Friday, August 31, 2012
xuôi ngược trên CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (Bài số 7 – bài chót)
Tuesday, August 28, 2012
Phóng viên ghi lại hình ảnh HT. Thích Quảng Đức tự thiêu vừa qua đời
Trong một buổi tường trình tin tức, việc Malcolm Brownne cứ lập đi lập lại câu hỏi khiến một sĩ quan Mỹ cáu tiết nói, ""Browne, why don't you get on the team?" (*) Lúc đầu, giống như những bạn đồng nghiệp khác, Malcolm Browne coi việc Hoa Kỳ cam kết giúp đỡ chính quyền Sài Gòn đang bị bao vây là hợp lý (reasonable idea). Trong cuốn hồi ký viết năm 1993 nhan đề "Muddy Boots and Red Socks " ông nói, "không tới Việt Nam hàm chứa sự chống đối vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến tại Việt Nam" nhưng rồi ảo tưởng này/ ý nghĩ này ta vỡ khi bộ tham mưu của Kennedy tiến hành "cuộc chiến trong bóng tối" che dấu sự lính líu vào Việt Nam.
Giữa cơn phẫn nộ vì những bài tường trình có chủ ý, một vài phóng viên/ký giả nói rằng họ đã nhận được đe dọa giết và ông nói rằng tên ông đã nằm trong danh sách "những người được coi như kẻ thù (của Miền Nam) và phải loại trừ (eliminated)" Trong cuộc phỏng vấn năm 1998, ông nói rằng "ông không coi đó là quan trọng" nhưng khi chính quyền Miền Nam cho bắt vợ ông vì bà đã thôi việc tại bộ thông tin, Malcolm Brownne đã đứng ở ngưỡng cửa, mắt nhìn trừng trừng, tay vung cây súng của tàu ngầm - món đồ kỷ niệm.
Gầy, cao, tóc vàng, Malcolm Brownne có cá tính lập dị từ trong máu, thích bí tất đỏ mà ông nói rằng nó thích hợp – có lối phê bình cay độc giống như Oscar Wilde - ông nội của người anh em chú bác. Ông diễu cợt danh từ "truyền thông" (media) gốc Latin số nhiều - mà những người dối trá dùng khi ý nghĩa thật sự của nó chỉ là "lớp váng"(scum) trên bề mặt. Tóm lại, các nhà truyền thông nhận xét con người ông là phức tạp hơn là huyền thoại và trên hết ông ta là người độc lập. Phóng viên Horst Faas mất năm 2012 nói rằng, "Mal Browne là kẻ cô đơn, làm việc một mình, không chia xẻ tin tức với đồng nghiệp, ít khi hòa mình thân mật với nhóm phóng viên, là tay ngang bướng và không chịu thỏa hiệp sửa chữa bản tin với chủ bút hay bất cứ ai khác." Malcolm Brown trong cuốn sách "The New Face of War" (Bộ Mặt Mới Của Chiến Tranh) xuất bản năm 1965 - cuốn cẩm nang cho phóng viên mới vào nghề tại Việt Nam đã có những lời khuyên tối quan trọng như sau " Sắm một đôi giày bốt thật chắc, coi chừng cảnh sát chìm nghe lén những cuộc nói chuyện của phóng viên tại các quán bar và nếu bạn bò trên mặt đất với binh lính và nghe tiếng súng nổ, nhớ đừng ngóc đầu dậy để xem đạn từ đâu bắn tới, nếu không bạn sẽ là mục tiêu sau đó."
Các giới chức Miền Nam kiểm duyệt bản tin ban đầu gửi đi nhưng kết quả lẫn lộn. Có một lần ông đã bí mật gửi một bản tin cho AP ở Tokyo bằng cách dán (taping) một bản viết tay trên một tấm hình vô thưởng vô phạt. Vào năm 1965, tác động bởi trào lưu truyền hình gần như thống ngự những buổi bình luận, Malcolm Brown - người chưa bao giờ có một bộ máy truyền hình- đã rời AP để đầu quân cho ABC News in Việt Nam. Nhưng sau một năm ông lại rời ABC vì vấn đề quản lý.
Sau khi phiêu lưu vào lãnh vực viết cho các tạp chí, Malcolm Brown gia nhập New York Times năm 1968. Ông đã từng làm việc ở Nam Mỹ, Đông Âu và Á Châu, rồi lại bỏ và làm chủ bút cho một tạp chí khoa học và rồi quay trở lại Times năm 1985 - chủ yếu viết về khoa học. Ông cũng đã tường trình về chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 rồi cũng đụng chạm với các giới chức Hoa Kỳ về vấn đề kiểm duyệt tin tức.
