộng sản thì Đông Nam Á đâu có mất vào tay Nga. Úc Châu, Tân Tây Lan, Hoa Kỹ vững như bàn thạch. Có ai dám đụng tới sợi lông chân Hoa Kỳ đâu ngoại trừ cuộc tấn công của Osama Bin Laden ngày 11/9/2001. Thế nhưng Học Thuyết Domino ngày nay lại trở thành sự thực hiển nhiên trước mắt, giống như một con quái vật đang lù lù tiến tới. Nếu Việt Nam xụp đổ, cả Đông Nam Á sẽ rớt ngay vào quỹ đạo của Trung Quốc. Khi đó Mỹ sẽ phải rút bỏ Phi Luật Tân để lui về cố thủ ở Guam. Từ Biển Đông, Trung Quốc sẽ bung ra khống chế biển lớn và Mỹ sẽ không còn khả năng kiểm soát Thái Bình Dương và chiến tranh nếu xảy ra sẽ là trên đất Mỹ chứ không còn ở nơi xa lắc xa lơ như trước. Đó là cơn ác mộng của Hoa Kỳ.

Do đó theo tôi, sau sáu năm thử thách, kế hoạch "Xoay Trục" Mỹ đã lấy Việt Nam là trọng điểm chiến lược. Mỹ sẽ "ôm cứng" lấy Việt Nam – ngoài yếu tố địa lý mà còn vì thực tế chính trị của Đông Nam Á khi Thái Lan, Kampuchia và mới đây Nam Dương đang ngả dần vế phía Trung Quốc.

Điều đó giải thích tại sao Ô. Obama mời Ô. Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Tòa Bạch Ốc, hai vị tổng thống Hoa Kỳ, ba vị bộ trưởng quốc phòng, bốn vị ngoại trưởng, tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã viếng thăm Việt Nam và theo BBC, Ô. John Kerry sẽ thăm Việt Nam từ ngày 6 tới 8/8/2015 - có lẽ để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Ô. Obama vào Tháng 11 năm nay và tướng chỉ huy lực lượng duyên phòng cũng sẽ thăm Việt Nam.

Đây là những chuyển động cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm biến Việt Nam thành một " chốt chặn" Trung Quốc tại Biển Đông thay vì trực tiếp đụng độ với Hoa Lục. Nhưng xây dựng "cái chốt", hay "tiền đồn" này như thế nào và sự đồng thuận của Việt Nam tới mức nào thì chúng ta chờ xem./-

Đào Văn Bình
(California ngày 31/7/2015)

Thursday, July 30, 2015

ĐƯỜNG TA TA CỨ ĐI

ĐƯỜNG TA TA CỨ ĐI1

Nhìn lại tình hình ĐCSVN thì thấy rõ trong nội bộ đảng, tình trạng kéo bè, kéo cánh, chống đối nhau vì quyền lợi rất phổ biến ở mọi cấp; đặc biệt ở thượng tầng của đảng, tình trạng đấu đá nhau lại càng nghiêm trọng đến nỗi… thuốc độc, chất phóng xạ cũng được dùng đến để trị nhau. Những năm gần đây, tại các hội nghị TƯ đảng, cuộc vật lộn giữa tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe cánh với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua nhiều keo từ hội nghị 6 (10.2012) cho đến hội nghị 10 (1.2015), ông Trọng đã bị thất bại ê chề. Trong lúc đó, thế và lực của Ba Dũng ngày càng vững, "đám ăn theo" ông ta trong TƯ đảng ngày càng đông. Theo dư luận, đến đại hội 12 săp tới, ông ta có thể leo lên ngai vàng tổng bí thư, và sẽ nắm toàn bộ quyền lực trong tay cả về mặt đảng lẫn nhà nước. Mặc dù người cầm đầu đảng sẽ thay đổi, sau đại hội sẽ có ban lãnh đạo mới, thế nhưng có thể tin chắc rằng về cơ bản ĐCSVN sẽ không thay đổi đường lối, chính sách, nhất là về mặt đối nội. Về mặt đối ngoại, có thể ĐCSVN sẽ thay đổi chút ít, ve vãn Hoa Kỳ nhiều hơn để mong dựa vào HK cứu chế độ độc tài toàn trị đang lâm nguy. Nhưng ĐCSVN không dám dựa hẳn vào Mỹ, vì ý thức hệ của những người cầm quyền không cho phép và vì họ sợ Trung Cộng (TC), nên về căn bản CSVN vẫn tiếp tục giữ thái độ thuần phục với TC. Hơn nữa, họ vẫn tiếp tục bị ràng buộc bởi những quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga và TC. Riêng với cá nhân tổng thống Putin của Liên bang Nga, Nguyễn Tấn Dũng, cũng như tổng bí thư và các ủy viên BCT đương nhiệm đều có lòng quý trọng sâu sắc, đặc biệt là Ba Dũng rất khâm phục cách cai trị nhà nước theo kiểu Putin. Những ai quan sát kỹ các cuộc gặp gỡ của họ với tổng thống Nga đều xác nhận như vậy. Cho nên khi ve vãn Mỹ, các người cầm quyền VN không thể không cân nhắc đến sự phản ứng của Nga. Còn về mặt đối nội, như đã nói trên, ĐCSVN vẫn tiếp tục đàn áp phong trào yêu nước và dân chủ, bóp nghẹt các tổ chức dân sự và hạn chế các quyền tự do, tiếp tục cưỡng chế tước đoạt ruộng đất của dân oan, tiếp tục bóc lột công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động... như trước. Dù Hoa Kỳ và các nước dân chủ Liên Âu, Canada, Úc có đòi hỏi VN phải thực thi dân quyền, nhân quyền, quyền của công nhân… nhưng tập đoàn cầm quyền CS vẫn tiếp tục lươn lẹo, bịp bợm để đánh lừa dư luận chứ không nghiêm túc thực thi mọi đòi hỏi của các nước dân chủ. Vì thế, các chiến sĩ dân chủ và nhân quyền cũng như toàn thể đồng bào chớ nên có ảo tưởng gì về ĐCSVN, về ban lãnh đạo mới cũng như tổng bí thư mới của đảng là họ có thể dân chủ hóa chế độ, mà trái lại các phong trào dân chủ cũng như các tổ chức dân sự cần tiếp tục đi theo con đường của chúng ta đã định là tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh đấu tranh cho chủ quyền đất nước, cho tự do, dân chủ và nhân quyền để tạo nội lực mạnh mẽ, đợi thời cơ giành lấy thắng lợi cuối cùng.