Vào ngày 11 Tháng 8, Malcolm Brown trưng diện nhãn hiệu bí tất đỏ của ông và nói chuyện tại Thành Phố New York trong buổi lễ tưởng niệm các đồng nghiệp cũ tại Sài Gòn trong đó có Horst Faas và George Esper. Ông nói đây là cuộc "đoàn tụ gia đình" và luôn coi AP là gia đình thứ hai của ông. Cùng với bà vợ, gia đình quây quần bên quan tài ông gồm có con trai Timothy và con gái Wendy của bà vợ trước, người em Timothy và em gái Miriam. Bà quả phụ Le Lieu Malcolm Brown cho biết ông sẽ được chôn cất tại đất riêng của gia đình tại Vermont./.
Người chụp cảnh tự thiêu 1963 qua đời
Nhiếp ảnh gia Malcolm Browne, nổi tiếng nhất với bức ảnh chụp cảnh tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức, qua đời hôm 27/8.
Hãng tin AP cho biết ông qua đời vào tối thứ Hai 27/8 ở tiểu bang Hoa Kỳ New Hampshire.
Ông được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson năm 2000 và trải qua những năm cuối đời trên xe lăn.
Người vợ gốc Việt, mà ông gặp ở Sài Gòn, cho biết ông được xe cấp cứu đưa vào bệnh viện tối 27/8 và rồi qua đời.
Tấm ảnh lịch sử
Ông nhập ngũ năm 1956 và được gửi đến Hàn Quốc để lái xe tăng. Nhưng tình cờ ông viết báo cho một tờ báo quân đội, và từ đó quyết định đổi sang nghiệp báo chí.
Ông gia nhập hãng tin AP năm 1960 và được gửi đến Sài Gòn một năm sau để dẫn dắt văn phòng.
Hai đồng nghiệp, nhiếp ảnh gia Horst Faas và nhà báo Peter Arnett, cùng có mặt ở Sài Gòn trong năm đó. Bộ ba này, vào năm 1966, sẽ giành giải Pulitzer cho tường thuật của họ về Việt Nam.
Những người này, cùng các phóng viên đến miền Nam Việt Nam đầu tiên như David Halberstam, Neil Sheehan, Charles Mohr, Nick Turner, viết nhiều về tham nhũng và yếu kém quân sự.
Họ bị những người chỉ trích ở Sài Gòn và Washington cáo buộc là giúp đỡ đối thủ cộng sản.
Vào ngày 11/6/1963, xảy ra cuộc tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức ở ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt, phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.
Mặc dù nhiều phóng viên phương Tây được báo trước về sự kiện, nhưng chỉ có Browne tin tưởng và có mặt để chứng kiến.
Các tấm ảnh chụp cảnh vị hòa thượng tự thiêu trong cao trào khủng hoảng chính trị ở miền Nam đã được truyền đi khắp thế giới.
Tại Nhà Trắng, Tổng thống Kennedy nói với ông Henry Cabot Lodge, sắp sửa làm Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, rằng ông "bị sốc" vì các tấm ảnh và rằng "chúng ta phải làm gì về chế độ đó".
"Đó là sự mở đầu nổi loạn, và nó kết thúc bằng việc lật đổ và giết ông Diệm," ông Browne hồi tưởng vào năm 1998.
Năm 1964, ông cùng với David Halberstam của báo New York Times nhận chung giải Pulitzer nhờ tường thuật ở Việt Nam.
VỤ KIỆN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
Monday, August 27, 2012
GIEO HẠT TIẾNG CƯỜI
Người nông dân gieo hạt trên cánh đồng, ai cũng muốn những hạt giống vừa gieo sẽ nảy mầm thành một mùa bội thu trong những tháng ngày sau đó, nhưng chẳng ai biết trước được tương lai nó sẽ thế nào, nhưng dù gì thì cũng cứ phải gieo hạt đã.