Cần nhận rõ rằng từ lâu rồi ĐCSVN đã đổi khác nhiều lắm. Nếu những năm 30, 40, phần đông đảng viên còn có lý tưởng CS và thật lòng tin vào lý tưởng đó – dù lý tưởng đó là không tưởng, nhưng họ vẫn hết lòng tin, chân thành tin, và đã chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn, toàn tâm toàn ý chiến đấu cho lý tưởng đó, dù phải hy sinh cũng không ngần ngại, – thì ngày nay, khi "thành trì đời đời bền vững của chủ nghĩa CS và phong trào CS quốc tế" là Liên Xô đã bị sụp đổ, chủ nghĩa Marx-Lenin đã "hết thiêng", hầu hết các đảng viên đều nhận ra cái gọi là "lý tưởng" đó chỉ là hoang tưởng. Giờ đây, trên 3 triệu 600 ngàn đảng viên CSVN không còn lý tưởng CS nữa, mà chỉ có "lý tưởng" thực dụng: vào ĐCS để có địa vị, dễ kiếm lợi, dễ tham nhũng, dễ bóc lột dân đen, dễ bảo đảm cuộc sống tốt cho mình và gia đình… Thực tế cho thấy ĐCS không còn là một đảng chính trị đứng đắn mà đã biến chất thành một đảng-nhà nước-mafia, thậm chí một băng đảng cướp, sống bám trên cơ thể của xã hội, đè nén, áp bức, tham nhũng, bóc lột nhân dân. Dù bị nhân dân thù ghét, nhưng ĐCS vẫn cố sống cố chết bám lấy quyền lực, và sở dĩ nó còn tồn tại đến ngày nay là nhờ bạo lực, khủng bố, đàn áp và tuyên truyền lừa dối, bịp bợm. Trước mắt quảng đại quần chúng nhân dân VN, kể cả các giai cấp công nhân, nông dân là những tầng lớp mà ĐCSVN coi là đồng minh chiến lược của đảng, thì bộ mặt thật xấu xa của ĐCSVN đã phơi bày quá rõ rệt. Cái thời dân chúng Việt Nam mê muội, mù quáng "tin yêu" đảng đã qua rồi, bây giờ đã bắt đầu thời khinh bỉ, thù ghét và hết sợ đảng. Những trận chiến đấu của dân oan ở Tiên Lãng, Hải Phòng, ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Vụ Bản, Nam Định, ở Thạnh Hóa, Long An… chống cưỡng chế thu hồi đất đai, những cuộc đình công hàng chục vạn công nhân lao động ở Sài Gòn, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang chống điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội của nhà nước, những cuộc xuống đường mãnh liệt ở Vĩnh Tân, Bình Thuận để phản đối ô nhiễm môi sinh, v.v… chứng tỏ điều đó. Trong thời đại "bùng nổ thông tin", thời đại Internet, người dân được biết nhiều hơn về những "thành tích bất hảo" của các "lãnh tụ", các cán bộ, đảng viên, từ lối sống xa hoa, đế vương, sa đọa, đến những vụ tham nhũng động trời, những nhà cửa, biệt thự lộng lẫy, hoành tráng, những xe hơi, du thuyền "siêu mốt", đến những chuyện bán đất, bán biển, bán đảo của Tổ quốc… nên uy tín của ĐCSVN đã hầu như chỉ còn là con số "không" trong lòng người dân. Trong lúc đó thì ngay trong nội bộ đảng, tình trạng kéo bè, kéo cánh, chống đối nhau vì quyền lợi rất phổ biến ở mọi cấp, nhất là ở cấp cao nhất. Tất cả các hiện tượng đó báo hiệu ngày tàn của ĐCSVN không còn xa nữa. Đảng sẽ sụp đổ như thế nào thì không ai biết trước được. Nhưng, chắc chắn là sự sụp đổ đó đang đến gần và điều đó không thể nào tránh được.

Cũng có người mong rằng trong đảng còn có những đảng viên sáng suốt nhận rõ tình hình thực tế để xoay chuyển tình thế, đưa ĐCS ra khỏi vũng lầy giáo điều, bảo thủ, thoát khỏi tình trạng tham nhũng tràn lan, thoát khỏi cái ách lệ thuộc tên láng giềng bành trướng, đưa đảng trở về với nhân dân. Họ cho rằng đó là con đường tốt nhất để hòa bình chuyển hóa chế độ độc tài toàn trị sang chế độ dân chủ đích thực. Nhưng, ước mong đó không thực tế, trước nhất vì ĐCS và "lý tưởng" CS chống lại dân chủ, họ không muốn và không thể xây dựng chế độ dân chủ đích thực. Hơn nữa, trong tình hình thực tế hiện nay, khi lực lượng giáo điều bảo thủ và thế lực bạc nhược, đầu hàng Trung Cộng đã từ rất lâu khống chế triệt để mọi ý hướng tiến bộ trong ĐCS thì chắc chắn rằng điều mong muốn đó không thể nào trở thành hiện thực được.

Phong trào dân chủ Việt Nam nhất định phải đi theo con đường riêng của mình mạnh bạo hơn, cương quyết hơn để tới mục đích cuối cùng. Theo chúng tôi nghĩ, con đường đó là ra sức phát triển và củng cố xã hội dân sự, ra sức vận động những người trong hệ thống quân-dân-chính của ĐCS có thiện cảm hay ít nhất có thái độ trung lập với phong trào yêu nước và dân chủ, vừa đấu tranh vừa tăng cường nội lực cho phong trào yêu nước và dân chủ, chờ đợi thời cơ để dũng cảm tiến lên giành thắng lợi cho công cuộc giải phóng dân tộc khỏi chế độ độc tài toàn trị.

THỜI CƠ SẼ ĐẾN
Chúng tôi nhấn mạnh "chờ đợi thời cơ để dũng cảm tiến lên giành thắng lợi…" là có ý nói rằng cần tránh tinh thần sốt ruột, phiêu lưu, manh động có thể gây thất bại cho phong trào, mà phải biết kiên nhẫn chờ đợi thời cơ thuận lợi để giành thắng lợi. Vì sao vậy? Chúng ta cần phải luôn luôn nhớ đến hoàn cảnh địa chính trị của nước ta. Số phận đã an bài đất nước ta sống cạnh một nước lớn đầy tham vọng bành trướng: từ thời phong kiến xa xưa cho đến thời CS ngày nay, nước đó luôn luôn có mưu đồ xâm lược nước ta, nhất là lợi dụng khi nước ta có biến động lớn hoặc bị suy yếu là họ kiếm cớ can thiệp vào. Vì vậy, các chiến sĩ dân chủ phải biết kiên nhẫn chờ đợi khi thời cơ đến mới có thể hành động quyết liệt để giành thắng lợi quyết định được. Vậy khi nào thời cơ sẽ đến? Thời cơ sẽ đến khi Trung Cộng bị sa lầy trong bạo loạn và trên đà sụp đổ, trong lúc đó "bọn thái thú Việt Cộng" của chúng ở phương Nam cũng đang trên đà tan rã. Chúng tôi biết, nghe như thế sẽ có những người phản đối cho rằng nhận định đó là viển vông: nước Tầu CS đang còn mạnh lắm cả về mặt kinh tế lẫn quân sự, và ĐCSVN với trên 3 triệu 600 ngàn đảng viên vẫn đang còn vững vàng, nếu cứ chờ đợi như thế thì bao giờ mới có thời cơ được?!

Ngay từ năm 2008, tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc đã nghiêm trọng, trong 10 tháng đầu 2008, đã có thêm 10,2 triệu người mất việc; tổng số sinh viên ra trường năm 2008 là 24 triệu người, nhưng các thành phố chỉ cung ứng được chừng 12 triệu việc làm thôi. Trên 200 triệu lao động nông thôn ra thành phố tìm việc đang gặp khó khăn, trong lúc đó thì các nhà máy của các công ty công nghiệp nhẹ và may mặc ở vùng duyên hải đông nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới, khối lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc bị giảm sút nhiều; vì thế, riêng tỉnh Quảng Đông được coi là trung tâm ngành công nghiệp chế biến để xuất khẩu có thể phải đóng cửa 1/5 số nhà máy trong tháng 1.2009. Các nhà nghiên cứu cho rằng từ năm 2009 tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự ổn định xã hội. Đó là: tổng số nợ của Trung Quốc trong khu vực công tư cao chưa từng có, chính phủ không dám công bố sự thật nên theo báo cáo của Bắc Kinh thì đến cuối năm 2012 số nợ ở mức 8.400 tỉ nhân dân tệ (1.400 tỉ USD) bằng 16% GDP (tổng sản phẩm nội địa), nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng thực ra con số đó cao hơn nhiều, theo Standar Chartered tổng số nợ của Trung Quốc là 40.000 tỉ nhân dân tệ chứ không phải 8.400 tỉ như chính phủ công bố, còn IMF đưa ra con số thấp nhất là 46%, tức là gần một nửa GDP. Nhiều địa phương không thể chi trả nợ được, và hiện đang nằm bên bờ vực phá sản. Đó là: bong bóng bất động sản đang có nguy cơ bị vỡ, hiện trong nước đã có hàng chục thành phố "ma", trong đó hai thành phố "ma" lớn nhất là Ordos ở Nội Mông và Trịnh Đông; ngoài ra còn những thành phố "ma" khác, như Trình Cống tỉnh Vân Nam, Doanh Đông tỉnh Liêu Ninh, Thường Châu tỉnh Giang Tô, Thập Yển tỉnh Hồ Bắc, Huệ Châu tỉnh Quảng Đông, Ôn Châu tỉnh Chiết Giang, v.v… Ngay cả ở tỉnh giàu có, như Giang Tô cũng có hai thành phố "ma". Còn ở Trịnh Châu thì có trung tâm mua sắm "ma" Orient Center – mở cửa ba năm mà chẳng bao giờ thấy bóng khách mua… Tổng số nhà cửa, căn hộ bị bỏ trống cả nước Trung Quốc lên tới 64 triệu căn hộ. Năm 2015, sau trận bong bóng địa ốc xì hơi thì tiếp đến đầu tháng 7 vừa rồi thị trường chứng khoán sụp đổ làm cho trên trăm triệu gia đình người dân Trung Quốc mấy năm qua đổ xô chơi chứng khoán với hy vọng làm giàu nhanh chóng nay bị mất trắng 2360 tỉ đô-la, tiêu tan hết cơ nghiệp và tài sản vì sự đổ vỡ này. Số thiệt hại trong vòng ba tuần lễ lớn bằng 35% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của cả nước Trung Quốc và sẽ còn có ảnh hưởng lâu dài đến thị trường bất động sản nước này! Đây lại thêm một chỉ dấu nữa cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bước tới thời kỳ nguy khốn. Đó là: một số lượng lớn các công dân lẫn cán bộ, đảng viên đã "bỏ phiếu bằng chân" rời bỏ đất nước;
Không đâu, các bạn ạ! Đó chỉ là nhìn bề ngoài mà không đi sâu vào thực chất. Viết đến đây, chúng tôi nhớ đến câu nói của Vaclav Havel, cố Tổng thống Cộng hòa Czech: «... Trong các buổi chuyện trò, nhiều lần tôi nhấn mạnh rằng trong một chế độ toàn trị, thật khó mà nhìn thấu ruột thấu gan của xã hội. Khi nhìn quanh chỉ thấy xã hội là một khối nguyên vẹn và đâu đâu cũng chỉ thấy một sự trung thành với chế độ. .../...do nỗi sợ đào luyện con người, nên cái vẻ ngoài nguyên vẹn như thế thực ra lại là vô cùng yếu đuối. Không một ai có thể tiên báo một ngày nào đó, chỉ một nắm tuyết cỏn con tình cờ sẽ tạo ra cả một trận núi tuyết lở. ...Cách đây hai chục năm, ở Tiệp Khắc có một nắm tuyết cỏn con xuất hiện dưới hình thù một cuộc đàn áp hung bạo đối với sinh viên, và nắm tuyết đó đã biến thành trận núi tuyết lở. Thế rồi toàn bộ hệ thống toàn trị đã lung lay, rồi sụp đổ như một tòa lâu đài ghép bằng giấy bồi».