Phật giáo dạy rằng: Hãy nhìn sự vật đúng bản chất của nó, để sự vật ấy tồn tại như chính nó đang tồn tại mà không bị nhuộm thêm những màu sắc khác mang tính chủ quan. Triết lý này tuy đơn giản nhưng thật khó để thực hành trong đời sống. Mỗi người đều có những thái độ và hành xử khác nhau trên cùng một sự việc. Cùng sự việc một cô hoa hậu đi thăm trại nuôi trẻ mồ côi, người nghĩ xấu bảo rằng cô mua danh, người nghĩ tốt cho rằng cô nhân ái. Cùng một hành động, với hai cách nhìn khác nhau, kết luận cũng trái ngược nhau.
Mọi người thường có thói quen nhìn nhận vấn đề theo kiểu riêng của mình và rất khó để thay đổi cách nhìn đó. Thái độ sống của từng người được hình thành theo những năm tháng họ sống. Sẽ khó lòng bảo rằng cuộc sống sẽ luôn tươi đẹp hơn đối với những người vốn hay sống bi quan và đố kỵ. Với họ, tất cả những sự việc đang diễn ra xung quanh dường như chỉ chực chờ lôi tuột họ xuống, trong khi những người sống lạc quan lại luôn thấy những khó khăn đang gặp phải như một dịp thử thách lòng can đảm, nghị lực vượt lên chính mình.
Nhìn nhận vấn đề một cách mạch lạc, không chủ quan, không suy diễn không phải là một điều khó, nhưng thường thì chả ai làm thế, vì sống ở đời thường phải có chính kiến chứ. Cũng chính vì chính kiến cá nhân kiểu ấy mà nhiều khi ta không thấy được những chiều khác của cuộc sống, những mặt khác, đôi khi tốt đẹp hơn của cùng một hành động.
Ta thử gieo hạt nhân ái vào đời, nhìn những khúc mắc trong đời sống ta đây bằng con mắt khác xem sao? Nhìn những khó khăn đang gặp kia, sâu tận trong bản chất của nó, tìm những gút thắt và dần gỡ chúng ra, xem ta sẽ học được gì từ những gút thắt ấy? Thử thay cách nhìn khó đăm đăm, đổi thái độ mà ta đang hằn học nhìn vào đời sống kia xem, ta sẽ nhận được những gì?
Khoa học chứng minh rằng, người ta sẽ hồi phục vết thương nhanh hơn, nếu ta tin tưởng rằng vết thương đang mang kia sẽ sớm lành. Mỗi sáng thức dậy, chính mình thử tặng mình một nụ cười xem, cuộc sống có vui hơn không? Chắc chắn ta sẽ được vui ít nhất là trong giây phút ấy. Không ai có đủ khả năng mang đến niềm vui cho ta bằng chính chúng ta, người ta mang đến hạnh phúc cho ta đấy, nhưng ta không thấy hạnh phúc thì điều đó có thể được gọi là hạnh phúc không?
Ta vui bởi vì ta thấy vui, ta hạnh phúc bởi đang hạnh phúc, điều đó phụ thuộc vào cảm giác bên trong của chính mình nhiều hơn là do người khác mang đến. Nếu ta nghĩ cuộc đời ta thật tươi, thì chẳng có nỗi buồn nào làm cuộc đời đang tươi kia héo hon được. Và hơn nữa khi niềm vui được nhân lên, lan toả, có ai đứng giữa đám đông mà không cười khi thấy người bên cạnh mình, người xung quanh mình đang cười vui vì sung sướng? Cái đó nhân gian gọi là "vui lây".
Như những hạt mầm kia, gieo xuống hạt tiếng cười, ta sẽ được niềm vui, ta sẽ thấy cuộc đời đáng sống bởi vì ta đang sống. Cứ gieo hạt đi, vì nếu không gieo, sẽ chẳng có gì để nảy mầm cả./.
Phạm Hoài Nam
Saturday, August 25, 2012
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đồng hành cùng Dân Tộc
Huỳnh Ngọc Tuấn
Tam kỳ ngày 28/06 âm lịch Nhâm thìn
Friday, August 24, 2012
Tôi Đang Huân Tập
Đào Văn Bình
Bạn ơi,
Tôi đang huân tập một đức tính: Hễ có ai chửi tôi, nhục mạ, bôi lọ tôi…tôi sẽ nhẫn nhục không trả lời. Nếu buộc phải trả lời tôi sẽ dùng lời lẽ ôn hòa, không dùng lời thô tục, hung dữ …để trình bày rõ sự việc, để mọi người được biết…mà không làm tổn thương đến người đang công kích hay thù hận tôi. Đức Phật dạy rằng "Muôn loài chúng sinh đều bình đẳng". Nếu con hổ có thể gầm, con sư tử có thể rống…thì con chim cũng có thể hát ca, con suối có thể reo, thậm chí loài côn trùng nhỏ bé cũng có quyền cất lên tiếng nỉ non giữa canh khuya. Ai cũng có quyền cất lên tiếng nói mà không một ai có quyền ngăn cản miễn sao tiếng nói đó không làm tổn hại tới người khác, không làm xáo trộn sự an vui của cộng đồng.