Ngày nay, nhiều nhà Trung Quốc học nổi tiếng, như các giáo sư Gordon Chang, David Shambaug, v.v… đã chỉ cho chúng ta thấy ngày tàn của Trung Cộng đã bắt đầu, và họ cho rằng điều đó diễn tiến mạnh và nhanh hơn nhiều người tưởng. Vẻ ngoài của chế độ độc tài toàn trị của Trung Quốc trông tưởng là hùng mạnh và ổn định, nhưng bên trong của nó chứa đựng rất nhiều "quả bom nổ chậm". Đó là: một "búi" những mâu thuẫn cực kỳ nan giải của Trung Quốc: mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh chóng của vùng ven biển trù phú và vùng sâu trong nội địa nghèo khổ; mâu thuẫn giữa thành thị phát triển với vùng nông thôn lạc hậu; mâu thuẫn giữa các dân tộc – nhất là hai dân tộc Tây Tạng và Uighur – với dân tộc Đại Hán; mâu thuẫn giữa người nghèo với người giàu vì hố cách biệt quá xa giữa người giàu với người nghèo gây ra sự bất bình đẳng xã hội gay gắt. Thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc khoảng 8000 USD/năm, tuy thế 13,1% dân số vẫn sống dưới mức 440 USD/năm (1,25 USD/ngày). Đó là: tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm rất nghiêm trọng: ô nhiễm không khí đã ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm, nhân dân nhiều đô thị, nhất là Bắc Kinh và các vùng công nghiệp, không còn không khí trong lành để thở; nguồn nước có thể uống được đã giảm đi nhanh chóng, hơn 28 ngàn con sông đã chết; hạn hán tại các vùng Tây Bắc trở thành vấn nạn thường xuyên do lượng mưa ngày một giảm trong khi nhiệt độ lại cứ tăng đều đều làm cho tình trạng sa mạc hóa vùng Tây Bắc ngày càng trầm trọng. Sự hủy hoại môi trường và nạn ô nhiễm môi trường Trung Quốc đứng vào hạng xấu nhất trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của người dân, bệnh ung thư phát triển mạnh. Nhiều công ty nước ngoài đã chuyển xí nghiệp ra khỏi Trung Quốc và nhiều chuyên gia đã ra đi vì lý do môi trường. Để giải quyết vấn nạn môi trường, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ còn một cách duy nhất: hy sinh tăng trưởng kinh tế để đầu tư vào cải tạo môi trường. Nhưng như thế thì các bất ổn xã hội sẽ được dịp bùng phát mạnh hơn nữa. Đó là: từ năm 2012, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang sút giảm khá nhanh, chính phủ đang cố sức duy trì ở mức 7% để tạo đủ công ăn việc làm cho người dân, thu nhận lực lượng nhân công mới vào thị trường lao động, và duy trì sự ổn định, tránh những bạo động xã hội. Nhưng theo dự báo của nhiều nhà kinh tế, trong thời gian tới mức tăng trưởng có thể xuống đến 5%, sẽ khó tránh những bạo động xã hội lớn. Ngay từ năm 2008, tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc đã nghiêm trọng, trong 10 tháng đầu 2008, đã có thêm 10,2 triệu người mất việc; tổng số sinh viên ra trường năm 2008 là 24 triệu người, nhưng các thành phố chỉ cung ứng được chừng 12 triệu việc làm thôi. Trên 200 triệu lao động nông thôn ra thành phố tìm việc đang gặp khó khăn, trong lúc đó thì các nhà máy của các công ty công nghiệp nhẹ và may mặc ở vùng duyên hải đông nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới, khối lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc bị giảm sút nhiều; vì thế, riêng tỉnh Quảng Đông được coi là trung tâm ngành công nghiệp chế biến để xuất khẩu có thể phải đóng cửa 1/5 số nhà máy trong tháng 1.2009. Các nhà nghiên cứu cho rằng từ năm 2009 tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự ổn định xã hội. Đó là: tổng số nợ của Trung Quốc trong khu vực công tư cao chưa từng có, chính phủ không dám công bố sự thật nên theo báo cáo của Bắc Kinh thì đến cuối năm 2012 số nợ ở mức 8.400 tỉ nhân dân tệ (1.400 tỉ USD) bằng 16% GDP (tổng sản phẩm nội địa), nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng thực ra con số đó cao hơn nhiều, theo Standar Chartered tổng số nợ của Trung Quốc là 40.000 tỉ nhân dân tệ chứ không phải 8.400 tỉ như chính phủ công bố, còn IMF đưa ra con số thấp nhất là 46%, tức là gần một nửa GDP. Nhiều địa phương không thể chi trả nợ được, và hiện đang nằm bên bờ vực phá sản. Đó là: bong bóng bất động sản đang có nguy cơ bị vỡ, hiện trong nước đã có hàng chục thành phố "ma", trong đó hai thành phố "ma" lớn nhất là Ordos ở Nội Mông và Trịnh Đông; ngoài ra còn những thành phố "ma" khác, như Trình Cống tỉnh Vân Nam, Doanh Đông tỉnh Liêu Ninh, Thường Châu tỉnh Giang Tô, Thập Yển tỉnh Hồ Bắc, Huệ Châu tỉnh Quảng Đông, Ôn Châu tỉnh Chiết Giang, v.v… Ngay cả ở tỉnh giàu có, như Giang Tô cũng có hai thành phố "ma". Còn ở Trịnh Châu thì có trung tâm mua sắm "ma" Orient Center – mở cửa ba năm mà chẳng bao giờ thấy bóng khách mua… Tổng số nhà cửa, căn hộ bị bỏ trống cả nước Trung Quốc lên tới 64 triệu căn hộ. Năm 2015, sau trận bong bóng địa ốc xì hơi thì tiếp đến đầu tháng 7 vừa rồi thị trường chứng khoán sụp đổ làm cho trên trăm triệu gia đình người dân Trung Quốc mấy năm qua đổ xô chơi chứng khoán với hy vọng làm giàu nhanh chóng nay bị mất trắng 2360 tỉ đô-la, tiêu tan hết cơ nghiệp và tài sản vì sự đổ vỡ này. Số thiệt hại trong vòng ba tuần lễ lớn bằng 35% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của cả nước Trung Quốc và sẽ còn có ảnh hưởng lâu dài đến thị trường bất động sản nước này! Đây lại thêm một chỉ dấu nữa cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bước tới thời kỳ nguy khốn. Đó là: một số lượng lớn các công dân lẫn cán bộ, đảng viên đã "bỏ phiếu bằng chân" rời bỏ đất nước; giới kinh doanh cùng gia đình họ đang và sẵn sàng mang theo vốn liếng bỏ chạy ra nước ngoài hàng loạt. Năm 2014, Viện nghiên cứu Hồ Nhuận (Hurun Research Institute) Thượng Hải chuyên nghiên cứu về giới giàu có Trung Quốc, đã phát hiện ra rằng 64% các "cá nhân có lợi tức ròng cao" mà họ thăm dò (gồm 393 triệu phú và tỉ phú) đang di cư hoặc đang có kế hoạch di cư ra nước ngoài, chờ giờ phút thuận lợi để nhảy ra khỏi con tàu sắp lật của Trung Cộng. Trong sách Xanh về di dân Trung Quốc trên thế giới do Center for Chinese Globallization ấn hành cũng cho biết từ năm 1990, đã có 9,3 triệu người Trung Quốc di cư ra nước ngoài mang theo 2.800 tỉ nhân dân tệ (46 tỉ USD). Trong khi đó, Bắc Kinh đang cố tìm cách giải về nước một số lượng lớn những kẻ trốn chạy đem tiền ra sống ở nước ngoài. Theo tin của Bắc Kinh "khoảng 19 ngàn quan chức đã bị bắt giữ trong vòng 12 năm qua, đang lúc họ tìm cách trốn ra nước ngoài với lượng tiền kiếm được bất hợp pháp từ trong nước". Đó là: nạn tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới. Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp Trung Quốc vào hạng 80 trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm 2013. Chiến dịch "đánh hổ, đập ruồi" của Tập Cận Bình đã triệt hạ nhiều con hổ, nhưng thực ra mục đích chính của họ Tập là nhằm chặt vây cánh của phe đối lập để tập trung quyền lực vào tay cá nhân của ông ta. Đó là: sự bất mãn xã hội của công nhân, nông dân và nhiều tầng lớp quần chúng ngày càng tích lũy, hàng năm có đến trên hàng ngàn vụ bạo động dữ dội, do tranh chấp lao động, do cưỡng bức tước đoạt ruộng đất, do tham nhũng của các quan chức cán bộ, do việc ô nhiễm môi trường. Trong năm 2010 đã có 180 ngàn cuộc đình công, biểu tình, thậm chí bạo loạn, có nhiều cuộc rất mãnh liệt. Chẳng hạn, vào tháng 12.2011, 12 ngàn người dân Ô Khm, tnh Qung Đông bất bình với đảng ủy CS địa phương, đã nổi dậy và đui bí thư đng y. Chính quyn tnh Qung Đông đã phải lùi bước trước ý chí qut cường ca người dân Ô Khm, và tháng 3.2013 đã phải chp nhn cho dân làng này t chc mt cuc bu c trc tiếp và t do; h đã bu mt người lãnh đo ca phong trào ni dy, ông Lâm T Luyến, làm ch tch làng. Hay cuộc đụng độ giữa hàng trăm công an và nông dân giữ đất ngày 14.10.2014, tại huyện Tấn Thành, Côn Minh, tỉnh Vân Nam do chính quyền muốn cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân để giao cho công ty Pan-Asian xây dựng nhà máy. Hàng trăm công an được huy động đến đàn áp. Cảnh sát cơ động đã đánh chết hai người nông dân. Gần 1000 dân làng và các thị trấn lân cận nổi giận đã tập trung, đập phá xe cảnh sát, ném đá vào công an buộc họ phải tháo chạy; 8 công an không chạy kịp, bị dân chúng bắt được, trói lại và đốt sống. Đó là: sự run sợ của tập đoàn thống trị CSTQ trước những trào lưu dân chủ, tiến bộ. Từ khi lên ngôi vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tăng cường đàn áp chính trị rất ác liệt. Mục tiêu nhắm vào báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, nghệ thuật và văn học, các nhóm tôn giáo, Internet, trí thức, dân Tây Tạng và dân Uighur, những người bất đồng chính kiến, luật sư, tổ chức phi chính phủ, sinh viên đại học… Hoảng sợ trước "phong trào thoái đảng" đang sục sôi khắp Trung Quốc (số người thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội đã vượt qua con số 200 triệu), nên năm 2013, TƯ đảng đã ra một chỉ thị đưa xuống cấp dưới yêu cầu tất cả các đơn vị phải tìm ra mọi biểu hiện có vẻ tán đồng "các giá trị phổ quát" của phương Tây - gồm dân chủ lập hiến, xã hội dân sự, tự do báo chí và kinh tế tân tự do… để siết chặt sự kiểm soát cán bộ, đảng viên hơn nữa.

Nên nhớ rằng khi thời cơ đến, việc xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị tuy có những khó khăn nhất định, nhưng những người dân chủ vẫn có thể dễ dàng vượt qua được. Tuy nhiên, cái khó khăn cực kỳ lớn lao trước mắt những người dân chủ là việc xây dựng lại Đất Nước trên nền tảng dân chủ sau hơn 70 năm bị ĐCSVN tàn phá nặng nề về mọi mặt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều nát bét, ung thối, hư hỏng, trong lúc lòng dân còn ly tán, đạo đức trong xã hội còn sa đọa, sự phá hoại của những kẻ bị mất quyền lợi vẫn còn ngấm ngầm, v.v… Ngay cái việc giữ gìn trật tự, an ninh, kiềm chế lòng căm hờn của người dân đối với những kẻ ác ôn dưới chế độ CS để tránh những vụ trả thù đẵm máu, những vụ tự động "xử án", những vụ cướp của, hôi của phi pháp… cũng không đơn giản tí nào. Đó là chưa nói đến những thế lực "phục thù" cực đoan từ đâu đấy trở về gây rối loạn, trong lúc những người dân chủ trong và ngoài nước cần tập trung toàn bộ sức lực vào việc kiến tạo từ đầu một chế độ mới về mọi mặt: chính trị, kinh tế, tài chính, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v… Tất cả những khó khăn đó đòi hỏi những người dân chủ một sự sáng suốt cao độ, một bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, khôn khéo, cương quyết và bao dung, không để lòng thù hận và thói ích kỷ làm mờ tối cái tâm của mình, biết dẹp bỏ đầu óc phe phái, cục bộ, biết hòa giải, hòa hợp dân tộc, biết đoàn kết toàn dân VÌ LỢI ÍCH TỔ QUỐC TRÊN HẾT, biết tận dụng tài trí của mọi chuyên gia Việt Nam trong và ngoài nước (kể cả những chuyên gia đã từng phục vụ cho CS nay thành tâm muốn phục vụ cho chế độ dân chủ) để cùng nhau xây dựng lại nước nhà. Phải vận dụng được SỨC LỰC VÀ TRÍ TUỆ TẬP THỂ CỦA TOÀN DÂN, chúng ta mới có thể vượt qua được khó khăn lớn lao này. Cố nhiên, Công Lý đòi hỏi phải trừng trị nghiêm minh những kẻ đã từng gây tội ác nặng nề đối với Tổ Quốc và đồng bào, nhưng mọi việc đó phải làm theo đúng luật pháp với tinh thần công minh và không vướng chút lòng hận thù hay ý muốn trả thù nào.
Khi phân tích tất cả những điều nói trên, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sự sụp đổ của Trung Cộng đang đến gần, và theo dự đoán của nhiều người, sự sụp đổ đó sẽ không nhẹ nhàng, êm dịu mà có thể là dữ dội, hung bạo. Không ai biết khi nào sẽ xảy ra, nhưng hiện đã có tất cả những dấu hiệu cho thấy những "quả bom nổ chậm" sẽ bùng lên.

Còn về ĐCSVN, đã từ lâu các đảng viên và nhất là đám cán bộ càng cao càng không có lý tưởng gì hết, ngoài "lý tưởng" bám lấy quyền lực để cướp đoạt tài sản, ruộng vườn, nặn bóp nhân dân. ĐCS ngày nay đã trở thành một đảng-nhà nước-mafia chính hiệu, nói rõ hơn là một băng đảng cướp. Nó đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, từ tư tưởng, niềm tin, đến đường lối, chính sách và cán bộ... Nhưng nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với ĐCS là quần chúng nhân dân ta không còn ai tin băng đảng đó nữa, bề ngoài người ta bắt buộc phải giả vờ tung hô, nhưng khi có cơ hội thì người dân sẽ cho toàn ĐCS "xuống hố cả nút". Khi bọn bành trướng Đại Hán sắp bị nhân dân Trung Quốc quật đổ, thì lực lượng yêu nước và dân chủ của ta sẽ tăng trưởng vô cùng nhanh chóng, trong lúc đó tập đoàn thống trị CSVN mất chỗ dựa cuối cùng là TC thì sẽ càng lao đao, rối loạn… Tất nhiên, lúc đó chúng sẽ cố tìm cách ve vãn để bám Mỹ hòng cứu chế độ của chúng. Nhưng khi TC sắp/đã sụp đổ thì chắc gì Mỹ sẽ còn cần đến CSVN nữa, mà rất có thể Mỹ sẽ thấy cần thiết giúp cho lực lượng dân chủ VN đang lên, vì một nước VN thật sự dân chủ sẽ là một đồng minh chắc chắn và lâu dài cho HK trong tương lai. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho phong trào yêu nước và dân chủ nước ta! Những người dân Việt Nam yêu nước, bao năm đau đáu lo cho số phận của Tổ Quốc và Dân Tộc, thiết tha mong mỏi tự do, dân chủ phải biết chuẩn bị sẵn sàng mà chủ động, dũng cảm chớp lấy thời cơ ngàn năm có một để giành thắng lợi cho công cuộc giải phóng Tổ Quốc và Dân Tộc khỏi cái họa CS độc tài toàn trị này.

Xin hãy cảnh giác! Đừng hy vọng gì ở cái gọi là "nhóm cấp tiến" trong ĐCSVN cả! Đã bao thập niên nay chẳng thấy tăm hơi cái "nhóm" đó ở đâu cả! Còn khi thời cơ đến, những kẻ tự xưng là "nhóm cấp tiến" trong ĐCSVN sẽ chỉ là những tên cơ hội CS muốn nhân dịp thuận lợi "nẫng tay trên" thành quả đấu tranh hơn bảy thập niên của các chiến sĩ yêu nước trước đây và các chiến sĩ dân chủ ngày nay ở nước ta để tiếp tục thống trị Tổ Quốc Việt Nam.