Tôi đang huân tập một đức tính: Không coi những phim ảnh, báo chí, video bạo lực bắn giết để giảm bớt những ý nghĩ hung ác, những tư tưởng bất thiện đã từ lâu được nuôi dưỡng, ẩn chứa trong đầu óc tôi…đồng thời gieo trồng những chủng tử lành trong A-lại-da thức. Tôi hiểu rằng khi tôi phóng ra một tin tức gì…với đà tiến bộ vượt bực của kỹ nghệ truyền thông hiện đại, tin tức đó có thể được hằng triệu, hằng tỉ người đọc và tác động ngay tới đầu óc của họ. Tôi nghĩ rằng chuyện cậu sinh viên ban tiến sĩ James Holmes đem đủ các loại súng vào rạp chiếu phim ở Aurora, Colorado bắn giết người xem…như trong ci-nê…là hậu quả của phim ảnh bạo lực Mỹ trong đó có phim Batman. Chuyện Anders Behring Breivik 32 tuổi người Na Uy – nơi được thế giới coi như một quốc gia hiền hòa, thánh thiện, sau khi đánh bom tại một cơ sở chính quyền, đã xách súng tới một hòn đảo nhỏ, thản nhiên bắn giết 69 người, làm bị thương 110 ngườ, năm 2011 …mà đa số họ đều là thanh niên thiếu nữ đang hồn nhiên vui chơi trong một buổi sinh hoạt picnic ngoài trời... theo tôi…là kết quả của những tin tức, những bài báo, những bài bình luận, những hình ảnh, những video … mang tính khích động, xúi giục, kỳ thị, ghét bỏ, loại trừ. Rồi ngày hôm qua 5/8/2012, một cựu chiến binh Da Trắng Mỹ đã đem súng vào bắn chết 6 tín đồ Đạo Sikh của Ấn Độ đang hành lễ ở một ngôi đền tại Milwaukee, Tiểu Bang Wisconsin, rồi sau đó bị cảnh sát bắn chết cũng chì vì ông này theo chủ nghĩa " White Supremacy" (Da Trắng Là Ưu Việt) - một tổ chức cực đoan kỳ thị chủng tộc.
Ôi cuộc đời thật vô thường! Đảo nhỏ xinh tươi Utøya của Na Uy nay bỗng dưng biến thành địa ngục. Rạp ci-nê, thánh đường bỗng biến thành phạm trường bắn giết. Nghĩ cho cùng, tất cả đều do con người gây tạo ra với nhau.
Vì hiểu rằng hạnh phúc khổ đau trên cõi đời này là do chính con người đem đến cho nhau cho nên muốn những điều ác không xảy ra thì ngay bây giờ chúng ta phải làm điều lành. Cũng giống như để cứu một hồ nước nhiễm ô chúng ta không thể quỳ gối cầu xin mà chinh chúng ta phải ngưng xả rác hoặc ngưng ném những chất độc hại xuống đó, đồng thời đưa vào hồ một dòng nước trong mát. Chân lý muôn đời là không thể diệt trừ bạo lực này bằng một bạo lực khác. Không thể có yên bình nếu con người còn tiếp tục nuôi dưỡng và cổ súy bạo lực, kỳ thị, ghét bỏ, loại trừ. Bạo lực ngày hôm nay chỉ là kết quả của cái nhân xấu của ngày hôm qua.