CẦN CHỦ ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐÓN THỜI CƠ
Thời cơ bao giờ cũng đến rất bất ngờ, những người lãnh đạo phong trào cần chuẩn bị tinh thần, trí tuệ để tiên đoán tình hình có thể sẽ diễn biến ra sao và suy tính trước cách ứng xử của những người dân chủ phải như thế nào… Nên nhớ rằng khi thời cơ đến, việc xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị tuy có những khó khăn nhất định, nhưng những người dân chủ vẫn có thể dễ dàng vượt qua được. Tuy nhiên, cái khó khăn cực kỳ lớn lao trước mắt những người dân chủ là việc xây dựng lại Đất Nước trên nền tảng dân chủ sau hơn 70 năm bị ĐCSVN tàn phá nặng nề về mọi mặt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều nát bét, ung thối, hư hỏng, trong lúc lòng dân còn ly tán, đạo đức trong xã hội còn sa đọa, sự phá hoại của những kẻ bị mất quyền lợi vẫn còn ngấm ngầm, v.v… Ngay cái việc giữ gìn trật tự, an ninh, kiềm chế lòng căm hờn của người dân đối với những kẻ ác ôn dưới chế độ CS để tránh những vụ trả thù đẵm máu, những vụ tự động "xử án", những vụ cướp của, hôi của phi pháp… cũng không đơn giản tí nào. Đó là chưa nói đến những thế lực "phục thù" cực đoan từ đâu đấy trở về gây rối loạn, trong lúc những người dân chủ trong và ngoài nước cần tập trung toàn bộ sức lực vào việc kiến tạo từ đầu một chế độ mới về mọi mặt: chính trị, kinh tế, tài chính, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v… Tất cả những khó khăn đó đòi hỏi những người dân chủ một sự sáng suốt cao độ, một bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, khôn khéo, cương quyết và bao dung, không để lòng thù hận và thói ích kỷ làm mờ tối cái tâm của mình, biết dẹp bỏ đầu óc phe phái, cục bộ, biết hòa giải, hòa hợp dân tộc, biết đoàn kết toàn dân VÌ LỢI ÍCH TỔ QUỐC TRÊN HẾT, biết tận dụng tài trí của mọi chuyên gia Việt Nam trong và ngoài nước (kể cả những chuyên gia đã từng phục vụ cho CS nay thành tâm muốn phục vụ cho chế độ dân chủ) để cùng nhau xây dựng lại nước nhà. Phải vận dụng được SỨC LỰC VÀ TRÍ TUỆ TẬP THỂ CỦA TOÀN DÂN, chúng ta mới có thể vượt qua được khó khăn lớn lao này. Cố nhiên, Công Lý đòi hỏi phải trừng trị nghiêm minh những kẻ đã từng gây tội ác nặng nề đối với Tổ Quốc và đồng bào, nhưng mọi việc đó phải làm theo đúng luật pháp với tinh thần công minh và không vướng chút lòng hận thù hay ý muốn trả thù nào.

Người viết đã từng chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô quá đột ngột, không ai lường trước được, nên những người lãnh đạo phong trào dân chủ lúng túng, bối rối, rất khó tránh những sai lầm có hậu quả xấu. Đó là một bài học đáng nhớ cho chúng ta.

CẦN GIẢI TỎA MỘT NGỘ NHẬN
Theo chúng tôi nghĩ, trước mắt cần phải giải tỏa một ngộ nhận. Một số trí thức, nhân sĩ – thường là những người trước đây từng có vai vế trong bộ máy cầm quyền CS – có ý muốn đổi mới thật sự, có ước vọng cải cách chế độ, nhưng lại cho rằng phải dựa vào ĐCSVN, đề nghị ban lãnh đạo đảng đổi mới về chính trị thì mới hy vọng thành tựu được, vì họ lập luận: "thực ra, ngày nay ngoài ĐCSVN, không có tổ chức nào có thể làm được việc đó". Mới đây, một nhà trí thức có tên tuổi cũng đã tuyên bố trên đài BBC đại ý như vậy. Người viết nghĩ rằng đó là một ngộ nhận nguy hiểm. Chúng ta cần thấy rõ rằng tập đoàn thống trị ĐCSVN không những không yêu nước mà trái lại bán rẻ Tổ Quốc, không những không dân chủ, tự do mà chống lại dân chủ, tự do để cố duy trì chế độ độc tài toàn trị của chúng. Thế mà quý vị lại hy vọng vào cái ban lãnh đạo CSVN bảo thủ, giáo điều này sẽ thực hiện những đề nghị, kiến nghị, những cầu xin dân chủ hóa của quý vị thì chắc chắn là quý vị sẽ thất vọng, và phong trào dân chủ sẽ bỏ quý vị tụt lại đằng sau xa. Người viết tin chắc rằng nhiều nhà trí thức trong nước có ý kiến khác hẳn với quý vị. Cái nhìn của quý vị là "tĩnh", không phải "động", cái nhìn đó chỉ dẫn đến cái thuyết "cứ để cho ĐCSVN muôn năm trường trị Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam!" Lẽ nào quý vị lại muốn thế chăng?!

Mọi người đều biết, cha ông ta thường nói: "Thời thế tạo anh hùng". Nghĩa là trong đấu tranh sẽ xuất hiện người lãnh đạo giỏi. Và một khi phong trào nổi lên, nhất là khi nhân dân ta sắp/đã giành được thắng lợi sẽ không thiếu nhân tài xuất hiện cả trong nước lẫn ngoài nước, có đầy đủ trí tuệ và đức hạnh, có nhiều khả năng để điều hành việc nước hơn đứt cái băng đảng mafia lú lẫn, giáo điều, bảo thủ, tham nhũng hiện nay. Những đảng chính trị thật sự yêu nước, thương dân cũng từ những nhân tài đó mọc lên.

Chỉ có một điều rất quan trọng là dân mình phải biết tự hòa giải, hòa hợp với nhau, biết đoàn kết, gắn bó nhau lại thành một khối vững chắc thì Dân Tộc Việt Nam nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng, bảo vệ được nền độc lập, thiết lập được chế độ dân chủ đích thực, đa nguyên, đa đảng, đem lại công bằng xã hội và cuộc sống tự do, hạnh phúc cho người dân./.

Ngày 27.7.2015
Nguyễn Minh Cần

"1. Đường ta ta cứ đi…" – xin mượn lời một bài hát phổ biến hồi kháng chiến chống Pháp để làm tựa đề cho bài thứ hai này, tiếp sau bài thứ nhất Nghĩ về chuyến đi Mỹ của Tổng Bí Thư

Wednesday, July 29, 2015

HIỆN TƯỢNG DONALD TRUMP VÀ TINH THẦN BẢO THỦ CỦA MỸ

HIỆN TƯỢNG DONALD TRUMP
VÀ TINH THẦN BẢO THỦ CỦA MỸ

ĐỊNH NGUYÊN

Donald Trump là một ứng viên tổng thống vào năm tới (2016), 69 tuổi (sinh ngày 14 tháng 6 năm 1946), tên đầy đủ là Donald John Trump, Jr.  Ông ta là một tác giả có sách bán chạy; một thương gia giàu có, sở hữu chủ khoảng trên dưới 500 cơ sở thương mại; một ông trùm trong ngành địa ốc và truyền thông, giải trí; là sáng lập viên của Trump Entertainment Resort, nơi thường được ông ta tổ chức thi hoa hậu thế giới hằng năm.  Tài sản của ông ta ước tính vào khoảng 10 tỉ dollars... Ông có phi cơ riêng mà báo chí ví von "Trump Force One" (tương tự như Air Force One).  Ra ứng cử tổng thống, ông ta xài tiền túi, không cần tiền ủng hộ của bá tánh!