Tôi cũng còn đang huân tập một đức tính: Nhìn vương tôn công tử cũng giống như một kẻ hành khất, cung vàng điện ngọc của vua chúa cũng giống như ngôi nhà tranh vách đất, mối tình của công chúa, hoàng tử chưa chắc đã đẹp hơn mối tình của đôi trai gái ở làng quê, đám cưới của siêu sao, người mẫu chưa chắc đã đẹp hơn đám cưới nghèo ở một thôn bản đìu hiu, ông tỷ phủ thì cũng vậy mà người buôn gánh bán bưng cũng vậy, kẻ tri thức bằng cấp cùng minh chưa chắc đã thiện lương hơn bà già mù chữ, kim cương châu báu cũng giống như sỏi đá ven đường, nữ trang đắt giá cũng giống như vỏ sò vò ốc, quần hàng, áo hiệu cũng giống như lá che thân của con người thời tiền sử…
Huân tập như vậy là tôi nương theo lời dạy của Phật trong Kinh Viên Giác, " Này thiện nam tử! Tất cả chướng ngại là giác hoàn toàn. Chính niệm hay tà niệm đều là giải thoát. Lập được pháp hay phá pháp đều là Niết Bàn. Trí tuệ ngu si đều là Bát Nhã. Bồ Tát hay ngoại đạo thành tựu các pháp đều là Bồ Đề. Vô minh, chân như không giác cảnh giới (Phật). Giới-Định-Huệ và Dâm-Nộ- Si đều là phẩm hạnh. Chúng sinh và quốc độ đồng một pháp tính. Địa ngục, cung trời đều là Tịnh Độ. Có tính hay không tính đều thành Phật đạo. Tất cả phiền não chính là giải thoát hoàn toàn. Bể tuệ pháp giới soi rõ các tướng cũng như hư không. Đấy gọi là tính Viên Giác tùy thuận của Như Lai." (*)
Tuy nhiên trong cuộc huân tập đó, thú thực tôi như người lội dòng nước ngược, như kẻ lên thác xuống ghềnh, như kẻ tự cột mình vào một giây cao-su, một kẻ bị xiềng xích. Có lúc tôi hiu hiu tự đắc tưởng mình đã "đạt đạo" nhưng thực thế thì "trôi lăn".
-Gốc tham-sân-si vẫn còn nguyện vẹn đó.
-Lòng căm thù, ý nghĩ ghét bỏ, kỳ thị, loại trừ có từ bao đời nay không sao dứt được.
-Sự ngã mạn và "cái tôi" với tuổi đời tưởng như thu nhỏ lại nhưng thực tế lại phình to ra.
-Tôi vẫn còn nuôi dưỡng, ấp ủ và vuốt ve những thói hư tật xấu của mình.
-Tôi tự an ủi và biện minh cho những lỗi lầm và lơ là với việc sám hối.
-Tôi luôn luôn có ý nghĩ cho rằng mình đúng còn người ta thì sai.
-Tôi vẫn cho rằng mình luôn đứng ở phía chân lý còn kẻ khác là tà vạy.
-Tôi vẫn nhìn đời bằng con mắt nghi kỵ thay vì cảm thông, tha thứ.
-Tôi vẫn còn nuôi dưỡng lòng hận thù. Hận thù cả những kẻ mà tôi chưa hề gặp mặt mà chỉ nghe nói trên truyền hình, báo chí, Internet.
-Nhiễm ô bởi những tin tức, hình ảnh, báo chí, Internet hằng ngày, kho chứa hận thù trong lòng tôi cứ lớn dần lên trong khi kho chứa tình thương thì cứ vơi đi. Chắc chắn khi tôi chết đi, tôi không thể đem theo cổ phiếu, đô-la, nhà cửa, xe cộ, nữ trang ngọc ngà châu báu…nhưng thần thức, linh hồn tôi sẽ đem theo kho tàng hận thù mà tôi tích chứa từ thuở ấu thơ. Tôi sẽ làm nhiễm ô "thế giới bên kia" khi tôi gặp những ông bà cố tổ sinh ra cách đây vài ngàn năm mà tâm hồn họ rất ngây thơ, chân chất.
-Tôi vẫn thích loan truyền những tin tức xấu, hoặc nói xấu người khác hoặc những bài viết xuyên tạc, chia rẽ, đánh phá mà tôi coi đó như một khoái cảm, một thành tích.
-Tôi vẫn còn thích thủ đoạn dìm người khác để ngoi lên. Tôi có ý nghĩ sai lầm là "kẻ khác xấu thì đương nhiên mình tốt". Tôi đâu biết rằng kẻ khác xấu nhưng chưa chắc mình đã tốt. Ai có phận của người đó.
-Tôi thường tiết kiệm lời khen vì tôi nghĩ rằng khen ngợi người khác làm giảm giá trị của mình.
-Tôi bóp méo sự thực khách quan theo tình cảm yêu ghét của tôi.
-Tôi vẫn có ý nghĩ cho rằng đề cao tinh thần vị tha "chín bỏ làm mười" là tiêu cực, là yếu hèn. Phải dùng sức mạnh để chiến thắng. Tôi đâu biết rằng có những chuyện mà người ta chém giết nhau đã vài ngàn năm nhưng có giải quyết được gì đâu.
-Những ai có ý nghĩ khác với tôi, lập tức tôi sân hận rồi coi đó như kẻ thù và không hề có ý tưởng bao dung.
-Cho dù mái tóc đã điểm sương, "lực bất tòng tâm" nhưng tham vọng của tôi vẫn to lớn, lớn hơn cả như núi Tu Di. Dù ở tuổi "bất hoặc" tôi vẫn còn "ham vui" tham gia vào những cuộc bênh-chống, nay bạn mai thù, nay khen mai chê, nay ngưỡng mộ mai hạ bệ. Tôi như đứa con nít, đúng ra như cái chong chóng quay tít trong dòng đời "vô minh và vọng động" mà không sao chủ động được. Cuộc sống nội tâm của tôi tưởng êm đềm nhưng thật ra như mặt nước dợn sóng, như khỉ truyền trên cành, như ngựa phi trên cánh đồng…hoàn toàn nóng nảy, bất an và vô định.
-Dù thế giới văn minh như thế nhưng tôi vẫn thích chém giết, cổ vũ cho sự chém giết và tỏ vẻ vui mừng khi thấy ngàn vạn tấm bom trút lên đầu đất nước mà tôi căm ghét. Tôi không có tư tưởng yêu chuộng hòa bình. Tôi coi cuộc sống, con người của dân xứ đó như những lon đồ hộp, như món đồ chơi.
-Tôi vẫn còn say mê tiền bạc, ham thích sự sang cả, phù du, ảo ảnh giống như lòai thiêu thân lao vào ánh đèn rồi tan tác vì ánh điện.
-Nói tóm lại, tôi vẫn là một phàm phu tục tử.
Chính vì thế mà sự huân tập của tôi chỉ là một "hành giả" rất khiêm tốn, một lữ hành miệt mài trên con đường thiên lý có khi gục ngã giữa đường mà không bao giờ tới đích hay có khi chỉ đi lòng vòng rồi trở lại khởi điểm ban đầu, đâu vẫn hoàn đó trong tiến trình gọi là Luân Hồi.
Bạn ơi,
Con người mà chúng ta đang sinh sống, cư xử ngày hôm nay là một tổng hợp của thân thế, giáo dục, rèn luyện, hiểu biết…một tích lũy của di sản đúng-sai, yêu thương-hận thù, hoặc sự cọ sát của lịch sử trong quá khứ rồi từng giây từng phút lại bị tác động bởi hiện tại và môi trường chung quanh.
Trong một xã hội hay một cộng đồng đầy hận thù và bạo lực, chúng ta có thể bị bôi lọ, giết hại nếu chúng ta nói chuyện thương yêu, tha thứ. Trong một cộng đồng đầy tình nhân ái thì bạo lực cũng có thể không có cơ hội nảy sinh hay lộng hành. Do đó, để có một cuộc sống an lành, chúng ta cần nuôi dưỡng chủng tử lành rồi cùng lúc xây dựng một cộng đồng, một xã hội an lành.
Bạn ơi,
Tôi chỉ là một phàm phu tục tử xấu xa, đầy tội lỗi, đang cố gắng đi trên con đường thiên lý, có thể không bao giờ tới đích. Nhưng cái đích đó chính là chỗ mong ước và cầu xin hằng ngày của cả tỷ con người trên hành tinh nhỏ bé này: Đó là sự bình an cho cuộc sống của con người.
Bạn ơi, xin đừng nhân danh bất cứ cái gì để phá hoại cuộc sống an bình của con người./.
Đào Văn Bình
(California nhân Mùa Vu Lan 2012)
(*) Kinh Viên Giác, bản dịch của Cụ Thích Huyền Cơ ( Hà Nội 1951) do Phật Học Viện Quốc Tế (Hoa Kỳ) tái bản năm 1997. Đây là bộ kinh chỉ dạy cho hàng đại bồ tát. Nghe kinh này tất cả đại chúng phải nhập chánh định. Nếu không nhập chánh định mà dùng "lý trí phân biệt"của thế gian thì không thể hiểu được bộ kinh này.