Một người nổi tiếng và giàu có như ông ta ra ứng cử tổng thống Mỹ là chuyện bình thường, sao gọi là "hiện tượng"? Và tại sao "hiện tượng" nầy có liên quan đến tinh thần bảo thủ của người Mỹ?

Chuyện như thế nầy,

Là người Mỹ trắng thuộc Đảng Cộng Hoà (bảo thủ), Donald Trump mở chiến dịch tranh cử rất ồn ào, không giống bất cứ ai từ trước đến nay trong cả hai đảng, Cộng Hoà (CH) cũng như Dân Chủ (DC). Ông ta tấn công mọi phía, tấn công đối thủ DC thì ít mà tấn công các "đồng chí" CH thì nhiều! Có người cho rằng điều nầy hợp lý vì bầu cử sơ bộ (Primary Election) nên ông Trump phải quyết tâm "hạ đo ván" những người cùng phe để dành sự đề cử của đảng.   Lập luận nầy không đứng vững khi Donald Trump công kích TNS. John McCain, một người CH không ra tranh cử kỳ nầy.  Ai cũng biết TNS. John McCain là người hùng của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam vừa qua.  Ông là phi công, lái máy bay oanh tạc Bắc Việt, phi cơ bị VC bắn rơi và bị bắt tù tại Bắc Việt 5 năm.  Thế mà Donald Trump chê John McCain không phải là anh hùng vì ông ta bị kẻ thù bắt (He is not a war hero because he was captured)!  Tội nghiệp, ông McCain xớ rớ đâu đó để xoan đạn của Donald Trump. 

Khởi đi từ vụ nầy, báo chí Mỹ nhận định Donald Trump đã châm ngòi cho cuộc nội chiến trong Đảng GOP (CH).  Sự thách thức và thái độ thái quá của ông Trump đã gây phản ứng gay gắt, không những từ phía những ứng cử viên tổng thống cùng đảng mà ngay tổ chức/lãnh đạo Đảng CH (RNC, Republican National Committees) cũng lên tiếng phản đối.  Họ tuyên bố rằng "Không có chỗ đứng trong đảng hoặc trên đất nước chúng ta dành cho những phê phán có tính gièm pha những người đã phục vụ tổ quốc một cách danh dự" (There is no place in our party or country for comments that disparage those who have served honorably).  Trước sự tấn công của Đảng và "đồng chí" mình, Donald Trump nổi giận, phát biểu "Đảng CH không ủng hộ tôi.  Họ chỉ ủng hộ tôi khi tôi đóng góp tiền bạc cho họ.  Tôi là túi tiền của họ.  Họ quả là khá ngu ngốc… Tôi đang đợi xem, những ngày tới Đảng CH đối xử với tôi như thế nào.  Nếu họ đối xử với tôi bất công, tôi sẽ căn cứ vào đó để hành động" (Yahoo! News, Donald Trump threatens to make Republicans' worst nightmare come true, tác giả Colin Campbell).  Ông ta lớn tiếng: "Các chính trị gia sẽ huỷ hoại đất nước nầy.  Họ quá yếu kém, việc làm của họ không có hiệu quả" (The politicians are going to destroy this country.  They are so weak, so ineffective). 

Người ta nghĩ rằng Donald Trump có thể thành lập đảng thứ ba để tranh cử tổng thống.

Trong một cuộc phỏng vấn của báo The Hill newspaper, Donald Trump tuyên bố: "Tôi muốn làm những gì tốt đẹp cho đất nước, không phải những gì có lợi cho những nhóm lợi ích đặc biệt, càng không phải cho những kẻ vận động hành lang, những nhà tài trợ".  (Hoan hô ông Donald Trump về những điểm nầy.  Các chính gia Mỹ, CH cũng như DC, ai dám tuyên bố như thế?  Ai dám thoát khỏi vòng kim cô của các nhóm lợi ích, các nhà tài trợ?).

Xem thế "nội chiến" trong Đảng CH khá gay cấn.  Donald Trump thách thức sẽ tiếp tục công kích tất cả trong suốt thời kỳ tranh cử cho đến khi đắc cử tổng thống mới thôi.

Donald Trump đúng là một hiện tượng, một đề tài "hot", rất "hot" xuất hiện trên báo chí, truyền thanh, truyền hình khắp nước Mỹ.  Ông ta bộc trực, mạnh miệng, thẳng thừng không kiên dè ai đến nổi truyền thông Mỹ gọi ông ta là "Outspoken man"!  Hiện tượng "Outspoken man" nầy đang làm Đảng CH bối rối, vừa sợ mất uy tín đảng, vừa không biết giải quyết sao cho hợp lý.  Nếu không để ông ta đại diện đảng ra tranh cử thì mất dân chủ;  ngược lại, nếu đề cử ông ta ra tranh cử thì đối phương sẽ có nhiều lợi thế, không khéo White House sẽ lọt vào tay DC thêm một lần nữa.  Thông thường, hình như sau 8 năm cầm quyền của một đảng (hành pháp), dân Mỹ muốn thay đổi đảng khác.  Bill Clinton (DC) 8 năm, Goerge W. Bush (CH) 8 năm, Barack Obama (DC) 8 năm.  Tuy không có gì chắc chắn, nhưng theo quan sát thực tế ấy, kỳ nầy Đảng CH có rất nhiều hy vọng.   Đội ngũ ứng cử viên tổng thống từ Đảng CH khá đông đảo, có tới 16 người.  Họ muốn nắm bắt cơ hội nầy để làm tổng thống chăng?  Với "hiện tượng" Donald Trump, không biết kết quả sẽ như thế nào.

Đó là "nội công", bây giờ xét đến "ngoại kích" của Donald Trump.

Sau khi tuyên bố ra tranh chức tổng thống, ông ta đã lớn tiếng tố cáo chính phủ Mexico cố ý đẩy những thành phần bất hảo như hiếp dâm, buôn bán ma tuý, trộm cướp và những thành phần tội phạm khác vượt biên giới qua Mỹ, gây bất ổn vào náo loạn cho xã hội Mỹ.  Đảng CH chống di dân lậu từ Mexico (và nam Mỹ) nhưng không ai trong đảng đổ lỗi cho chính phủ Mexico một cách mạnh miệng, không vị nể, không cần biết đúng sai như Donald Trump.  Không ai trong đảng "vơ đũa cả nắm", coi tất cả những người di dân bất hợp pháp từ Mễ đều là những thành phần tội phạm ghê tởm như Donald Trump.  Không những ông ta xúc phạm khối người di dân lậu mà còn xúc phạm đến tất cả các cử tri gốc Mễ tại Mỹ và cả dân tộc Mễ tại đất nước của họ.  Sau khi Donald tuyên bố như thế, các ứng viên người đẹp của Mễ tẩy chay không tham gia cuộc thi hoa hậu thế giới do Donald Trump tổ chức tại Trump Entertainment Resort.  Ngoài ra, vài nơi ở Mỹ còn có biểu tình chống Donald Trump, tố cáo ông ta là Marxist! 
Nước Mỹ là một nước đa chủng, và dù thuộc chủng tộc nào mỗi người cũng có một lá phiếu. Hai Đảng CH và DC nhiều khi phải tuỳ cơ ứng biến để kiếm phiếu, để sống còn. CH chống phá thai, chống đồng tính luyến ái, chống di dân bất hợp pháp, chống quan điểm cho rằng con người có thể hâm nóng địa cầu thay đổi khí hậu… Nhưng thực tế là những điều nầy đã hiện hữu hợp pháp trên nước Mỹ. Nếu CH chống đối những điều nầy mạnh quá thì sẽ mất phiếu của những thành phần quần chúng ủng hộ các quan điểm trên, chưa kể họ có thể bị lạc hậu. DC chủ trương kiểm soát và giới hạn sự lưu hành súng đạn trong xã hội nhưng tại những tiểu bang "đỏ", các dân biểu, nghị sỹ DC không làm gì được đành phải lơ ý đảng để theo lòng dân, lên tiếng ủng hộ việc dùng súng đạn tự do! Không thuận theo chiều gió như thế, họ phái cuốn gói đi chỗ khác chơi!

Những chuyện trên đây ai cũng có thể biết, nếu chịu khó theo dõi truyền thông báo chí. 

Đây là điều cần suy nghĩ.  Với cách vận động ồn ào mà đối thủ của ông (CH) gọi là "rude", là "big mouth", là "unfit for president"…; với sự "chống đảng" và các "đồng chí" của mình như thế mà lạ thay, theo thăm dò, trong 16 ứng cử viên đảng CH, Donald Trump dẫn đầu!!!  Tuy giàu có nhưng ông ta chưa hề tham gia sinh hoạt chính trị, so với các ứng cử viên nặng ký hiện nay như thống đốc, cựu thống đốc, thượng nghị sỹ… ông ta không là gì cả.  Thế mà anh "lính trơn" nầy lại qua mặt các "sỹ quan cao cấp", chiếm vị trí hàng đầu của đảng CH!  Điều nầy có ý nghĩa như thế nào?  Rõ ràng là quần chúng bảo thủ thích ông ta.  Quần chúng bảo thủ phần đông da trắng và thuộc đảng CH.  Họ thấy đảng CH không bảo thủ đúng mức, không làm mạnh để thoả mãn ước vọng của thành phần thượng đẳng (white supremacists) như họ nên họ khoái ông Trump. 

Để tồn tại, Đảng CH không thể lúc nào cũng theo đúng chủ trương bảo thủ mà đôi lúc phải lấp lửng hoặc thoả hiệp với đảng DC làm quần chúng bảo thủ bất bằng.  Donald Trump huỵch toẹt tố cáo sự "yếu kém" (weak), sự "thiếu hiệu quả" (ineffective) nầy của các chính trị gia bảo thủ đảng CH nên ông ta được ủng hộ.  Với tình hình như thế, ai là người cơ hội chủ nghĩa, Đảng CH hay Donald Trump?   Có lẽ cả hai.  Nhưng Đảng CH phải "cơ hội chủ nghĩa" vì chẳng đặng đừng.  Donald Trump "cơ hội chủ nghĩa" để gây sự chú ý hòng kiếm phiếu, vì ngoài sự giàu có, ông ta chưa có kinh nghiệm và thành tích nào về an dân và trị quốc cả.  Với tình trạng nầy, ông ta khó có thể được đảng đề cử trong vòng sơ bộ sắp tới.  Nếu điều nầy xẩy ra, liệu ông ta có dám thành lập đảng thứ ba để tranh cử không?  Và nếu ông ta có điều kiện ra tranh cử, có khả năng nào đưa ông ta vào Toà Bạch Ốc không? 

Hãy xét qua các thành phần cử tri

Nếu tất cả các thành phần bảo thủ dồn phiếu cho Donald Trump, chưa chắc ông ta đã thắng cử.  Quần chúng Mỹ trắng không còn chiếm đa số tuyệt đối nữa. Hơn nữa, không phải người da trắng nào cũng bảo thủ, không phải đảng viên CH nào cũng ủng hộ sự phiêu lưu và gần như cực đoan, sự tố cáo vung vít của Donald Trump. Muốn thắng cử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ, người ta phải tranh thủ kiếm phiếu từ mọi thành phần dân chúng. Nước Mỹ là một nước đa chủng, và dù thuộc chủng tộc nào mỗi người cũng có một lá phiếu. Hai Đảng CH và DC nhiều khi phải tuỳ cơ ứng biến để kiếm phiếu, để sống còn. CH chống phá thai, chống đồng tính luyến ái, chống di dân bất hợp pháp, chống quan điểm cho rằng con người có thể hâm nóng địa cầu thay đổi khí hậu… Nhưng thực tế là những điều nầy đã hiện hữu hợp pháp trên nước Mỹ. Nếu CH chống đối những điều nầy mạnh quá thì sẽ mất phiếu của những thành phần quần chúng ủng hộ các quan điểm trên, chưa kể họ có thể bị lạc hậu.  DC chủ trương kiểm soát và giới hạn sự lưu hành súng đạn trong xã hội nhưng tại những tiểu bang "đỏ", các dân biểu, nghị sỹ DC không làm gì được đành phải lơ ý đảng để theo lòng dân, lên tiếng ủng hộ việc dùng súng đạn tự do!  Không thuận theo chiều gió như thế, họ phái cuốn gói đi chỗ khác chơi!  Làm chính trị không phải dễ như 1+1=2.

Với sự "gây hấn" với di dân Mễ như đã nói trên, ông Donald Trump khó mà chiếm được sự ủng hộ của cư tri trong thành phần nầy.

Donald Trump có kỳ thị chủng tộc không, chưa nghe ai nói tới.  Nhưng qua tình trạng cảnh sát da trắng bắn chết một số người da đen vừa qua, ông ta cho rằng "tại vì Tổng thống Obama"!  Phát biểu nầy mới nghe thật khó chấp nhận, nhưng nghĩ kỹ thì ông ta có lý.  Ông Barack Obama, một người chưa có bề dày chính trị, lại là một người da đen bỗng dưng trở thành tổng thống đầy quyền uy làm cho những người da trắng "cay mắt".  Vì kẹt hiến pháp và luật pháp không làm gì được ông Obama nên "giận cá chém thớt", người da trắng đè cổ quần chúng dân da đen trên răng dưới… ức hiếp cho bỏ ghét!  Như thế, nếu đọc được thâm ý của Donald Trump thì dân da đen khó mà dồn phiếu cho ông ta.

Cho nên, khả năng ông Trump trở thành tổng thống rất thấp, dù ông ta đang được thành phần bảo thủ ủng hộ, đang dẫn đầu trong hàng ngũ ứng cử viên CH.   

Trường hợp, gặp thời vận hay vì một cơ duyên nào đó, Donald Trump đắc cử Tổng Thống, tiến hành một sự cải cách lớn lao và toàn diện nhưng cũng khó mà thay đổi nguyên trạng của xã hội Mỹ để làm vừa lòng giới bảo thủ đã ủng hộ ông được.  Mỹ là nước thượng tôn luật pháp, có nền tự do dân chủ vững chắc.  Xã hội đa chủng/đa văn hoá của Mỹ đã hình thành từ lâu, không dễ gì mà đảo ngược để có lợi cho một thành phần nào đó, kể cả white supremacists./-

Sacramento, CA cuối tháng 7 năm 2015
ĐỊNH NGUYÊN